Vợ mới sinh, anh rể thừa cơ hiếp dâm em vợ

Sang nhà vợ nhậu, lúc về em vợ xin đi cùng về thăm chị gái, anh rể nổi máu "yêu râu xanh" đưa em vợ vào nghĩa trang hiếp dâm.

Ngày 17/8, thông tin từ Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa tiến hành bắt giữ đối tượng Nguyễn Hoàng Toàn (40 tuổi, trú tại xã Thành Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Toàn là đối tượng bị Công an tỉnh Nghệ An truy nã về tội “Hiếp dâm” hơn 9 năm qua.
Vo moi sinh anh re thua co hiep dam em vo
Ảnh minh họa. 
Theo nội dung vụ án, vào khoảng 20h tối 11/6/2007, sau khi ăn nhậu xong, Toàn xin phép gia đình bên ngoại về sớm để chăm vợ mới sinh. Thấy vậy, chị N.T.H (em vợ của Toàn) xin ngồi cùng xe để qua thăm chị và cháu. Khi cả hai đi đến khu vực nghĩa trang của xã Thành Văn, thấy vắng người qua lại Toàn nổi thú tính đã dùng vũ lực hiếp dâm chị H. Báo Công an Nhân dân thông tin.
Sau khi vụ việc hiếp dâm xảy ra, Toàn bỏ trốn khỏi địa phương. Chị H. sau đó kể lại sự việc cho gia đình và trình báo cơ quan chức năng. Nhận được trình báo của nạn nhân, Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc điều tra, sau đó phát lệnh truy nã trên toàn quốc đối với Toàn.
Thiếu tá Nguyễn Xuân Dương – Đội phó đội 2, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52, Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết, sau khi bỏ trốn, Toàn liên tục di chuyển qua nhiều địa phương để trốn lệnh truy nã. Nơi gã lưu lại lâu nhất cũng chỉ 1 tháng. Năm 2008, Toàn đặt chân đến xã Ea Wy, huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk) hành nghề khoan giếng và chặt cây thuê. Báo Vietnamnet thông tin.
Tại đây, Toàn đã lập gia đình và có hai người con. Thế nhưng, dù chung sống nhiều năm, vợ con Toàn không hề biết lai lịch, cũng chưa một lần được đưa về quê nội. Khi vợ con thắc mắc, Toàn trả lời qua loa rằng ngày ở quê có đánh nhau, mọi việc đã được giải quyết xong. Tuy nhiên do sợ dư luận còn đàm tiếu, và hứa khi nào nguôi ngoai sẽ đưa vợ con về.
Nhận thấy Toàn có nhiều hành tung khả nghi, quần chúng âm thầm báo lên cơ quan công an để xác minh và sau đó xác định Toàn là đối tượng trốn nã.
Cuối năm 2015, Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an huyện Ea H’Leo mật phục bắt giữ Toàn. Tuy nhiên, một lần nữa, Toàn “độn thổ” ngay trước mắt cơ quan truy nã. Bị bắt hụt, Toàn trốn sang huyện Krông Búk, xin vào làm công nhân tại một nông trường cao su.
Qua theo dõi, cơ quan công an biết Toàn đang lẩn trốn tại đây, nhưng giữa bạt ngàn rừng cao su, có hàng trăm công nhân nên việc phân biệt, theo dõi đối tượng gặp vô vàn khó khăn.
Ngày 14/8/2016, trinh sát báo về Toàn đang trên đường trở về lán trại, cơ quan truy nã triển khai lực lượng truy bắt, buộc Toàn tra tay vào còng số 8 trong sự ngỡ ngàng.
>>> Mời quý độc giả xem video Kỳ án hiếp dâm (nguồn Youtube):

Chùm ảnh: Những con đường ngắn nhất Sài Gòn

Sài Gòn có những con đường nhỏ, thật ngắn nằm ẩn mình trong những khu phố có tuổi đời cả trăm năm mang những nét bình dị, đặc trưng riêng của người Sài Gòn.

Đầu tiên phải nói đến là con đường Đường Đỗ Văn Sửu (nằm ngay cầu Chà Và , quận 5) với chiều dài chỉ 45m. Con đường này nằm trong khu vực buôn bán sầm uất của Chợ Lớn - Sài Gòn ngày xưa. Cộng đồng dân cư ở đây cũng chủ yếu là người Hoa, sinh sống ở Sài Gòn từ rất lâu đời. Đường này bán chủ yếu các mặt hàng cơ khí, phụ kiện của ô tô. Theo những người sống lâu năm ở đây, việc buôn bán này chỉ diễn ra sau năm 1975, trước đó, khu vực này vốn là khu dân cư.
 Đầu tiên phải nói đến là con đường Đường Đỗ Văn Sửu (nằm ngay cầu Chà Và , quận 5) với chiều dài chỉ 45m. Con đường này nằm trong khu vực buôn bán sầm uất của Chợ Lớn - Sài Gòn ngày xưa. Cộng đồng dân cư ở đây cũng chủ yếu là người Hoa, sinh sống ở Sài Gòn từ rất lâu đời. Đường này bán chủ yếu các mặt hàng cơ khí, phụ kiện của ô tô. Theo những người sống lâu năm ở đây, việc buôn bán này chỉ diễn ra sau năm 1975, trước đó, khu vực này vốn là khu dân cư.
Đường Đinh Lễ (quận 4) chỉ dài 56m. Toàn bộ con đường này là không gian của chợ Xóm Chiếu. Ngôi chợ này còn là một trong những điểm ăn uống nổi tiếng của Sài Gòn.
 Đường Đinh Lễ (quận 4) chỉ dài 56m. Toàn bộ con đường này là không gian của chợ Xóm Chiếu. Ngôi chợ này còn là một trong những điểm ăn uống nổi tiếng của Sài Gòn.
Đường Đinh Lễ còn biết đến là con đường duy nhất chỉ có 1 số nhà là trụ sở Ban quan lý chợ Xóm Chiếu.
 Đường Đinh Lễ còn biết đến là con đường duy nhất chỉ có 1 số nhà là trụ sở Ban quan lý chợ Xóm Chiếu.
Ở vị trí thứ 3 là con đường Phú Định (quận 5), dài khoảng 65m, nằm giữa 02 con đường Nguyễn Án và đường Lương Nhữ Học. Nổi bật là đền Phú Nghĩa Hội quán, thờ Trần Thương Xuyên - người có công đưa người Hoa định cư ở miền Nam từ năm 1679. Con đường này thuộc khu vực sinh sống của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cũng như là một phần của Chợ Lớn ngày xưa.
 Ở vị trí thứ 3 là con đường Phú Định (quận 5), dài khoảng 65m, nằm giữa 02 con đường Nguyễn Án và đường Lương Nhữ Học. Nổi bật là đền Phú Nghĩa Hội quán, thờ Trần Thương Xuyên - người có công đưa người Hoa định cư ở miền Nam từ năm 1679. Con đường này thuộc khu vực sinh sống của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cũng như là một phần của Chợ Lớn ngày xưa.
Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất và bán lồng đèn. Những chiếc đèn lồng, mái nhà xưa cũ khiến nhiều người liên tưởng đến giống khu phố cổ Hội An khi đi vào con đường Phú Định nhất là vào dịp lễ Tết Trung Thu.
 Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất và bán lồng đèn. Những chiếc đèn lồng, mái nhà xưa cũ khiến nhiều người liên tưởng đến giống khu phố cổ Hội An khi đi vào con đường Phú Định nhất là vào dịp lễ Tết Trung Thu.
Đường Nguyễn Thiệp (quận 1) dài 90m. Có thể nói đây là một trong những con đường ngắn và lâu đời nhất Sài Gòn, gắn liền với quá trình phát triển của Thành phố từ khi người Pháp vào. Vào thời Pháp có tên là đường Carabelli. Sau này chính quyền Sài Gòn đổi tên Nguyễn Thiệp. Sau năm 1975 đường vẫn giữ tên cũ, hiện nay đường giới hạn bởi đường Đồng Khởi phố đi bộ Nguyễn Huệ.
 Đường Nguyễn Thiệp (quận 1) dài 90m. Có thể nói đây là một trong những con đường ngắn và lâu đời nhất Sài Gòn, gắn liền với quá trình phát triển của Thành phố từ khi người Pháp vào. Vào thời Pháp có tên là đường Carabelli. Sau này chính quyền Sài Gòn đổi tên Nguyễn Thiệp. Sau năm 1975 đường vẫn giữ tên cũ, hiện nay đường giới hạn bởi đường Đồng Khởi phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Chỉ dài hơn con đường Nguyễn Thiệp một chút là đường Hưng Long (Quận 10), dài 92m. Đường bị giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh và Đào Duy Từ, nằm đối diện với nhà máy bia Sài Gòn. Không ai rõ con đường này có từ khi nào. Con đường ngắn nhìn như một con phố nhỏ rất yên bình.
 Chỉ dài hơn con đường Nguyễn Thiệp một chút là đường Hưng Long (Quận 10), dài 92m. Đường bị giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh và Đào Duy Từ, nằm đối diện với nhà máy bia Sài Gòn. Không ai rõ con đường này có từ khi nào. Con đường ngắn nhìn như một con phố nhỏ rất yên bình.
Tương tự là con đường Huyền Quang (quận 1), dài 94m. Con đường ngắn, hẹp nên dễ bị lầm tưởng là hẻm. Dù vậy, tuổi đời của con đường đến cả trăm năm nay. Ngày xưa có tên gọi là đường Génibrel, rồi đổi tên là Huyền Quang từ năm 1955. Được biết, Génibrel là tên một giáo sĩ người Pháp đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu sang tiếng Pháp.
 Tương tự là con đường Huyền Quang (quận 1), dài 94m. Con đường ngắn, hẹp nên dễ bị lầm tưởng là hẻm. Dù vậy, tuổi đời của con đường đến cả trăm năm nay. Ngày xưa có tên gọi là đường Génibrel, rồi đổi tên là Huyền Quang từ năm 1955. Được biết, Génibrel là tên một giáo sĩ người Pháp đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu sang tiếng Pháp.
Đường Nguyễn Hữu Thân (quận 5), dài 95m, dẫn ra ngay cổng chính chợ Bình Tây, khu chợ sầm uất bậc nhất của cộng đồng người Hoa. Phía sau đường là bến xe Chợ Lớn. Hai bên đường, là những hộ kinh doanh của người dân buôn bán rất nhộn nhịp, tấp nập.
 Đường Nguyễn Hữu Thân (quận 5), dài 95m, dẫn ra ngay cổng chính chợ Bình Tây, khu chợ sầm uất bậc nhất của cộng đồng người Hoa. Phía sau đường là bến xe Chợ Lớn. Hai bên đường, là những hộ kinh doanh của người dân buôn bán rất nhộn nhịp, tấp nập.
Đường Phan Văn Đạt (quận 1) dài 103m cũng là một trong những con đường lâu đời của Sài Gòn. Đường nằm ngay góc công trường Mê Linh và Mạc Thị Bưởi. Được biết Phan Văn Đạt là người sĩ phu yêu nước có số phận khá bi đát, ông mất khi tuổi đời chỉ vừa tròn 33 tuổi.
 Đường Phan Văn Đạt (quận 1) dài 103m cũng là một trong những con đường lâu đời của Sài Gòn. Đường nằm ngay góc công trường Mê Linh và Mạc Thị Bưởi. Được biết Phan Văn Đạt là người sĩ phu yêu nước có số phận khá bi đát, ông mất khi tuổi đời chỉ vừa tròn 33 tuổi.
Đằng sau chợ Tân Định là con đường Mã Lộ, cũng hình thành từ lâu đời. Con đường dài 105m, giới hạn bởi đường Bà Lê Chân - Nguyễn Hữu Cầu. Cái tên Mã Lộ có từ khi đường ra đời năm 1928. Đúng như cái tên, ngày xưa đường cho xe ngựa đi hoặc chỗ để đổ xe ngựa chuyên chở hàng hóa tạm dừng nghỉ ngơi lúc đang bốc dở hàng hóa. Sau đó, khi các loại xe động cơ được nhập về, hình ảnh những cỗ xe ngựa chở người chở khách dần lui vào dĩ vãng, nhưng cái tên Mã Lộ vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ.
 Đằng sau chợ Tân Định là con đường Mã Lộ, cũng hình thành từ lâu đời. Con đường dài 105m, giới hạn bởi đường Bà Lê Chân - Nguyễn Hữu Cầu. Cái tên Mã Lộ có từ khi đường ra đời năm 1928. Đúng như cái tên, ngày xưa đường cho xe ngựa đi hoặc chỗ để đổ xe ngựa chuyên chở hàng hóa tạm dừng nghỉ ngơi lúc đang bốc dở hàng hóa. Sau đó, khi các loại xe động cơ được nhập về, hình ảnh những cỗ xe ngựa chở người chở khách dần lui vào dĩ vãng, nhưng cái tên Mã Lộ vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ.
Ngoài ra, ở Sài Gòn còn rất nhiều con đường rất ngắn mới mở như ở khu vực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) có đường Hoa Thị (dài 38m), Hoa Lài (dài 43m), Hoa Trà (dài 44m),... Tuy nhiên các con đường trên chỉ vừa mới mở còn biết người biết đến , không mang nhiều về ý nghĩa lịch sử.
 Ngoài ra, ở Sài Gòn còn rất nhiều con đường rất ngắn mới mở như ở khu vực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) có đường Hoa Thị (dài 38m), Hoa Lài (dài 43m), Hoa Trà (dài 44m),... Tuy nhiên các con đường trên chỉ vừa mới mở còn biết người biết đến , không mang nhiều về ý nghĩa lịch sử.
Đường Hoa Lài (43m) .
 Đường Hoa Lài (43m) .
Đường Hoa Thị (38m).
 Đường Hoa Thị (38m).

Thái Bình: Xe cẩu bỏ chạy sau khi va chạm khiến nữ sinh tử vong

(Kiến Thức) - Lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đang truy tìm chiếc xe cẩu bỏ chạy sau khi va chạm khiến một nữ sinh tử vong.

Thông tin ban đầu về vụ việc, vào khoảng 7h ngày 11/11, tại khu vực ngã ba phố Đông Lô – Lý Thường Kiệt (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình), chiếc xe cẩu (chưa rõ biển số) va chạm với nữ sinh Đoàn Thanh Th. (16 tuổi) khiến nữ sinh tử vong tại chỗ.
Khi xảy ra vụ tai nạn, chiếc xe cẩu không dừng lại mà bỏ chạy khỏi hiện trường khiến người dân bức xúc.