Vụ án Trầm Bê: Khởi tố 25 bị can, bắt tạm giam 16 người

(Kiến Thức) - Ngoài ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang, hàng chục bị can khác đã bị khởi tố, trong đó nhiều người đã bị bắt tạm giam để điều tra.

Thông tin mới nhất liên quan đến vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa phát đi thông báo chính thức.
Theo thông tin này, Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với 25 người về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bắt giam 16 người. Trong đó, có bị can Trầm Bê (SN 1959) - nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và bị can Phan Huy Khang (SN 1973) - nguyên Tổng giám đốc Sacombank.
Vu an Tram Be: Khoi to 25 bi can, bat tam giam 16 nguoi
 Bị can Trầm Bê và bị can Phan Huy Khang.
Cụ thể, thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đơn vị đang thụ lý điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Tiên Phong Bank, Sacombank, BIDV và Ngân hàng Xây dựng.
Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 31/7/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự và ra Lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.
Cùng ngày, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ngày 1/8, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh đối với các bị can, đồng thời khẩn trương điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Mời độc giả xem video "Xử phúc thẩm đại án Phạm Công Danh" (Nguồn: VTC):
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê (58 tuổi), nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) vì có liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Hai người bị khởi tố bị can, bắt tạm giam cùng về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú cơ quan công an

(Kiến Thức) - Hiện tại, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận đối tượng bị truy nã Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, ngày 31/7, cổng thông tin điện tử Bộ Công an phát đi thông báo "nóng" về vụ viêc.
Trinh Xuan Thanh da ra dau thu co quan cong an
 Lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn ảnh:CAND.
Theo đó, ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, (SN 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội), hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.
Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, ngày 16/9/2016, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Tuy nhiên ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn. Ngay sau đó Bộ Công an đã ra quyết định ra lệnh truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh.

Liên quan đến vụ án, cơ quan công an cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với: Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc và Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC, về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đến ngày 15/2/2017, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố năm bị can về tội tham ô tài sản, gồm: Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, PVC; Lê Xuân Khánh, Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch; Nguyễn Lý Hải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch; Nguyễn Thành Quỳnh, Giám đốc Ban Kỹ thuật công nghệ, Tổng Công ty miền Trung; Lê Thị Anh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có là tình tiết giảm nhẹ hay không?

(Kiến Thức) - Ông Trịnh Xuân Thanh vừa ra đầu thú sau 1 năm bỏ trốn và bị truy nã. Hành động này có giúp nguyên chủ tịch HĐQT PVC hưởng tình tiết giảm nhẹ?

Sau một năm bỏ trốn và bị truy nã, ngày 31/7, ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966) – Nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã ra đầu thú. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ có liên quan của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).