Vỡ đập tràn Thủy điện Ia Glae 2, chủ đầu tư lên tiếng

Chiều 23/10, Cty CP Thủy điện Khải Hoàng đã có báo cáo về sự cố vỡ đập tràn dự án Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 tại huyện Chư Prông do Cty làm chủ đầu tư.

Chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 không thừa nhận yếu tố kỹ thuật dẫn đến sự cố vỡ đập mà chỉ là do “chủ quan về mặt đánh giá thời tiết”.
Vo dap tran Thuy dien Ia Glae 2, chu dau tu len tieng
Thủy điện Ia Glae 2 với chiều dài tường bêtông bị vỡ khoảng 50m. 
Theo báo cáo sự cố của công ty này, do cấp bách hoàn thành đưa dự án vào hoạt động nên đơn vị tranh thủ lúc thời tiết nắng để thi công nhằm bù lại tiến độ trong thời gian xảy ra dịch bệnh và một số thủ tục pháp lý về nhập khẩu.
Trong lúc đang chuẩn bị thi công tiếp, một phần bê tông trọng lực sau tường theo biện pháp thi công thì trên địa bàn xảy ra mưa lớn liên tục, lượng mưa lớn làm ảnh hưởng đến thiết bị vận hành thi công bê tông và hiện trường thi công. Thời tiết có mưa đã gây ra lũ lớn làm gãy một phần tường bê tông đã thi công.
Cụ thể, tối ngày 8 và rạng sáng 9/10, trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có mưa lớn, lưu lượng nước từ thượng nguồn suối Ia Glae đổ về gây lũ và đẩy trôi một phần đập tràn của dự án Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 với chiều dài tường bêtông bị vỡ khoảng 50m.
Công ty Cổ phần Thủy điện Khải Hoàng thừa nhận sự cố gãy vỡ tường bêtông đập tràn, nhưng cho rằng đây chỉ là do sự chủ quan về mặt đánh giá thời tiết làm ảnh hưởng đến công trình.
Tuy nhiên, báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Gia Lai khẳng định, chủ đầu tư và đơn vị thi công chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung, trình tự, biện pháp thi công, dẫn dòng thi công trong mùa lũ khi thi công phần tường thượng lưu; không đảm bảo tiến độ thi công phần thân đập sau khi thi công hoàn thành phần tường thượng lưu; chưa cập nhật kịp thời tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, chưa có biện pháp gia cố, bảo đảm an toàn phần tường thượng lưu nên khi xuất hiện lũ lớn đã bị đẩy trôi.
Liên quan đến việc này, UBND huyện Chư Prông cũng đã thành lập Tổ điều tra sự cố công trình Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 để làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố (có đại diện Sở Công Thương tham gia). Trên cơ sở kết quả làm việc, tổ điều tra sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng kết luận, xử lý vụ việc, người dân trên địa bàn huyện Chư Prông lo lắng khi thủy điện đang xây dựng, chưa tích nước, nhưng đã xảy ra sự cố, không biết khi đi vào hoạt động sẽ nguy hiểm thế nào.
Dự án Nhà máy Thủy điện Ia Glae 2 có tổng quy mô công suất 12MW, nằm trên địa bàn xã Ia Ga và xã Ia Vê (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai ). Dự án do Công ty Cổ phần Thủy điện Khải Hoàng (trụ sở: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) làm chủ đầu tư; đơn vị lập thiết kế bản vẽ thi công là liên danh Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Phúc Thành, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn; đơn vị thi công xây dựng là Công ty Cổ phần Thành Đạt. Giá trị dự toán xây dựng công trình là hơn 404 tỷ đồng (sau thuế) và đang trong quá trình thi công.

Mời bạn đọc xem Video toàn cảnh sự cố vỡ đập thủy điện Ia Glae 2:

 

Bị Tòa án mở thủ tục phá sản, Đức Long Gia Lai kinh doanh lỗ - lãi thế nào?

Cổ phiếu DLG của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai bị bán tháo trong bối cảnh Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có quyết định mở thủ tục phá sản với tập đoàn này theo đơn yêu cầu của Lilama 45.3.

Mới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai có quyết định mở thủ tục phá sản với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã: DLG) sau khi xem xét đơn yêu cầu của Công ty Lilama 45.3 (tỉnh Quảng Ngãi). Nguyên nhân do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Theo đó, trong 30 ngày từ 9/10/2023, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho quản tài viên hoặc cho thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản là ông Lê Đình Nam. Giấy đòi nợ thể hiện rõ các thông tin bắt buộc là: Tổng số nợ phải trả, gồm khoản nợ, số nợ đến hạn và khoản tiền lãi đến hạn nhưng chưa thanh toán, số nợ chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và phương thức bảo đảm, số nợ không có bảo đảm mà Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải trả, khoản tiền bồi thường theo hợp đồng (nếu có).

Vì sao thủy điện Hoà Bình được ca ngợi kỳ tích thế kỷ 20?

Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn nhất thế kỷ Đông Nam Á của thế kỷ 20. Nhà máy có thiết kế nửa nằm trong núi, đòi hỏi độ chính xác cao trong kỹ thuật thi công. Lực lượng tham gia xây dựng hơn 32.000 người.

Vi sao thuy dien Hoa Binh duoc ca ngoi ky tich the ky 20?
Là công trình thủy điện lớn nhất thế kỷ Đông Nam Á của thế kỷ 20, thủy điện Hòa Bình do Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị. Công trình khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979 và khánh thành 20/12/1994. Nhà máy có thiết kế nửa nằm trong núi, đòi hỏi độ chính xác cao trong kỹ thuật thi công. Ảnh: Công thương. 

Hé mở bí mật ít biết về thủy điện cổ xưa nhất Việt Nam

Nhà máy thủy điện Ankroet xây bằng đá, được công nhận là nhà máy thủy điện lâu đời nhất Việt Nam. Nằm ẩn mình ở chốn thâm sơn cùng cốc, tổng thể công trình thơ mộng đẹp như biệt thự nghỉ dưỡng.

He mo bi mat it biet ve thuy dien co xua nhat Viet Nam
Nhà máy thủy điện Ankroet nằm sâu trong thung lũng Đankia - Suối Vàng, thuộc vùng rừng núi ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.