Võ sư dùng búa tạ đập vỡ đá trên chân

(Kiến Thức) - Võ sư Đào Trọng Cường thậm chí còn chống đỡ được lực đập vô cùng mạnh từ thanh cột trụ nặng tới hơn 3 tạ.

Giới hạn dành cho mỗi con người từ hàng ngàn năm nay vẫn luôn là ẩn số của nhân loại. Có những người sinh ra với tài năng thiên bẩm, nhưng cũng có những người, vì những thôi thúc trong tư duy, thần trí mà dần dần rèn luyện thân thể để đạt đến một cảnh giới mà người thường khó có thể đạt được. Trong số đó, có doanh nhân, võ sư Đào Trọng Cường – người sáng lập nên môn phái Đào Gia Thái Cực Đạo.
Tận mắt chứng kiến cảnh dùng búa tạ đập vỡ 2 viên đá xanh (có trọng lượng 10kg mỗi viên) ngay trên chân của võ sư, sau đó, toàn bộ 5 viên ngói sành có độ cứng rất cao được xếp chồng lên nhau ngay phía dưới chân ông cũng lập tức vỡ trong clip dưới đây, người ta mới thực sự tin vào những kỳ tích mà tập luyện khí công, võ học mang lại cho con người (Khuyến cáo người xem không nên tự thực hiện nếu như không có kỹ thuật).

Ở trường hợp bình thường, việc chân chịu được lực đập của búa tạ làm vỡ 2 viên đá xanh lớn đã khó chứ chưa nói đến chuyện truyền được lực ấy xuống phía dưới làm vỡ 5 viên ngói. Để làm được điều này, người học võ không chỉ phải học ròng rã từ thầy nhiều năm mà còn phải có thời gian tự nghiên cứu và tập luyện kiên trì của bản thân mình.
Võ sư Đào Trọng Cường cũng tâm sự “Tôi phải kiên trì tập luyện 30 năm, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, kể cả lúc khó khăn nhất tôi cũng không rời bỏ…” mới đạt được đến thành tựu của ngày hôm nay – điều mà ông cho rằng đó mới chỉ là “thành công phần nào…”.
Vậy giới hạn của cơ thể con người còn có thể vượt xa đến đâu, ngoài những màn biểu diễn ở trên, võ sư Đào Trọng Cường sẽ còn thi triển nhiều kỹ thuật tuyệt vời nào khác? Tất cả sẽ có trong chương trình Nóng & Lạ Khả năng võ thuật của võ sư Đào Trọng Cường, phát sóng lúc 20h15 thứ 2 (15/12), phát lại lần 1 lúc 10h15 thứ 3 và 16h45 thứ 4 trong tuần, trên sóng kênh Truyền hình An Viên.

Bí ẩn những ngôi nhà ma ở Đà Lạt

(Kiến Thức) - Những biệt thự cổ kính và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt. Cũng từ đó mà những câu chuyện bí hiểm về “biệt thự ma” xuất hiện.

Người nắm giữ nhiều bí ẩn của những ngôi biệt thự cổ kính là kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Ông là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng của Đà Lạt. Những câu chuyện kỳ bí có vẻ hoang đường, ảo ảnh… Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó.
Những biệt thự cổ kính trong sương và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt.
 Những biệt thự cổ kính trong sương và rừng thông là dấu ấn đặc trưng tạo nên sự khác biệt của Đà Lạt.
Khách du lịch hiếu kỳ đến Đà Lạt, có thể nghe đâu đó truyền miệng những giai thoại u âm và kỳ lạ. Dù cổ kính hay hiện đại, những ngôi nhà ma trở thành điểm đến, trong hành trình khám phá của du khách.
Có những biệt thự hoang vu vắng lặng, cửa đóng then cài, nhưng cũng có những ngôi nhà vẫn còn người cư trú như một thử thách của hai thế giới âm - dương cách biệt. Và sự thật thì du khách nhìn thấy ma hay không?
Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó.
Mỗi một ngôi biệt thự ở Đà Lạt đều có phong cách riêng, lý lịch riêng và một giai thoại bí ẩn của nó. 
Trong không gian u tịch lạnh lẽo dưới những cánh rừng thông Đà Lạt, nhóm phóng viên Truyền hình An Viên theo chân kiến trúc sư Lữ Trúc Phương. Họ cùng tham gia hành trình khám phá những biệt thự hoang ở đèo Prenn.
Câu chuyện lý lịch xoay quanh biệt thự hoang có nhiều màu sắc ghê rợn, khác nhau. Đó là nơi oan khốc với những cái chết hãi hùng. Một số du khách đến trú ngụ đã bị những oan hồn trở về quấy phá. Đâu là sự thật? Phải chăng nỗi ảm ảnh, mơ hồ của những người yếu bóng vía? Và những giai thoại rùng rợn được nghe kể với nhiều tình tiết khác nhau.
Có nhiều giai thoại rùng rợn về những ngôi biệt thự ma ở Đà Lạt.
 Có nhiều giai thoại rùng rợn về những ngôi biệt thự ma ở Đà Lạt.

Cây lục bình cứu sống bà lão sau 5 ngày trôi sông.

(Kiến Thức) - Cây lục bình cứu sống bà lão trôi sông ở Vĩnh Long khoảng giữa tháng 11 vừa qua là câu chuyện kỳ diệu và may mắn.

Sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm, người dân phát hiện bà lão cách nhà khoảng 8 cây số, đang nằm bất tỉnh trên một đám lục bình. Đến nay, bà Phạm Thị Mai (63 tuổi) đã hồi phục sức khoẻ và xuất viện.
Lục bình là một loại thực vật thân quen đối với người dân sông nước miền tây Nam Bộ. Lục bình còn được gọi là bèo tây được bồi bổ bởi phù sa màu mỡ của dòng sông MeKong. Chúng phát triển mạnh mẽ đến mức cản trở giao thông đường thuỷ.

Liên tiếp các động thái mới từ Truyền hình An Viên

Kể từ khi ra đời Truyền hình An Viên khá kín tiếng, hầu như không quảng bá dịch vụ. Đi kèm với sự im ắng đó là rất nhiều đồn đoán về việc Truyền hình An viên gặp nhiều khó khăn...

Trong một thời gian dài, đối lập với những hoạt động truyền thông quảng bá rầm rộ, tốn kém của các đơn vị Truyền hình trả tiền khác, người ra chỉ thấy Truyền hình An Viên âm thầm xuất hiện trong các hoạt động xã hội như tặng đầu thu cho các Chiến sỹ biên phòng, Lực lượng Công an, các hộ dân nghèo. Gần đây nhất, Truyền hình An Viên kết hợp với VinGroup đồng hành cùng quỹ nghĩa tình đồng đội của Bộ Công an với kinh phí năm đầu tiên lên tới 5 tỷ đồng, và ủng hộ gia đình các chiến sỹ Quân đội hy sinh trong tai nạn máy bay. Tin về các hoạt động này cũng chỉ xuất hiện rất hạn chế trên các phương tiện truyền thông.

Phim tài liệu Phật giáo Việt Nam trên truyền hình An Viên

(Kiến Thức) - Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak Liên hợp quốc 2014 từ 7/5/2014-10/5/2014, AVG-Truyền hình An Viên sẽ phát sóng phim tài liệu: “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”.

AVG ủng hộ gia đình nạn nhân máy bay rơi Mi-171

(Kiến Thức) - Truyền hình An Viên và Tập đoàn Vingroup ủng hộ gia đình chiến sĩ gặp nạn vụ rơi máy bay Mi-171 hơn 6 tỉ đồng.

Chiều 23/9/2014, tại Bộ Tư lệnh Thủ đô, Cục chính sách (Tổng Cục Chính Trị Quân đội Nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng) đã tổ chức lễ trao tiền hỗ trợ của Truyền hình An Viên, Tập đoàn Vingroup và UBND TP HCM cho thân nhân các chiến sĩ hy sinh, bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay nhảy dù ngày 7/7/2014.
Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn trao tiền hỗ trợ của Truyền hình An Viên và Tập đoàn Vingroup tới vợ các chiến sĩ.
Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn trao tiền hỗ trợ của Truyền hình An Viên và Tập đoàn Vingroup tới vợ các chiến sĩ.