Vợ chồng chủ Trung Nguyên lại kiện tụng

Nguyên đơn của vụ kiện này là Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (được nhân danh bởi bà Lê Hoàng Diệp Thảo, cổ đông sở hữu 30% cổ phần phổ thông), bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Mới đây, TAND TP.HCM đã thụ lý vụ tranh chấp giữa công ty với người quản lý của Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (trụ sở 31 Tú Xương, phường 7, quận 3, TP.HCM).
Theo đó, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (được nhân danh bởi bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973), cổ đông sở hữu 30% cổ phần phổ thông taị công ty từ năm 2009 đến nay) khởi kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Vo chong chu Trung Nguyen lai kien tung
 Bà Thảo cùng người đại diện tại phiên xử ly hôn mới đây.
Nội dung vụ kiện là nguyên đơn yêu cầu tòa buộc ông Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên chấm dứt hành vi tố cáo các sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 do Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Trung Nguyên) sản xuất là hàng giả, hàng không chính phẩm.
Nguyên đơn yêu cầu tòa buộc ông Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên chấm dứt hành vi khởi kiện các nhà phân phối trong nước và tại thị trường quốc tế đang phân phối các sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 do công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Trung Nguyên) sản xuất.
Kèm theo đơn kiện trên, người khởi kiện có nộp các tài liệu, chứng cứ cho yêu cầu của mình.
Vụ án này được thụ lý theo thủ tục thông thường và đã được toà thông báo đến hai bên nguyên đơn, bị đơn. Vụ án được phân cho Toà chuyên trách là Toà kinh tế giải quyết.
Ngày 28-3, TAND TP.HCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi xem xét yêu cầu của phía nguyên đơn và các chứng cứ liên quan. Theo đó, toà thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định là cần thiết.
Căn cứ khoản 12 Điều 114 BLTTDS, toà buộc ông Vũ, đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên thực hiện các hành vi sau:
- Không được tiếp tục nhân danh Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên khởi kiện các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang hiệu "Coffee G7 cà phê hòa tan", "Coffee G7 Instantcoffee", "The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt" do chi nhánh Công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
- Làm thủ tục đình chỉ đối với các vụ kiện nhà sản xuất phân phối Sky - Blue đang do tòa án Đài Loan giải quyết và vụ kiện các nhà phân phối Blake Trading, CNL Global Co.Ltd, NJ.CO.LTD đang do tòa án Hàn Quốc giải quyết.
- Không được tiếp tục nhân danh Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên để gửi thư cảnh báo tố cáo đến các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu "Coffee G7 cà phê hòa tan", "Coffee G7 Instan coffee", "The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt" do chi nhánh Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
Được biết phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bị đơn vụ kiện, đã nhận được tin về vụ kiện này sau khi toà xử ly hôn được một ngày, cùng ngày với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Còn trong bản án ly hôn vừa xử sơ thẩm ngày 27-3, HĐXX TAND TP.HCM có nhiều phán quyết trong đó đáng chú ý là bản án chia tài sản chung của vợ chồng ông Vũ, bà Thảo là bảy công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên theo tỉ lệ 6-4 cổ phần. Đồng thời, tòa giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ số cổ phần tại các công ty này và trả chênh lệch cho bà Thảo.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM còn tuyên đình chỉ tất cả các yêu cầu khác của các bên đương sự (là ông Vũ và bà Thảo) đối với các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên phát sinh trong các hoạt động kinh doanh thương mại với tư cách là cổ đông và thành viên công ty liên quan đến việc thành lập, chuyển nhượng, hoạt động, giải thể… chuyển đổi hình thức tổ chức công ty và các hoạt động khác về kinh doanh thương mại liên quan đến tất cả công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên.
Phần tuyên án này của tòa được cho là vượt quá yêu cầu khởi kiện của các đương sự... Bản án ly hôn này hiện đang có kháng nghị của VKS cùng cấp và kháng cáo của cả hai bên.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu cỡ nào với hơn 3.000 tỷ được chia?

Với tỷ lệ phân chia 60/40 của tòa án, tổng giá trị tài sản bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chia sau vụ ly hôn cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.

Chiều 27/3, phiên tòa xét xử ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chính thức có kết luận. Theo đó, TAND TP.HCM đã quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo. Đồng thời, tòa ra phán quyết phân chia số tài sản chung của hai vợ, chồng vua cà phê, với tỷ lệ 40:60.

Giữa "tâm bão", bà Diệp Thảo lại lên tiếng đầy tâm trạng

(Kiến Thức) - Ít ngày sau khi kháng cáo và thể hiện mong muốn đoàn tụ với ông Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại bày tỏ quan điểm riêng đầy tâm trạng trên Facebook cá nhân.

Mới đây trên trang cá nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chia sẻ một triết lý về lợi ích của đức tính khiêm nhường, chịu đựng thu hút sự chú ý của nhiều người: "Khiêm nhường cũng là cách giúp bản thân thoát khỏi danh lợi và thị phi. Học cách chịu thiệt, chịu lùi lại, chịu lặng im khi bị tấn công là cách giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống và về chính mình. Đi càng xa, hành trang càng phải nhẹ. Mỗi ngày qua đi, tôi vẫn tiếp tục học hỏi thêm và biết ơn thêm cuộc sống này!".
Giua
Lời tâm sự của bà Lê Hoàng Diệp Thảo thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ảnh chụp màn hình Facebook.  

Bị “tố” giả mạo nhãn hiệu cà phê G7, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói gì?

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng gần đây trên một số trang mạng đã đưa tin Trung Nguyên cáo buộc bà Thảo đang sản xuất giả mạo nhãn hiệu G7. Đây là hành động cố tình hủy hoại uy tín của thương hiệu quốc gia.

Bi “to” gia mao nhan hieu ca phe G7, ba Le Hoang Diep Thao noi gi?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo. 
Theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, những tháng cuối năm 2017, nguồn cà phê xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới bỗng nhiên bị chững lại khi hàng loạt lô cà phê hòa tan G7 sản xuất tại Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên chi nhánh Bắc Giang bị giữ lại tại nhiều cửa khẩu. Đây là mùa cao điểm cho cà phê Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường nhân dịp Giáng sinh tại các nước phương Tây và chuẩn bị Tết âm lịch tại các thị trường châu Á lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong...