Võ sư lập dị vừa tự treo cổ mình vừa luyện võ

Một võ sư Trung Quốc đánh cược mạng sống để chứng minh rằng ông có thể sống sót nếu ai đó treo cổ ông bằng dây thừng.

Li Liangbin, một võ sư 49 tuổi tại làng Lizhuang, huyện Định Đào, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tuyên bố rằng ông đã rèn luyện trong nhiều năm để các cơ ở cổ trở nên rắn như đá. Vị võ sư khẳng định rằng, ngay cả khi treo cổ bằng dây thừng lên cành cây, ông vẫn có thể thở bình thường, Mirror đưa tin.
Võ sư Li Liangbin treo cổ bằng sợi dây thừng để chứng minh rằng cổ của ông cứng như đá.
 Võ sư Li Liangbin treo cổ bằng sợi dây thừng để chứng minh rằng cổ của ông cứng như đá.
"Tôi luyện võ từ khi còn nhỏ. Mặc dù giờ đây tôi trở thành võ sư, nhưng tôi luôn tìm kiếm những thử thách mới để rèn thân thể'', ông nói.
Duy trì hơi thở sau khi treo cổ lên cành cây là một thách thức lớn, Li khẳng định. Nó đòi hỏi quá trình luyện tập khắc khổ để tăng độ cứng của cơ cổ, đồng thời đòi hỏi khả năng thiền. Li đã rèn luyện kỹ thuật thở trong trạng thái treo cổ trong 10 năm, đồng thời cảnh báo những người khác không nên thử kỹ thuật này.
Theo lời của Li, sống sót khi treo cổ bằng dây thừng là thử thách rất mới.
 Theo lời của Li, sống sót khi treo cổ bằng dây thừng là thử thách rất mới.
''Khi cổ treo trên dây thừng, tôi vẫn có thể luyện võ. Sau đó tôi có thể tự giải thoát cơ thể khỏi sợi dây'', ông nói. Vị võ sư nhắc lại rằng võ thuật là thứ quan trọng nhất trong đời ông.
''Mọi người đều biết các võ sư kungfu có thể đập vỡ tảng bê tông hay nhảy từ tòa nhà cao xuống đất, nhưng treo cổ là một thách thức rất mới mẻ'', ông nhấn mạnh.

Ảnh hoàn hảo về động vật qua bẫy ảnh tự động

(Kiến Thức) - Các bẫy ảnh tự động (camera trap) ghi hình bằng cảm ứng nhiệt, cho thấy những khía cạnh lạ về động vật trong môi trường sống tự nhiên.

Tạp chí động vật hoang dã BBC (BBC Wildlife Magazine) vừa tổ chức trao giải cho những tác phẩm ảnh xuất sắc nhất trong cuộc thi ảnh “camera trap” hàng năm. Tác phẩm ảnh xuất sắc nhất 2014 thuộc về hình ảnh chụp một con báo cheetah châu Á ở tỉnh South Khorasan, Iran.
Tạp chí động vật hoang dã BBC (BBC Wildlife Magazine) vừa tổ chức trao giải cho những tác phẩm ảnh xuất sắc nhất trong cuộc thi ảnh “camera trap” hàng năm. Tác phẩm ảnh xuất sắc nhất 2014 thuộc về hình ảnh chụp một con báo cheetah châu Á ở tỉnh South Khorasan, Iran. 

Có hơn 877 hình ảnh được gửi đến cuộc thi trong năm nay, tất cả sau đó được đánh giá bởi một nhóm các chuyên gia và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã. Hình ảnh con tê giác đen chụp bởi “camera trap” ở Zambia đạt giải ở hạng mục Chân dung động vật.
Có hơn 877 hình ảnh được gửi đến cuộc thi trong năm nay, tất cả sau đó được đánh giá bởi một nhóm các chuyên gia và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã. Hình ảnh con tê giác đen chụp bởi “camera trap” ở  Zambia đạt giải ở hạng mục Chân dung động vật. 

Trên dãy núi Jura, Thụy Sĩ, camera cũng ghi được hình ảnh ấn tượng, cho thấy một con linh miêu châu Âu kéo một con hoẵng vào rừng. Nó giành giải nhất hạng mục hành vi động vật.
Trên dãy núi Jura, Thụy Sĩ, camera cũng ghi được hình ảnh ấn tượng, cho thấy một con linh miêu châu Âu kéo một con hoẵng vào rừng. Nó giành giải nhất hạng mục hành vi động vật. 

Giành chiến thắng hạng mục hành vi mới thuộc về hình ảnh những con lợn lòi Pecari nằm co ro với nhau vì rét ở Peru.
Giành chiến thắng hạng mục hành vi mới thuộc về hình ảnh những con lợn lòi Pecari nằm co ro với nhau vì rét ở Peru.  

Cáo màu đỏ nổi bật trong ánh hoàng hôn vàng đậm sắc ở London, Anh.
Cáo màu đỏ nổi bật trong ánh hoàng hôn vàng đậm sắc ở London, Anh. 

Hươu đuôi đen nổi bật trên nền tuyết trắng ở Wyoming, Mỹ.
Hươu đuôi đen nổi bật trên nền tuyết trắng ở Wyoming, Mỹ. 

Hình ảnh của loài Tatu hiếm gặp được máy ảnh ghi hình.
Hình ảnh của loài Tatu hiếm gặp được máy ảnh ghi hình. 

Cú nhảy chúi mũi đáng kinh ngạc của linh dương Gazen ở khu bảo tồn động vật hoang dã Miandasht, Iran.
Cú nhảy chúi mũi đáng kinh ngạc của linh dương Gazen ở khu bảo tồn động vật hoang dã Miandasht, Iran. 

Loài dơi pallid (tên khoa học là pallidus Antrozous) trong bức ảnh “song sinh” đẹp đến kinh ngạc.
Loài dơi pallid (tên khoa học là pallidus Antrozous) trong bức ảnh “song sinh” đẹp đến kinh ngạc.

Kỳ dị những loài cây có đặc tính giống... người

(Kiến Thức) - Tường như thực vật là vô tri vô giác nhưng thế giới huyền bí lại tồn tại những loài cây mang khả năng, tính chất đặc biệt giống con người.

Biết truyền tin cho nhau. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học ở Australia cho biết, những cây ngô gốc rễ bị ngập nước phát ra và lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz mà chúng ta không hề hay biết. Đó là chính là tín hiệu truyền tin với nhau. Nhờ các tín hiệu này, chúng đã đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây.
 Biết truyền tin cho nhau. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học ở Australia cho biết, những cây ngô gốc rễ bị ngập nước phát ra và lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz mà chúng ta không hề hay biết. Đó là chính là tín hiệu truyền tin với nhau. Nhờ các tín hiệu này, chúng đã đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây.
Cây cũng chảy máu. Loài cây thân gỗ Pterocarpus angolensis ở Nam Phi có khả năng kì lạ - chảy máu. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây.
 Cây cũng chảy máu. Loài cây thân gỗ Pterocarpus angolensis ở Nam Phi có khả năng kì lạ - chảy máu. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây.
Cây biết xấu hổ và ghi nhớ. Hẳn là nhiều người đã quen thuộc với loài cây“xấu hổ” (cây trinh nữ) này. Mang tên khoa học Mimosa pudica, loài cây này có khả năng tự “thu gọn” người lại khi gặp tác động từ bên ngoài. Cây trinh nữ làm được việc này là nhờ cấu tạo lá đặc biệt của nó.
 Cây biết xấu hổ và ghi nhớ. Hẳn là nhiều người đã quen thuộc với loài cây“xấu hổ” (cây trinh nữ) này. Mang tên khoa học Mimosa pudica, loài cây này có khả năng tự “thu gọn” người lại khi gặp tác động từ bên ngoài. Cây trinh nữ làm được việc này là nhờ cấu tạo lá đặc biệt của nó.
Ngoài ra, cây trinh nữ còn có "trí nhớ" khá tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, khi nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại vào lá cây xấu hổ, nó sẽ ngưng co lá. Chúng biết được rằng nước không đe dọa sự sinh tồn của chúng và không gây ra bất kỳ tổn hại nào. Đặc biệt hơn, cây trinh nữ còn có khả năng ghi nhớ phản ứng này nhiều tuần sau đó.
 Ngoài ra, cây trinh nữ còn có "trí nhớ" khá tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, khi nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại vào lá cây xấu hổ, nó sẽ ngưng co lá. Chúng biết được rằng nước không đe dọa sự sinh tồn của chúng và không gây ra bất kỳ tổn hại nào. Đặc biệt hơn, cây trinh nữ còn có khả năng ghi nhớ phản ứng này nhiều tuần sau đó.
Đánh lạc hướng. Cây tai voi là món ăn hảo hạng cho loài sâu bướm đêm. Để ngăn chặn bị tàn phá bởi những kẻ háu ăn này, cây tai voi sẽ giả vờ mắc bệnh với nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá rất giống với vết tích để lại sau khi bị sâu ăn. Do chỉ muốn ăn những cây ngon lành, khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ tìm kiếm một chiếc lá khác.
 Đánh lạc hướng. Cây tai voi là món ăn hảo hạng cho loài sâu bướm đêm. Để ngăn chặn bị tàn phá bởi những kẻ háu ăn này, cây tai voi sẽ giả vờ mắc bệnh với nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá rất giống với vết tích để lại sau khi bị sâu ăn. Do chỉ muốn ăn những cây ngon lành, khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ tìm kiếm một chiếc lá khác.
Gọi lính đánh thuê. Cây mù tạt có khả năng sinh một chất hóa học đặc biêt để lôi kéo những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây. Cơ chế bảo vệ này phản ứng ngay sau khi xuất hiện trứng sâu bướm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị ăn mòn. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.
 Gọi lính đánh thuê. Cây mù tạt có khả năng sinh một chất hóa học đặc biêt để lôi kéo những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây. Cơ chế bảo vệ này phản ứng ngay sau khi xuất hiện trứng sâu bướm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị ăn mòn. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.
Khả năng tự vệ. Loài cây Manchineel ở Florida và Nam Mỹ nổi tiếng nhờ khả năng tự vệ và sát thủ “không ghê tay” của mình. Bất kì bộ phận nào của Manchineel cũng đều chứa độc. Chỉ cắn một miếng vào quả của loài cây này là có thể bạn phải vào phòng cấp cứu.
 Khả năng tự vệ. Loài cây Manchineel ở Florida và Nam Mỹ nổi tiếng nhờ khả năng tự vệ và sát thủ “không ghê tay” của mình. Bất kì bộ phận nào của Manchineel cũng đều chứa độc. Chỉ cắn một miếng vào quả của loài cây này là có thể bạn phải vào phòng cấp cứu.
Manchineel có loại nhựa màu trắng vô cùng độc và có tính ăn da. Chỉ một giọt cũng có thể gây mụn nước ngoài da, viêm da, sưng tấy hoặc bỏng. Vỏ cây chứa chất độc mà khi bị tác động sẽ tỏa ra loại khói độc hại, khiến đối phương nhanh chóng trúng độc, dễ dẫn đến mù lòa.
  Manchineel có loại nhựa màu trắng vô cùng độc và có tính ăn da. Chỉ một giọt cũng có thể gây mụn nước ngoài da, viêm da, sưng tấy hoặc bỏng. Vỏ cây chứa chất độc mà khi bị tác động sẽ tỏa ra loại khói độc hại, khiến đối phương nhanh chóng trúng độc, dễ dẫn đến mù lòa.
Phát tín hiệu cảnh báo. Cây ngải đắng (Artemisia tridentata) có khả năng phát đi một tín hiệu cảnh báo cho “đồng bọn” khi bị tấn công bằng việc phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Nhận được tín hiệu này, những cây ngải đắng khác nằm xung quanh sẽ sản sinh một chất hóa học riêng để xua đuổi côn trùng.
Phát tín hiệu cảnh báo. Cây ngải đắng (Artemisia tridentata) có khả năng phát đi một tín hiệu cảnh báo cho “đồng bọn” khi bị tấn công bằng việc phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Nhận được tín hiệu này, những cây ngải đắng khác nằm xung quanh sẽ sản sinh một chất hóa học riêng để xua đuổi côn trùng.