Vợ và con gái cố Chủ tịch Korean Air hầu tòa

(VietnamDaily) - Có mặt tại Tòa án quận Seoul (Hàn Quốc) hôm 2/5 vì cáo buộc thuê người giúp việc bất hợp pháp từ Philippines nhưng vợ và con gái cố Chủ tịch Korean Air Cho Yang-ho từ chối trả lời câu hỏi của báo giới. 

Theo nguồn tin mới đây trên tờ Fox News, quả phụ và con gái của cố Chủ tịch hãng hàng không Korean Air Cho Yang-ho xuất hiện tại Tòa án quận trung tâm Seoul (Hàn Quốc) hôm 2/5 vì cáo buộc thuê người giúp việc bất hợp pháp từ Philippines.
Vo va con gai co Chu tich Korean Air hau toa
Bà Lee Myung-hee xuất hiện tại tòa. Ảnh: AP.  
Vụ kiện nối dài những rắc rối pháp lý đã bủa vây gia đình của nhà sáng lập Korean Air thời gian qua. Ông Cho Yang-ho đã qua đời ở tuổi 70 tại Los Angeles (Mỹ) hồi đầu tháng 4, chỉ vài tuần sau khi cổ đông Korean Air bỏ phiếu đẩy ông ra khỏi hội đồng quản trị vì những bê bối gia đình.
Bà Lee Myung-hee và con gái Cho Hyun-ah từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên khi có mặt tại tòa.
Tháng 12 năm ngoái, công tố viên buộc tội bà Lee Myung-hee và con gái Cho Hyun-ah vì thuê trái phép 11 người giúp việc Philippines từ năm 2013 đến đầu 2018 bằng thủ đoạn khai họ là thực tập sinh của Korean Air.
Mời độc giả xem video: Hàn Quốc đề nghị tăng án tù với cựu sếp nữ Korean Air. Nguồn: VO Media.
Vo va con gai co Chu tich Korean Air hau toa-Hinh-2
 Cho Hyun-ah, con gái ông Cho Yang-ho tại tòa án hôm 2/5. Ảnh: AP.
Các công tố viên đề xuất phạt con gái ông Cho Yang-ho 15 triệu won (gần 13.000 USD. Một số nguồn tin cho biết, Cho Hyun-ah đã thừa nhận hành vi sai trái. Trong khi đó, bà Lee tuyên bố không biết việc thuê những người phụ nữ Philippines đó lại hành vi vi phạm pháp luật.
Cho Hyun-ah, khi đó là giám đốc điều hành của công ty, phải hứng chịu cơn bão chỉ trích của dư luận Hàn Quốc hồi năm 2014 khi ra lệnh cho một chiếc máy bay của Korean Air quay trở lại sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York vì không hài lòng với cách tiếp viên phục vụ món hạt macadamia.
Cho Hyun-ah buộc phải từ chức phó chủ tịch Korean Air và bị xử tù 12 tháng, nhưng chỉ phải ngồi tù 5 tháng. Sau đó, cô em gái Cho Hyun-min cũng mất chức ở Korean Air vì hắt nước vào mặt nhân viên.
Bà Lee Myung-hee còn bị tố cáo đánh đập tài xế, nhân viên, thợ xây và rất có thể sẽ phải hầu tòa.

Gia đình Chủ tịch Korean Air Lines bị mở rộng điều tra

Chưa bao giờ có một gia đình chaebol có nhiều thành viên dính bê bối như nhà họ Cho - gia đình của Chủ tịch Korean Air Lines...

Gia dinh Chu tich Korean Air Lines bi mo rong dieu tra
 Chủ tịch Cho Yang-ho của Korean Air Lines trong một lần xuất hiện ở tòa án tại Seoul, tháng 1/2018 - Ảnh: Reuters.

Hai "công chúa" của Korean Air Lines bị bố thẳng tay sa thải

Hai “công chúa” này của Korean Air Lines là tác giả của hai vụ bê bối gây xôn xao “cốc nước nổi giận” và “hạt mắc-ca nổi giận”...

Hai chị em Heather Cho (trái) và Emily Cho - Ảnh: Korea Times.
 Hai chị em Heather Cho (trái) và Emily Cho - Ảnh: Korea Times.

Thị trường ảm đạm, công ty chứng khoán “đua nhau” báo lãi giảm quý đầu tiên của năm

Hầu hết các CTCK đều báo lãi giảm tới hàng chục phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là do thị trường chứng khoán trong quý I/2019 không thật sự thuận lợi, thanh khoản thấp.

Thi truong am dam, cong ty chung khoan “dua nhau” bao lai giam quy dau tien cua nam

Ảnh minh họa.

Trái với sự hưng phấn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm 1 năm về trước, ba tháng đầu năm 2019 diễn ra có phần ảm đạm hơn khiến bức tranh lợi nhuận của các Công ty chứng khoán (CTCK) cũng trở nên kém sắc. Hầu hết các CTCK đều báo lãi đi lùi với nguyên nhân phổ biến “diễn biến tiêu cực từ thị trường”.

Thi truong am dam, cong ty chung khoan “dua nhau” bao lai giam quy dau tien cua nam-Hinh-2

CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI), đơn vị đứng đầu về thị phần môi giới chứng khoán trong quý vừa qua đã công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế giảm hơn 50% so với cùng kỳ xuống 246 tỷ đồng.

Trong khi đó, xếp thứ hai về thị phần môi giới sàn HoSE trong quý I, CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC – mã HCM) thậm chí báo lãi trước thuế giảm tới gần 75% so với cùng kỳ, là mức giảm sâu nhất trong số các CTCK đang niêm yết.

Bên cạnh SSI và HSC, hầu hết các CTCK như CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC – mã VCI), CTCP Chứng khoán VNDIRECT (mã VND), CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (mã SHS),…đều báo lãi giảm tới hàng chục phần trăm trong 3 tháng đầu năm trong khi hiếm hoi có CTCP Chứng khoán MB (mã MBS) báo lãi trước thuế tăng nhẹ so với quý I/2018.

Thanh khoản thị trường heo hút, môi giới chứng khoán cũng “ế ẩm”

Thị trường không thực sự thuận lợi với thanh khoản chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ, khối lượng giao dịch sụt giảm đáng kể do thiếu vắng những thương vụ IPO lớn như trong quý I/2018. Hệ quả, doanh thu hoạt động của một loạt các CTCK đều đi xuống rõ rệt so với cùng kỳ chủ yếu do tác động của hoạt động môi giới và cho vay.

Điển hình trong kỳ, 3 hoạt động quan trọng cấu thành doanh thu của SSI đều sụt giảm đáng kể so với quý I/2018. Cụ thể, doanh thu môi giới quý I chỉ bằng chưa tới một nửa so với cùng kỳ trong khi lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm tới 53% và lãi từ các khoản cho vay và phải thu cũng giảm hơn 13%.

Thi truong am dam, cong ty chung khoan “dua nhau” bao lai giam quy dau tien cua nam-Hinh-3

Tương tự, doanh thu môi giới trong quý I của VNDirect cũng giảm 45% cùng kỳ xuống 91 tỷ đồng, lãi từ hoạt động cho vay và phải thu cũng giảm 28% trong khi lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chỉ bằng 1/3 quý I/2018.

Đối với HSC, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) trong kỳ chỉ bằng chưa đến 1/5 quý I/2018 với 75 tỷ đồng trong khi doanh thu môi giới giảm hơn một nửa đồng thời lãi từ các khoản phải thu và cho vay cũng giảm gần 35%. Kết thúc quý I, HSC ghi nhận doanh thu hoạt động giảm 65% xuống mức 293 tỷ đồng, mức thấp nhất trong một quý kể từ quý I/12017.

Nhiều CTCK khác như VCSC, SHS, BSC,… hay MBS dù báo lãi tăng nhẹ trong quý vừa qua, đều không tránh khỏi xu hướng sụt giảm doanh thu hoạt động.