![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Lâu lắm rồi tôi mới gặp lại chị. Ở cái tuổi 43 nhưng chị chẳng khác nào đứa trẻ 13, 14 tuổi. Không phải chị trẻ mà chị nhỏ, người bé tí tẹo, chỉ còn da bọc xương…
Chị có ba đứa em. Bố mẹ chị là công nhân. Năm chị học lớp 11, bố chị mắc bệnh nặng, qua đời. Mẹ chị phải về hưu non để ra ngoài làm kiếm tiền nuôi các con ăn học. Chị học xong lớp 12 thì nghỉ, đi làm để giảm gánh nặng cho mẹ.
Thời gian dần trôi. Lần lượt ba đứa em của chị học hết phổ thông, rồi lên cao đẳng, đại học và lập gia đình. Lúc này chị đã bước vào cái tuổi mà mọi người thường cho là... ế - 32 tuổi. Ba năm sau, chị gặp anh. Anh trẻ hơn chị năm tuổi, chẳng có việc làm, gia đình cũng nghèo khó. Nhưng với suy nghĩ “có còn hơn không”, chị nhắm mắt lấy anh.
Vợ chồng chị ở nhà mẹ đẻ, cuối tuần mới về nhà chồng. Thời gian đầu, anh có vẻ “ngoan”, gia đình vợ kêu làm gì thì làm nấy. Nhìn chị và anh quấn lấy nhau như đôi sam, mọi người ai cũng mừng cho chị. Một năm, hai năm, rồi bốn năm qua đi nhưng anh chị vẫn chẳng có con. Lúc đầu ai cũng nghĩ là lỗi do chị, vì chị đã lớn tuổi. Đến bệnh viện phụ sản khám thì bác sĩ cho hay chị hoàn toàn có khả năng sinh sản, “mắc mứu” nằm ở chỗ “tinh binh” của anh quá yếu. Gia đình chị, nhất là mẹ chị khuyên hai vợ chồng chị vào TP.HCM hoặc ra Hà Nội làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng anh không đồng ý.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tinh thần, thể xác ngày càng “xuống cấp”, chị quyết định ly hôn. Nhưng chưa kịp gửi đơn ra tòa thì em gái chị chia tay chồng rồi dẫn con về nhà mẹ ở. Thế là chị phải “hoãn” ý định bỏ chồng.
Hai năm sau, khi chuyện của em gái đã lắng xuống, chị nói với mẹ sẽ bỏ chồng. Mẹ chị đỏ mặt tía tai: “Vì mẹ, mày cứ sống vậy đi. Em mày đã ly hôn, giờ mày mà ly hôn nữa, thiên hạ người ta sẽ chửi vào mặt mẹ mày đấy. Thôi thì mẹ lạy chị, chị thương lấy cái thân già của mẹ, đợi mẹ chết rồi chị muốn làm gì thì làm”…
Chị đành lặng lẽ ôm tủi nhục để sống mỏi sống mòn.
Bốn năm chồng vợ có dài lắm không mà anh thay đổi quá nhiều như thế? Mà hình như anh chỉ thay đổi khi ở nhà với vợ, còn ra đường hoặc nhận điện thoại là anh huyên thuyên như thể… lâu lắm rồi mới gặp lại bạn cũ.
Tôi và anh cùng đi làm chung công việc nhưng mỗi chiều tôi phải tranh thủ về sớm để đón con, trong khi anh bận lê la đâu đó. Mãi đến khi căn nhà nhỏ dậy mùi thức ăn anh mới trở về. Khi thì anh nói bận giúp người bạn cùng cơ quan việc này việc kia, lúc lại bảo gặp bạn cũ nên quên… về phụ vợ. Về nhà, anh ném quần áo lung tung trên bệ cửa, trên máy giặt, trên đầu giường… rồi đủng đỉnh ngồi vào bàn ăn. Tôi còn bận con chưa kịp dọn, anh vẫn ngồi yên đó chờ, khi nào tôi “nhờ” anh mới miễn cưỡng đi rinh nồi cơm, lết đôi dép lệt xệt ra chiều bất mãn đi lấy từng cái chén, từng đôi đũa mà miệng lẩm bẩm: “Tưởng có vợ được vợ hầu ai dè phải hầu vợ”. Tôi không muốn đôi co, cuộc sống đã quá nhọc nhằn rồi, hiểu được cho nhau thì tốt, không hiểu thì thôi, cần chi phải giải thích.
Ảnh minh họa.
Ngày xưa anh cũng biết chia sẻ việc nhà với tôi. Nhưng, chỉ được một thời gian ngắn, sau đó, tự dưng anh bảo: “Mấy cái việc nhà nhỏ xíu này anh quơ tay một phút là xong, nhưng anh... bận quá. Em làm luôn đi nhé!”. Là anh bận chăm chút cho “nhà” anh trên “phây”. Thời gian sau giờ cơm tối là “giờ vàng” để anh “nổ” cùng bạn bè. Anh còn bảo, anh mê “phây” là “tốt phước” cho em lắm rồi, anh mà mê nhậu, mê bồ chắc giờ này em vừa nách con vừa chạy ngoài đường lo đánh ghen ấy chứ!
Lâu lắm rồi, hình như tôi chỉ nói chuyện được tám giờ mỗi ngày khi ở công sở, thời gian còn lại là chăm con và “câm” cho chồng chú tâm “làm việc lớn”. Ngày của tôi kết thúc lúc 10 giờ đêm, cũng có khi là 11 giờ. Lên giường thì chồng đã ngủ được một giấc, sinh lực đã phục hồi, vậy là phải làm tiếp “trách nhiệm” của người vợ! Cái khoản “trách nhiệm” này cũng rất ư… trách nhiệm, vì không nghe được những thủ thỉ yêu thương của chồng, càng không có dạo đầu dạo cuối...
Tôi sợ người “câm” là tôi ngày nào đó sẽ “điếc” với những năn nỉ ỉ ôi, những hứa hẹn… muộn màng của chồng.