Viettel Construction đặt kế hoạch lãi đi ngang, cổ tức 10-20%

(Vietnamdaily) - Viettel Construction vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2021 với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhẹ so năm trước.

Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction, CTR) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu hợp nhất đạt 6.600 tỷ đồng, tăng trưởng 3,4% và lợi nhuận sau thuế 276 tỷ đồng, tăng 0,6% so với thực hiện năm 2020, tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả ở mức 10-20%.
Trong đó, tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 6.009 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 269 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh năm trước, Viettel Construction đạt doanh thu 6.360 tỷ đồng, tăng gần 25% và lợi nhuận sau thuế 273,73 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước.
Viettel Construction dat ke hoach lai di ngang, co tuc 10-20%
CTR có kế hoạch chia cổ tức 10-20%. 
Công trình Viettel là đơn vị vận hành khai thác mạng lưới hạ tầng lớn nhất Việt Nam khi trực tiếp vận hành hạ tầng viễn thông của Tập đoàn mẹ - Viettel cả ở trong nước và nước ngoài.
Theo lãnh đạo, mục tiêu đến năm 2025, công ty sẽ trở thành nhà đầu tư và cho thuê hạ tầng (TowerCo) hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty cũng mở rộng cung cấp dịch vụ xây dựng, VHKT ra ngoài Viettel và thị trường nước ngoài; Phát triển các giải pháp năng lượng sạch, cơ điện thông minh.
Kế hoạch đến năm 2025, doanh thu Viettel Construction đạt 11.500 tỷ đồng và lợi nhuận 518 tỷ đồng, duy trì ROE cao và ổn định với mức trung bình 16%; ROA từ 4-5% trong giai đoạn 2021 – 2025.
Dù vậy, lãnh đạo công ty tin rằng sẽ hoàn thành vượt xa kế hoạch trên, doanh thu năm 2025 có thể lên đến 1 tỷ USD (khoảng 23.500 tỷ đồng), tỷ trọng doanh thu ngoài tập đoàn lên tới 50%.
Trong một báo cáo gần đây, CTCK Bản Việt (VCSC) dự báo Viettel Constrution sẽ sớm trở thành Towerco số 1 Việt Nam. Viettel Constrution bắt đầu xây dựng trạm viễn thông của riêng mình vào năm 2019 và nhanh chóng trở công ty lớn thứ 2 với 1.000 trạm viễn thông tính đến quý 3 năm 2020.
Trong khi đó, công ty số 1 là OCK - một Towerco Malaysia chỉ có 2.300 trạm viễn thông. Được hỗ trợ bởi bề dày kinh nghiệm xây dựng và vận hành toàn bộ mạng lưới trạm viễn thông của Viettel (chiếm 43% tất cả các trạm viễn thông tại Việt Nam), Viettel Constrution có chi phí và khả năng đảm bảo địa điểm trạm vượt trội.
Ngoài ra, với chi phí gia tăng không đáng kể khi cho thuê thêm nhiều MNOs (nhà khai thác mạng di động) trên một trạm viễn thông hiện có, có Viettel là khách thuê chính cho phép Viettel Constrution cung cấp giá thuê cạnh tranh cho các MNOs khác

Viettel bán đấu giá hơn 7,7 triệu cổ phiếu CTR với giá 43.100 đồng/cp

(Vietnamdaily) - Nếu phiên đấu giá thành công, Viettel sẽ giảm sở hữu CTR từ 73,22% xuống 52,22%.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đăng ký bán đấu giá hơn 7,7 triệu cổ phiếu, tương đương 11% vốn Tổng công ty Công trình Viettel (CTR). 

Giá khởi điểm cho CTR là 43.100 đồng/cp, thấp hơn 10% so với thị giá. Theo đó, Viettel dự thu tối thiểu 333 tỷ đồng. Nếu phiên đấu giá diễn ra thành công 100%, Viettel sẽ giảm sở hữu CTR từ 73,22% xuống 52,22%.

19 nhà đầu tư đăng ký mua 57% vốn CTR mà Viettel mang ra đấu giá

(Vietnamdaily) - Chỉ 57% vốn Công trình Viettel do Viettel rao bán được 19 nhà đầu tư đăng ký đấu giá.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), có 19 nhà đầu tư trong nước đăng ký mua tổng cộng 4,4 triệu cổ phiếu CTR của Công trình Viettel (Viettel Construction), tương đương 57% vốn do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đem ra đấu giá (7,75 triệu cổ phần).

Trong đó, 17 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua gần 2,9 triệu cổ phần, trong khi 2 tổ chức đăng ký mua hơn 1,5 triệu cổ phiếu. Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào 14h00 ngày 7/12 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Cả trăm mét sông bị Cty Thăng Long san lấp trái phép: Hạt quản lý đê Sóc Sơn nói gì?

(VietnamDaily) - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn đã lập biên bản đối với Công ty Thăng Long khi đổ đất san lấp sông, dựng trạm trộn bê tông trái phép ở ngã ba sông Công - sông Cầu.

Liên quan đến việc cả trăm mét sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) bị san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi, chiều ngày 29/3, PV Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn (thuộc Chi cục phòng, chống thiên tai Hà Nội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội).
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?
Cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu (xã Trung Giã) bị san lấp trái phép.
Bước đầu, ông Bảo cho biết mấy tuần qua Hạt quản lý đê Sóc Sơn có lập biên bản một trường hợp là Công ty Thăng Long đổ đất lấn chiếm bãi sông ở khu vực nói trên và đề nghị địa phương xử phạt.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-2
Những khối đất đát đổ lấn ra phía lòng sông với quy mô khủng.
Khi PV đề cập đến nội dung hiện trạng khu vực vi phạm, đến thời điểm này ra sao, cơ quan chức năng đã xử lý, giải tỏa hay chưa? Vị Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn chỉ nói: “Cả huyện và xã vẫn đang đôn đốc để xã giải tỏa. Chức năng nhiệm vụ thì Hạt chỉ lập biên bản”.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-3
 Tại vị trí san lấp trái phép còn "mọc" lên một trạm trộn bê tông không phép vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều.
Thực tế, cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu đã bị san lấp trái phép. Hoạt động này diễn ra công khai, rầm rộ với quy mô khủng, hủy hoại bờ sông, làm biến dạng mặt bằng của đất khiến đoạn dòng chảy qua đây bị thu hẹp lại, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều. Thế nhưng, không hiểu vì sao khi sự việc đã rồi, Hạt quản lý đê Sóc Sơn mới “mò” đến lập biên bản theo như lời ông Bảo nói là làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, rồi chính quyền địa phương thì “rục rịch” xử lý?