Vingroup lọt Top 100 công ty hàng đầu ASEAN

(Kiến Thức) - Tập đoàn Vingroup vừa được Standard and Poor's (S&P) bình chọn vào Top 100 công ty hàng đầu ASEAN năm 2014.

Đồng thời, Vingroup cũng được Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” Việt Nam trong công bố phát hành ngày 18/9/2014.
Royal City.
 Royal City.
Với các tiêu chí: chỉ số tín nhiệm tốt, giá trị vốn hóa thị trường, thông tin minh bạch và công ty đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ có 2 công ty Việt Nam đủ điều kiện lọt vào danh sách Top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là Vingroup (mã chứng khoán VIC) và Vinamilk (mã VNM).
Trong đó, lần đầu tiên, một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam được S&P đưa vào danh sách lựa chọn và đánh giá với các tiêu chí khắt khe của S&P. Xét về giá trị vốn hóa, Vingroup luôn thuộc top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính đến ngày 22/8/2014 khoảng 3,4 tỷ USD. Vingroup cũng đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và luôn thực hiện công bố thông tin minh bạch theo quy định.
Vinhomes Riverside.
 Vinhomes Riverside.
Về triển vọng chung, S&P đánh giá Vingroup ở mức ổn định dựa trên phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm và thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. Việc đánh giá tín nhiệm này thể hiện quan điểm của S&P về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ và đúng lúc. Xếp hạng tín dụng của S&P được xem là một chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sử dụng.
Ngay sau khi danh sách Top 100 công ty hàng đầu ASEAN của S&P công bố, ngày 18/9/2014, Vingroup tiếp tục được Tạp chí danh tiếng Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” - “Region's Best Borrower in Vietnam” Đây cũng là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam được Finance Asia đề cử và đoạt giải bên cạnh các tổ chức uy tín như: DBS Singapore, Maybank của Malaysia; PTT của Thái Lan; ICICI của Ấn Độ; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc của Hàn Quốc....
Vinhomes Times City.
 Vinhomes Times City.
Giải thưởng dựa trên đánh giá của hơn 1.000 các giám đốc tài chính, giám đốc và quản lý các quỹ đầu tư, chuyên gia phân tích uy tín hàng đầu khu vực với các tiêu chí như doanh nghiệp có tín dụng tốt, quản lý tài chính tốt, minh bạch thông tin tới nhà đầu tư, và có sự liên hệ chặt chẽ với thị trường vốn quốc tế...
Việc Vingroup liên tục được các tổ chức quốc tế độc lập và uy tín bình chọn cho thấy uy tín và tầm ảnh hưởng của Vingroup trên thị trường quốc tế ngày càng cao và đang dần trở thành một doanh nghiệp tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Standard and Poor’s (S&P) là một trong 3 tổ chức xếp hạng tín dụng lớn, độc lập và uy tín nhất thế giới hiện nay: Moody’s; Fitch; S&P. Với lịch sử gần 100 năm từ khi tiến hành công bố (từ năm 1916), xếp hạng tín dụng của S&P vẫn được xem là một chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sử dụng.
Finance Asia là một trong những tạp chí uy tín hàng đầu châu Á, không chỉ cung cấp thông tin về những xu hướng kinh tế mà còn thực hiện các báo cáo về thị trường tài chính châu Á. Đối tượng độc giả của tạp chí chủ yếu là các chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám đốc tài chính của các công ty hoặc tập đoàn; cùng các chuyên gia tài chính, nhà đầu tư và lãnh đạo các cơ quan chính phủ tại các quốc gia phát triển và thị trường tài chính lớn tại châu Âu, Mỹ và đặc biệt là châu Á.

“Lò” đào tạo quản gia cho nhà giàu Trung Quốc

(Kiến Thức) - Học viện Quản gia Quốc tế tại một Trung Quốc có mức học phí “ngất ngưởng” lên tới 18.145 USD/khóa (hơn 386 triệu đồng).

Các khóa học của học viện này diễn ra tại một biệt thự hạng sang ở Thành Đô, Trung Quốc. Giảng dạy tại học viện đều là những quản gia nổi tiếng đến từ Thụy Sỹ, Bỉ, Mỹ và Canada.

Các khóa học của học viện này diễn ra tại một biệt thự hạng sang ở Thành Đô, Trung Quốc. Giảng dạy tại học viện đều là những quản gia nổi tiếng đến từ Thụy Sỹ, Bỉ, Mỹ và Canada.

Vietjet Air bị “ném đá” vì mời Ngọc Trinh mặc bikini quảng cáo

(Kiến Thức) - Khá nhiều ý kiến tỏ thái độ khó chịu, "ném đá" hãng hàng không Vietjet Air với hình ảnh quảng cáo phản cảm này.

Trên Facebook cá nhân, người mẫu Ngọc Trinh đăng hình ảnh mặc bikini trên một chiếc máy bay với status: "Chụp quảng cáo cho VietJet Air suốt 12 tiếng liên tục, từ 9h sáng đến 9h tối... Hôm nay, phải tạo dáng trên máy bay dưới trời đổ nắng, đổ mồ hôi nhưng khuôn mặt vẫn phải tươi". Cùng với đó là những shoot hình quảng cáo cho Vietjet Air vừa được hoàn thành ngày 18/9. Toàn bộ những bức hình đều là hỉnh ảnh các nữ người mẫu trong trang phục bikini tạo dáng phản cảm bên máy bay của Vietjet Air. 
 
Tuy nhiên, status này của Ngọc Trinh không tồn tại lâu vì cô đã xóa ngay sau đó. Mặc dù vậy, nó cũng đủ để khiến dư luận bàn tán. Nhiều ý kiến đã tỏ rõ thái độ thất vọng trước cách xây dựng hình ảnh của hãng hàng không VietJet Air. Nguyên nhân chính là tư thế tạo dáng của Ngọc Trinh, Linh Chi trong loạt hình này khá chướng mắt người xem.  Đa số các bình luận đều cho rằng, ý tưởng quảng cáo của Vietjet Air quá lố, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Các chân dài tạo dáng đầy "khiêu khích" trong loạt ảnh quảng cáo của Vietjet Air. Ảnh: FBNV.
Các chân dài tạo dáng đầy "khiêu khích" trong loạt ảnh quảng cáo của Vietjet Air. Ảnh: FBNV.