Vợ… dữ

Bao nhiêu năm lấy nhau, chưa bao giờ anh thấy em thể hiện sự dịu dàng của người phụ nữ.

“Dạ! Em nghe sếp ơi!”.
“Alô! Tao nè chứ sếp nào? Mày đâu rồi? Hẹn tụi tao nhậu 7h mà 7h30 chưa có mặt là sao?”.
“Sao anh? Đối tác làm khó mình à? Tình hình căng lắm sao?”.
“Đối tác nào hả? Sao lại kêu tao là anh?”.
“Sao anh? Bên đó chịu đi nhậu rồi à! Anh cứ dắt họ ra nhà hàng chỗ cũ trước đi! Dạ, chừng 30 phút nữa em có mặt. Vừa nhậu vừa bàn bạc lại, hy vọng bên đó đổi ý”.
“À! Hiểu rồi! Tao đợi ở quán nhé. Nhắn với vợ mày là dữ vừa thôi, ai mà chịu cho nổi”.
Kết thúc cuộc nói chuyện điện thoại “kinh điển” của một thằng đàn ông sợ vợ, anh dắt xe trong ánh mắt đầy hăm dọa và nghi ngờ của em. Đến quán, lại thấy tụi bạn đang hi hi ha ha, vừa cười cợt vừa nghe lại đoạn… ghi âm cuộc nói chuyện lúc nãy. Vừa ngồi vào bàn, có đứa đã hỏi thẳng: “Làm gì mà sợ vợ ghê vậy? Cứ nói thẳng có gì đâu?”. Anh chỉ ấp úng cho qua, bởi nói ra thì vạch áo cho người xem lưng, đám bạn anh làm sao hình dung được cái “sự dữ” của em.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Em có biết, con đã nói gì với anh không? Con nói: “Ba ơi! Con sợ khuôn mặt của mẹ khi giận dữ lắm”. Cũng phải thôi, khi giận, mặt em đỏ phừng phừng, lông mày chau lại, mắt trừng lên, cái miệng cong lên chực chờ tuôn ra những lời quát nạt. Anh chỉ biết an ủi: “Thôi! Con ráng đừng làm mẹ giận!”. Chỉ chút nữa là anh buột miệng: “Ba còn sợ huống gì con!”.

Con còn nhỏ, chuyện gì cũng nên từ từ uốn nắn, vậy mà suốt ngày em quát nạt con. Ai yếu tim chắc không sống được trong nhà mình, bởi thỉnh thoảng lại nghe em hét lên: “Bo! Sao giờ này không đi tắm?”, “Bo! Đã dạy rồi mà sao bài tiếng Anh có bảy điểm! Ăn gì mà ngu thế?”, “Bo! Đếm từ một đến ba mà không tắt máy vi tính là ăn đòn nha!”. Mà, em không chỉ dọa suông, Bo chậm một tý là em xách chổi lông gà ra ngay. Tội thằng bé, một tháng ăn đòn năm-sáu lần, lằn đỏ cả mông.
Đâu chỉ mình Bo bị quát nạt. Anh cũng không thoát: “Sao nói hoài mà ông cứ quên tắt đèn phòng tắm vậy hả?”, “Uống cà phê xong thì phải rửa ly chứ”, “Đi đâu mà giờ này mới về? Nhậu với nhẹt. Có ngày chết bờ chết bụi!”… Giọng em rất tốt nên em hét tận trong nhà mà tuốt đầu ngõ cũng nghe. Mới dọn về xóm này có mấy năm, em đã nổi tiếng, chết tên “Bà La Sát”.
Tự đánh giá bản thân, anh thấy mình cũng là người đàn ông không đến nỗi nào. Anh lo làm ăn, không bồ bịch, không ăn chơi, nhậu nhẹt thì mỗi tháng chỉ một - hai lần với mấy đứa bạn thân. Còn mấy khuyết điểm nho nhỏ đại khái như quên tắt đèn, bỏ đồ dơ lung tung… thì đàn ông nào chả vậy. Chuyện nhỏ như con thỏ mà em cứ phải hùng hùng hổ hổ, quát tháo ầm ĩ mới chịu. Bao nhiêu năm lấy nhau, chưa bao giờ anh thấy em thể hiện sự dịu dàng của người phụ nữ.
Đám bạn cứ bảo anh “sợ vợ”, bảo anh là thằng “râu quặp”, khích anh “Mày cứ vùng lên, làm dữ coi ai sợ ai!”. Có chứ, anh làm dữ mấy lần rồi và rút ra kết luận thảm thương: “Em dữ hơn anh!”. Em la quát, anh im lặng nhẫn nhịn là trật tự quen thuộc của gia đình. Mấy lần anh “vùng lên”, đảo lộn trật tự, quát lại em. Không ngờ, quát em một câu thì em quát lại hai câu, quát em hai câu em quát lại bốn câu. Lần ấy, giận quá, anh tát em một cái, không ngờ em trả đòn dữ dội, hết cào cấu lại đến cắn xé, thậm chí còn chạy ra sau bếp xách cả… dao lên. Anh mà làm dữ nữa chắc có án mạng thật. Hoảng quá, anh đành chạy sang nhà ngoại cầu cứu… má em mới êm chuyện. 
Còn chuyện đi nhậu, có lần em không cho đi, anh cũng cứ đi. Em gọi điện thoại mấy lần, nói: “Có chịu về chưa hả?”. Anh trả lời hùng dũng như đám bạn xúi: “Tôi không phải con của cô nha! Chừng nào muốn về tôi sẽ về!”. Em cúp máy. Nửa tiếng sau, em có mặt tại quán. Em lịch sự cười tươi chào hết đám bạn anh, kéo ghế ngồi xuống cạnh anh. Miệng vẫn cười, em khẽ kéo anh, chỉ cho anh thấy em đang giấu một con dao dưới đùi. Em thì thầm: “Một là ông về liền, hai là có án mạng, ông chọn đi!”. Thế anh đành ra về trong ánh mắt thương hại của đám bạn.
Người ta nói vợ chồng chung sống được với nhau là nhờ tình yêu, nhờ cái nghĩa cái tình. Nhưng, giữa anh và em sao chỉ thấy toàn nỗi ngán ngại. Em có nghĩ, sức chịu đựng của ai cũng có giới hạn? Già néo sẽ đứt dây?

Khó ly hôn vì chồng “thoắt ẩn thoắt hiện“

Chồng chị tuy bỏ quê, bỏ vợ con sống với người phụ nữ khác ở tít tận đâu, nhưng cứ một năm đôi lần anh ta lại đảo qua nhà...

“Đối với tôi, ông ấy mất tích thật rồi, nhưng đối với chính quyền, tòa án, ông ấy vẫn hiện diện. Thử hỏi thế thì bao giờ tôi mới ly hôn được?”. Lời giãi bày trong nước mắt của người phụ nữ nông thôn đã có hơn 5 năm trời đệ đơn xin ly hôn mà không được giải quyết, nghe thật đắng lòng.

“Lẽ nào tôi phải mang tiếng có chồng hoài?”

Chị Thung là giáo viên của một trường cấp 2 thuộc huyện ngoại thành Hà Nội. Dạy văn nên tính chị nhẹ nhàng, nhẫn nhịn, trái ngược hẳn với ông chồng thợ mộc thô lỗ và hung bạo.

Lấy nhau được vài năm, khi đứa con gái đầu lòng 2 tuổi, chị Thung bắt đầu bị chồng chửi rủa, chê bai là “nhạt nhẽo như nước ốc”. Hóa ra trong một chuyến đi đóng đồ mộc xa quê, chồng chị Thung đã phải lòng một người phụ nữ buôn chuyến.

Khi con gái chị Thung lên 3, chồng chị đã bỏ nhà đi biệt tích. Được 5 năm như vậy thì chị Thung quyết định đệ đơn xin ly hôn. Cán bộ Tòa án hướng dẫn chị phải làm thủ tục tuyên bố mất tích cho ông chồng mới giải quyết ly hôn được. Nhưng chính quyền địa phương nơi chị Thung sống thì vẫn khăng khăng khẳng định chồng chị Thung còn sống.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đến lúc này, chị Thung mới biết, chồng chị tuy bỏ quê, bỏ vợ con đi sống với người phụ nữ khác ở tít tận đâu, nhưng cứ một năm đôi lần anh ta lại đảo qua nhà mấy ông chính quyền trò chuyện dăm lời, rồi lại đi biệt tích mà không nói cho ai biết là anh ta đang ở đâu.

Làm như vậy, trong mắt chính quyền anh ta không mất tích, nên người vợ cũng khó có thể ly hôn để lấy người khác được. “Tôi không ngờ lão ta lại có mưu kế hèn hạ đến thế” - chị Thung ngao ngán nói.

Nghe chuyện của chị Thung, PV chợt nhớ đến chương trình tư vấn pháp luật “Lối thoát ly hôn” do một tờ báo thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức vào giữa năm ngoái để “mở điểm nghẽn” cho bạn đọc gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý trong quá trình ly hôn.

Trong chương trình tư vấn đó, “làm sao để ly hôn với người vắng mặt” là vấn đề nóng nhất. Có những câu chuyện thoạt nghe tưởng khó tin nhưng lại là sự thật. Ví dụ như chuyện của chị P.T.B.P. (ngụ tại P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Chồng chị có địa chỉ thường trú ở Q.3 nhưng đã bỏ đi từ năm 1995.

Sau nhiều năm đơn thân nuôi con, năm 2012 chị đến TAND Q.3 xin ly hôn nhưng Tòa án ra quyết định đình chỉ thụ lý vụ án vì chồng chị không còn ở nơi đăng ký hộ khẩu. “Lẽ nào tôi phải mang tiếng có chồng hoài?” - chị P.T.B.P khắc khoải hỏi.

Như chị P.T.B.P, chị B.T.T.K. đã phải chịu cảnh có chồng mà như không 4 năm nay. Chồng chị đã bỏ mẹ con chị về Quảng Nam sống. Chị gọi điện về quê đề nghị ly hôn, anh ta dứt khoát không đồng ý. Chị nộp đơn, Tòa án Bình Dương không nhận, đề nghị chị ra Quảng Nam. Chị ra tận Quảng Nam, Tòa ở đây cũng không cho chị đơn phương ly hôn vì anh chồng còn có mặt ở địa phương này.

Tỉnh táo để tự cứu mình

Có thể thấy, về vấn đề thủ tục ly hôn nói chung và ly hôn với người vắng mặt nói riêng, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định rất rõ ràng, đơn giản.

Nhưng trong thực tế, những vấn đề mà những người phụ nữ, đàn ông đang vướng mắc khi ly hôn với người vắng mặt lại vô cùng đa dạng. Được biết, Nghị quyết số 03 (ban hành ngày 3/12/2012) của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn phần “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực thi hành trong năm 2013 đã và đang là “lối thoát” cho những người vướng thủ tục ly hôn với người vắng mặt, mất tích. Căn cứ vào đó, rất nhiều trường hợp sẽ được tháo gỡ.

Tuy nhiên, theo các luật sư, luật có quy định nhưng trong nhiều trường hợp, chính người trong cuộc do nôn nóng, thiếu hiểu biết các thủ tục đã vô tình làm cho việc ly hôn lẽ ra đơn giản của mình ở tòa bị kéo dài, để rồi bản thân họ phải gánh chịu.

Luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM) lưu ý: khi chuẩn bị ly hôn, tuyệt đối không được suy đoán thủ tục, bởi đây là một vấn đề phức tạp, không thể tự suy đoán. Mỗi người phải tự tìm hiểu trình tự những quy định pháp luật có liên quan đến hoàn cảnh của mình.

Bên cạnh đó, khi đến tòa phải hỏi thật kỹ trường hợp của mình có những vướng mắc, khó khăn gì. Khi đã hỏi Tòa mà vẫn chưa hiểu, nên xin tư vấn từ người có chuyên môn như luật gia, luật sư. “Sở dĩ nói vậy vì khi có vướng mắc về thủ tục pháp lý, nếu không có người hướng dẫn, các đương sự sẽ rất khó dứt khoát được với cuộc hôn nhân” – Luật sư Trương Thị Hòa nhấn mạnh.

Vợ đã nói thì cấm có sai!

Cám ơn ba má vợ sinh ra cho tôi người con gái tuyệt vời, cám ơn vợ đã “dạy” tôi biết thế nào là vun đắp hạnh phúc gia đình...

“Tao có con em gái coi cũng được lắm nhưng ngặt nỗi nó có bồ rồi, chớ nếu không tao gả cho mày”. Ông bạn già của tôi một bữa buộc miệng nói như vậy.

Kết cục buồn của người đàn bà nông nổi

Chưa đến một năm sống chung với nhau, Phương thú thật với chị là Phương ngày trước chỉ bị chị quyến rũ và say mê nhất thời...

Phiên tòa ly hôn của anh Trần Văn T. khá đặc biệt vì vắng mặt người vợ. Căn phòng của TAND TP.HCM lạnh lẽo, đầy sự đau đớn, thất thần của người đàn ông bị vợ bỏ trốn theo người em trai họ.

Đánh đổi một gia đình hạnh phúc

Năm 2004, anh Trần Văn T. và chị Nguyễn Thị Thu H. lấy nhau trong niềm vui của hai bên gia đình, dòng họ. Yêu nhau hai năm, lấy nhau về, cha mẹ cho một căn nhà nhỏ gần ngoại thành để sống. Chồng đi làm công nhân, vợ bán quán, cuộc sống yên ổn. Rồi con trai đầu lòng ra đời, tưởng không gì có thể mãn nguyện hơn.

Năm 2006, anh T. bỏ công việc tại công ty may, về gom vốn, hùn với bạn bè mở một tổ hợp gia công may bao bì tại nhà. Để tiện quản lý công việc, anh gọi người em họ xa của mình từ miền Tây lên phụ giúp trong nhà.

Người em họ này tên Phương, vốn ở quê làm nghề sửa xe đạp, thu nhập thấp, gia đình lại nghèo nên 25 tuổi vẫn chưa có "mảnh tỉnh vắt vai". Lên thành phố, Phương ở nhà anh chị, phụ giúp anh họ quản lý nhân công, bỏ mối, giao hàng, khi rảnh rỗi thì phụ giúp chị dâu bưng bê quán nước trước nhà.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Công việc làm ăn mỗi lúc một khá, anh T. cũng thường xuyên vắng nhà, đi ngoại giao bên ngoài tìm mối hàng, bỏ hàng nhiều hơn. Và tất cả bi kịch gia đình anh cũng nảy sinh từ những lần vắng nhà ấy. Chẳng biết do chồng vắng nhà nhiều, hay vì vẻ hiền lành, đẹp trai của cậu em họ chồng, mà từ bao giờ chị H. bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến “cậu em”.

Chị siêng nấu nướng, và khi nấu nướng thì để ý hơn đến những món mà cậu em chồng thích ăn. Mua đồ cho chồng, bất giác chị thường mua thêm cho cậu em chồng quần áo. Đi đâu, chị cũng nhờ cậu em chở đi. Còn Phương, với sự chân chất của cậu trai quê, vẫn nghĩ là “bà chị dâu” tốt, quý mình. Cậu cũng ra sức giúp đỡ chị, như là một người đàn ông trong nhà khi anh họ mình đi xa việc kinh doanh.

Rồi mọi chuyện dần dà đi quá xa, khi Thu H. không còn giấu giếm được tình cảm của mình cho cậu em họ chồng. H. bắt đầu nói bóng gió, xa xôi. Khi thấy cậu em vẫn chưa hiểu, chị dùng sự ngọt ngào, khêu gợi của người đàn bà đã có chồng. Phương cũng đã hiểu ra ý định của chị dâu đối với mình. Ban đâu, Phương rất hoảng sợ. Thế những, với sự thuyết phục, quyến rũ, ngọt ngào của chị dâu, chàng trai mới đến tuổi trưởng thành ấy đã không thể cưỡng lại được. Phương rơi vào “lưới tình” của người chị dâu.

Thân tàn

Mối quan hệ vụng trộm diễn ra chừng hơn 4 tháng, rất say đắm, nồng nàn. Hàng xóm bắt đầu có lời xì xào. Tuy anh T. không tin chuyện ấy xảy ra, nhưng khả năng bị lộ cũng không ít. Mà nếu bị lộ ra, thì hai người họ sẽ trắng tay và đối mặt với bao hậu quả nặng nề. Vì quá say mê cậu em họ của chồng, chị H. quyết định rủ cậu bỏ trốn.

Nghe kế hoạch của chị dâu họ, Phương vô cùng hoảng hốt. Thế nhưng, lại một lần nữa, H. đã thuyết phục được cậu trai, bằng những lời âu yếm, bằng mê hồn trận giường chiếu, khiến Phương ngỡ như mình không thể sống nếu thiếu người đàn bà ấy. Sau sự chuẩn bị kĩ càng, một lần, khi chồng đi nhận mối hàng tận miền Trung, H. đã trộm hơn 150 triệu, số tiền dành dụm bao năm làm ăn của anh T. để bỏ trốn cùng với Phương.

Khi anh T. trở về sau chuyến đi 4 ngày, đau đớn thấy vợ mình đã bỏ đi với toàn bộ tiền dành dụm của hai vợ chồng, con thì gửi bên nhà chị của anh. Đau khổ, chờ trông, tìm kiếm mỏi mòn, cuối cùng, anh quyết định đâm đơn ly hôn sau khi nhận được thư xin lỗi của Phương gửi.

Thủ tục xong xuôi, hơn một năm sau, anh chính thức ra tòa, cầm tờ giấy ly hôn khi nỗi đau trong lòng còn chưa dứt. Từ đó anh một thân gà trống nuôi con, và chán đời đến mức chẳng còn muốn đi bước nữa.

Vậy mà, bẵng đi 3 năm trời, cuối năm 2013, vợ anh về nhà trong sự ngỡ ngàng của hai cha con anh. Trở về, chị không còn là người phụ nữ xinh xắn như ngày xưa, mà trong một hình dung tiều tụy. Anh sốc khi biết vợ cũ đang mang trong mình căn bệnh ung thư, và đã sống lẻ loi gần 3 năm nay, tự bươn chải kiếm sống. Chị bị ung thư giai đoạn cuối không còn sống bao lâu nên trở về để gặp con, gặp chồng xin lỗi.

Hóa ra, chị ôm tiền chạy theo tình yêu mà cũng chẳng được hạnh phúc. Sau khi họ xuống một tỉnh miền Tây, Phương và chị thuê nhà. Phương tiếp tục nghề sửa xe đạp, chị mở quán nước bán, với số tiền đang có thì khá xông xênh. Nhưng chỉ có mình chị là thấy hài lòng, còn Phương luôn dằn vặt, đau khổ và ám ảnh tội lỗi.

Chưa đến một năm sống chung với nhau, Phương thú thật với chị là Phương ngày trước chỉ bị chị quyến rũ và say mê nhất thời chứ chưa bao giờ thấy yêu thương chị. Ngay từ khi ra đi Phương đã hiểu và nhận ra sai lầm. Thời gian qua Phương đã gặp một cô gái mà cậu yêu thật lòng, cậu khao khát muốn sống trọn đời, nhưng Phương thấy mình tội lỗi. Cậu ta muốn ra đi, bỏ lại quá khứ sau lưng để làm lại từ đầu.

Nói hôm trước, hôm sau Phương bỏ đi để lại tất cả tài sản và mọi thứ, kể cả những thứ chị mua tặng Phương. Chị sống đơn độc trong đau khổ, ê chề từ đó. Rồi những cơn đau dạ dày, nôn mửa kéo dài, và chị phát hiện bị bệnh ung thư dạ dày. Bao tiền bạc điều trị cũng không ngăn bệnh tiến triển. Trắng tay, mất tất cả, chị trở về đây không xin sự tha thứ, mà để tạ lỗi. Chị nói, đó là cái giá mà mình phải nhận vì đã phản bội và hủy hoại hạnh phúc gia đình.