Vỡ đường ống cứu hỏa, chung cư An Bình City - Geleximco "ngập lụt"

(Kiến Thức) - Việc đường ống dẫn nước cứu hỏa bị vỡ làm cho tầng 21 tòa A4 chung cư An Bình City (chủ đầu tư Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Geleximco) "chìm" trong biển nước khiến cư dân "kêu trời kêu đất".

Khoảng 9h30 ngày 16/2, chung cư An Bình City (chủ đầu tư Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Geleximco)  đã xảy ra sự cố vỡ đường ống nước cứu hỏa ở tầng 21 tòa A4.
Cư dân nơi đây cho biết, họ chỉ phát hiện ra việc bị ngập khi nước chảy tràn vào trong căn hộ từ hành lang. Bên cạnh đó, thang máy cũng bị hỏng khiến nhiều gia đình phải cho trẻ em đi sơ tán bằng cầu thang bộ. Mực nước ngập ở căn hộ được xác định lên tới 30 cm làm nhiều vật dụng bằng điện, đồ gia dụng và sàn gỗ của cư dân bị hỏng.
Vo duong ong cuu hoa, chung cu An Binh City - Geleximco
Nước chảy ra từ hệ thống PCCC ở tầng 21 nhà A4. 
Cũng theo phản ánh của các chủ căn hộ, dự án An Bình City dù được chủ đầu từ Geleximco bàn giao mới vài tháng, nhưng trước đây cũng từng xảy ra sự cố tương tự ở nhà A5 trong phí dịch vụ phải bỏ ra ở mức cao.
"Nước ngập ngoài hành lang rồi chảy tràn vào nhà làm hỏng hết vật dụng gia đình của nhà tôi. Cả 12 căn hộ ở tầng 21 đều bị tràn hết vào nhà. Hồi tháng 10 năm ngoái nhà A5 cũng bị vỡ đường ống cứu hỏa. Chung cư cao cấp như vậy thì có thật sự đảm bảo an toàn không?" - một cư dân bức xúc xen lẫn lo ngại về chất lượng công trình.
Vo duong ong cuu hoa, chung cu An Binh City - Geleximco
Nước ngập vào căn hộ gây hư hại không nhỏ cho tài sản của cư dân.
Vo duong ong cuu hoa, chung cu An Binh City - Geleximco
 Người dân cho rằng nguyên nhân sự cố là do đường ống nước làm cẩu thả, kém chất lượng.
Đây không phải lần đầu tiên mà An Bình City mắc phải những lùm xùm. Trước đây, dự án này từng bị cư dân phản ánh về việc bàn giao căn hộ thiếu diện tích thông thủy so với hợp đồng mua bán. Lần này, sự cố xảy ra với hệ thống phòng cháy chữa cháy khiến nhiều cư dân lo ngại về chất lượng công trình và các hạng mục an toàn cho cư dân.
Dự án An Bình City (232 – 234 Phạm Văn Đồng, khu đô thị thành phố giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là dự án được chủ đầu tư Geleximco giới thiệu là chung cư cao cấp gồm 8 tòa nhà từ 28 đến 35 tầng với khoảng 2.800 căn hộ.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.

Chiến tranh biên giới 1979: Tri ân những người có công

Đã 40 năm sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, nhưng với nhiều người thân của các liệt sĩ, nỗi đau về sự mất mát vẫn hiện hữu. Dù vậy, những gia đình người có công vẫn luôn nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn. 

Bên cạnh đó, các chính sách đối với người có công cũng được quan tâm, trong đó có những người đã tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, ngày càng đầy đủ hơn.
Chien tranh bien gioi 1979: Tri an nhung nguoi co cong
Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN.

Tại cuộc gặp mặt đại biểu thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc mới đây, bà Vũ Thị Mỹ (70 tuổi), xã Đông Côn, huyện Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết: Chồng bà là liệt sĩ Vũ Văn Thơm đã hy sinh tại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đúng ngày 17/2/1979. Khi cán bộ trên đơn vị về thăm và trao lại kỷ vật của chồng, chỉ còn chiếc chăn và cái bút bi.

“Chồng tôi đi bộ đội từ những năm 1961. Thời còn tại ngũ, thỉnh thoảng ông ấy cũng viết thư động viên tôi và các con nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Sau khi ông ấy mất, tôi vẫn luôn nỗ lực vươn lên với sự giúp đỡ của bà con lối xóm, sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương nên đời sống cũng đã được cải thiện. Nay 3 con tôi đã trưởng thành và luôn chăm lo cho tôi. Công tác quan tâm tới các gia đình thương binh, liệt sĩ cũng ngày càng tốt hơn”, bà Vũ Thị Mỹ chia sẻ.

Còn ông Bùi Văn Tuấn, xã Đại Đồng, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho biết: Anh trai ông là liệt sĩ Bùi Văn Liên hy sinh tại đồi 400, bản Hòa Mục, xã Xuân Hòa, Hà Quảng (Cao Bằng) vào ngày 19/2/1979. Kỷ vật còn lại là lá thư chúc Tết gia đình đúng năm 1979. Theo lời mẹ ông Tuấn kể lại, đây là thư cuối cùng trước khi hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong bức thư là những lời nhớ thương, quan tâm, lo toan tới gia đình ở quê nhà dịp giáp Tết. Kết thúc bức thư, người chiến sĩ biên cương gửi gắm biết bao hứa hẹn, sự lạc quan “thư sau con viết nhiều”, “bao giờ được nghỉ phép về…”.

Cứ Tết đến, vào đúng những ngày tháng 2 lịch sử, gia đình ông Bùi Văn Tuấn lại đem lá thư đó ra để đọc cho con cháu nghe như là một lời nhắc nhở cũng như thương nhớ về người đã khuất.

Tay run run, đôi dòng lệ ngắn dài, ông Tuấn chậm rãi đọc thư: “Hà Quảng, 10/1/1979. Cha mẹ kính quý, các em thương nhớ! Cha mẹ ạ, lâu quá con không nhận được thư gia đình. Lòng con buồn không hiểu vì sao. Thư con đã gửi về cho cha mẹ tính đến nay đã hơn 2 tháng rồi. Con cứ đợi mãi không thấy tin gia đình. Ngồi buồn nhớ nhà, hơn nữa năm hết Tết đến. Năm nay chúng con ăn Tết tại đơn vị và có khả năng là ăn trước Tết… Nhớ cha mẹ và các em, vội cầm ngọn bút thay lời hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ và các em. Vui sang năm mới con chẳng biết nói gì hơn, con kính chúc cha mẹ và các em cùng toàn thể trong đại gia đình có sức khỏe thật tốt, sản xuất và học tập thu được nhiều thắng lợi. Phần con mong cho cha mẹ và các em được biết vẫn mạnh giỏi bình an. Cha mẹ không phải lo nghĩ gì đến phần con nhiều miễn làm sao lo đủ cho các em con được ăn học là con vui nhiều”.

Chien tranh bien gioi 1979: Tri an nhung nguoi co cong-Hinh-2
Bà Nguyễn Thị Sửu (áo đỏ) tại buổi gặp mặt đại biểu thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: TL. 

Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển gần 300kg ma túy đá

Lực lượng Biên phòng Hà Tĩnh vừa bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 300kg ma túy đá qua biên giới.

Thượng tá Võ Tiến Nghị, Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị phối hợp với lực lượng chức năng vừa bắt giữ một đối tượng người nước ngoài vận chuyển gần 300kg ma túy từ Lào về Việt Nam.