Vụ bán rẻ đất vàng ở Bình Dương: Nguyễn Đại Dương “New Century” thông đồng với bố vợ

Bị cáo buộc cùng với bố vợ là Trần Văn Minh, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3-2, có vai trò chủ mưu trong vụ bán rẻ đất vàng ở Bình Dương, Nguyễn Đại Dương, chủ cũ vũ trường New Century, bị đề nghị truy tố.

Liên quan đến vụ bán rẻ đất vàng ở Bình Dương, Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Trần Văn Nam, nguyên bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XIV, cùng 20 bị can khác cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Vu ban re dat vang o Binh Duong: Nguyen Dai Duong “New Century” thong dong voi bo vo
Ông Nguyễn Đại Dương tại phiên toà do TAND quận Hoàn Kiếm mở hơn 10 năm trước. Ảnh: Đại Nam 
Trong số 21 bị can bị đề nghị truy tố còn có nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3-2 Trần Văn Minh và Nguyễn Đại Dương (con rể ông Minh) cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo kết luận, bị can Nguyễn Đại Dương biết Tổng Công ty 3-2 có khu đất 43 ha nên ngày 26-2-2010 thành lập Công ty CP Bất động sản Âu Lạc (Công ty Âu Lạc) và giao cho Nguyễn Quốc Hùng làm tổng giám đốc. Ngày 1-7-2010, Công ty Âu Lạc ký hợp đồng hợp tác với Tổng Công ty 3-2, thành lập liên doanh Công ty Tân Phú để mua 43 ha đất với giá 57.000 đồng/m2. Nguyễn Đại Dương không đứng tên trong nhóm cổ đông sáng lập, góp vốn thành lập Công ty Âu Lạc song nhờ một người đứng tên hộ 45% cổ phần.
Năm 2016, Tổng Công ty 3-2 chưa chuyển nhượng 43 ha cho Công ty Tân Phú và chưa xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty này cho Công ty Âu Lạc. Tuy nhiên, Nguyễn Đại Dương đã đàm phán với bà Đặng Thị Kim Oanh (cổ đông công ty Kim Oanh) về việc Công ty Tân Phú đã nhận chuyển nhượng 43 ha từ Tổng Công ty 3-2; Công ty Âu Lạc sẽ nhận chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú để sở hữu 100% vốn góp tại Công ty Tân Phú. Theo đó, Công ty Tân Phú sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn cho bà Đặng Thị Kim Oanh với giá 350 tỉ đồng.
Ngày 8-12-2016, ông Nguyễn Văn Minh đại diện Tổng Công ty 3-2 ký hợp đồng chuyển nhượng 43 ha đất cho Công ty Tân Phú với giá hơn 250 tỉ đồng, mặc dù theo công văn 407 thì 43 ha đất này phải bàn giao về công ty Impco (thuộc Tỉnh uỷ Bình Dương). Trong khi đó, Công ty Tân Phú mới thanh toán 140 tỉ đồng /hơn 250 tỉ đồng nhưng ngày 7-3-2017, Tổng Công ty 3-2 đã bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất này.
Ngoài ra, ông Minh còn giao cho cấp dưới ký hợp đồng chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng Công ty 3-2 tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc. Sau khi sở hữu 100% cổ phần của Công ty Tân Phú, Công ty Âu Lạc đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho doanh nghiệp khác. Từ đó dẫn đến 43 ha đất của Nhà nước chuyển sang tư nhân.
Cơ quan điều tra đánh giá, Nguyễn Đại Dương giữ vai trò xuyên suốt trong quá trình thành lập Công ty Âu Lạc, ký hợp đồng hợp tác với Tổng Công ty 3-2 để mua 43 ha đất với giá 57.000 đồng/m2; thông đồng với bố vợ để Tổng Công ty 3-2 chuyển nhượng khu đất này cho Công ty Tân Phú...
"Bị can Nguyễn Đại Dương cùng với bị can Nguyễn Văn Minh có vai trò chủ mưu, chỉ đạo điều hành, người thực hiện tội phạm, gây thất thoát tài sản Nhà nước gần 303 tỉ đồng. Trong quá trình điều tra, bị can không thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội và động cơ vụ lợi của bản thân. C03 đề nghị cần phải xử lý bằng một bản án nghiêm khắc"- kết luận nêu.
Trước khi là bị can trong vụ án này, Nguyễn Đại Dương từng biết đến là đại gia khét tiếng bậc nhất ở Hà Nội từng sở hữu chuỗi nhà hàng, showroom ôtô và đặc biệt là vũ trường New Century tại Hà Nội.
Cuối năm 2007, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy đột kích vào vũ trường New century phát hiện nhiều người tàng trữ sử dụng trái phép chất ma túy. Sau đó, bị can Nguyễn Đại Dương bị cơ quan điều tra, VKSND truy tố về hành vi chứa chấp trái phép chất ma túy và kinh doanh trái phép. Tuy nhiên, TAND TP Hà Nội sau đó đã miễn trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Đại Dương.

Người dân TP HCM đi tiêm vaccine từ 23/8 như thế nào?

Dịch Covid-19 bùng phát: Người dân TP HCM đi tiêm vaccine trong 2 tuần siết chặt giãn cách xã hội chỉ cần trình phiếu tiêm vaccine hoặc tin nhắn thông báo của cơ quan chức năng mời đi tiêm.

Trả lời câu hỏi của Zing về việc người dân đi tiêm vaccine như thế nào trong 2 tuần giãn cách, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho biết người dân chỉ cần đảm bảo 1 trong 2 điều kiện: Có phiếu tiêm ngừa vaccine; hoặc có tin nhắn thông báo của cơ quan chức năng mời đi tiêm vaccine.

Trước đó, trong ngày đầu tiên TP.HCM thực hiện 2 tuần tăng cường giãn cách (từ 22/8 đến 6/9), nhiều người dân đi tiêm vaccine bị các chốt kiểm soát chặn lại, yêu cầu quay đầu dù có tin nhắn mời đi tiêm chủng. Ông Hà cho biết Công an TP.HCM cũng nhận được phản ánh từ một số đơn vị về trường hợp không được qua chốt dù có tin nhắn mời đi tiêm vaccine.

Sắp xử phúc thẩm vụ sai phạm giao khu "đất vàng" Lê Duẩn

Liên quan đến sai phạm tại khu "đất vàng" Lê Duẩn, cuối tháng 5, ông Nguyễn Thành Tài hầu toà tại TAND TP.HCM dự kiến kéo dàu qua đầu tháng 6; đến giữa tháng 6 ông Tài lại tiếp tục ra toà phúc thẩm vụ sai phạm khác.

Nguồn tin của PLO cho biết TAND Cấp cao tại TP.HCM, vừa ấn định ngày mở phiên phúc thẩm vụ ông Nguyễn Thành Tài (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM) sai phạm giao khu đất “vàng” ở địa chỉ số 8 - 12 đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM).

Theo đó phiên phúc thẩm dự kiến sẽ mở vào ngày 15-6 tới kéo dài 2 ngày. Chủ tọa phiên toà là thẩm phán Lê Thành Văn, Chánh toà Hình sự TAND Cấp cao tại TP.HCM. 

Những khu đất "vàng" quanh Hồ Gươm gây xôn xao dư luận

(Kiến Thức) - Thời gian qua, không ít khu đất vàng quanh Hồ Gươm, Hà Nội đã gây xôn xao dư luận bởi "dính" tranh cãi, bất đồng.

g

1. Khu đất 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài

Khuôn viên nhà đất ở địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thuộc dạng nhà vắng chủ, được xây dựng từ thời Pháp thuộc gồm 2 khối nhà và một phần diện tích kho, sân chung. Sau khi chủ nhà cũ bỏ đi, Thành phố bàn giao cho Sở Nhà cửa và Trước bạ quản lý. Ảnh: Hồng Liên. 

g-Hinh-2
Từ năm 1986, Tổng cục Du lịch ký hợp đồng thuê nhà với Xí nghiệp quản lý nhà Hoàn Kiếm để làm việc. Một phần diện tích đã được cơ quan này bố trí làm chỗ ở cho nhân viên. Năm 1990, Tổng cục cải tạo, xây dựng khu nhà 6 tầng trên khu đất mặt phố Lý Thường Kiệt (diện tích 272m2) làm văn phòng. Trên vị trí khu đất vàng này có 5 đơn vị, tổ chức và 41 hộ dân đang quản lý, sử dụng. Ảnh: Hồng Liên.