|
1. Được phát hiện ở thánh địa Mỹ Sơn, Bảo vật quốc gia - đài thờ Mỹ Sơn E1 có niên đại từ thế kỷ 12 - 13, là một hiện vật mang giá trị nghệ thuật nổi bật của vương quốc Chăm pa cổ. Đài thờ này được làm bằng đá sa thạch, gồm 12 khối đá ghép thành hình vuông, cao 65 cm, dài 353 cm, rộng 271 cm. |
|
Hiện vật được trang trí tinh xảo trên cả bốn mặt. Mặt trước đài thờ Mỹ Sơn E1 là một bậc cấp nhỏ, thành của bậc cấp là một bức chạm tả cảnh ba người trong điệu múa khăn. Hai bên bậc cấp là hai phiến đá chạm khắc hai vòm cuốn, mô phỏng theo hình dáng các vòm cuốn trên các cửa tháp. |
|
Hình tượng con người trang trí trên đài thờ rất phong phú và sinh động, được các nhà nghiên cứu phỏng đoán là cảnh sinh hoạt tôn giáo và ẩn dật của các tu sĩ. Người ra còn có hình ảnh nhiều loại động vật khác nhau. Bố cục và điêu khắc trên đài thờ mang tính biểu tượng rất cao. |
|
Các nhà nghiên cứu đánh giá, đài thờ Mỹ Sơn E1 là hiện vật tiêu biểu cho loại hình đài thờ tại ở Mỹ Sơn, đình hình nên một phong cách nghệ thuật Mỹ Sơn E1. Đây là là cứ liệu quan trọng giúp giải mã các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng, mỹ thuật của thánh địa Mỹ Sơn và vương quốc Chăm Pa. |
|
2. Đài thờ Đồng Dương là tên gọi của đài thờ lớn được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm. |
|
Đài thờ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia này gồm các phiến đá lớn chạm được chạm khắc tinh xảo và ghép lại với nhau. Đáng chú ý, phía trên đài thờ có một một tượng Phật được coi là tượng Phật lớn nhất của vương quốc Chăm Pa từng được phát hiện. |
|
Cách tạc tượng và trang trí hoa văn trên các phiến đá của đài thờ này thể hiện sự thay đổi trong cách rõ rệt khi so sánh với đài thờ Mỹ Sơn E1. Đài thờ Đồng Dương cùng các tác phẩm điêu khắc Chăm có đặc điểm tương tự đã đình hình nên một phong cách riêng, gọi là "phong cách Đồng Dương". |
|
Trên phương diện lịch sử, đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. |
|
3. Được tìm thấy ở làng Trà Kiệu (Quảng Nam) vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Bảo vật quốc gia - đài thờ Trà Kiệu có niên đại từ thế kỷ 7-8, là một cổ vật đặc sắc, ấn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp của vương quốc Chăm Pa cổ. |
|
Hiện vật được làm từ đá sa thạch, có chiều cao 128 cm; dài 190 cm; rộng 190 cm, được ghép lại từ nhiều phần rời. Kết cấu đài thờ có ba phần: Phần thứ nhất là bệ hình vuông, phần thứ hai là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau, phần thứ ba là chiếc linga đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai. |
|
Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo các nhân vật trong hình dáng, tư thế khác nhau. Lối tạo hình này tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật Chăm Pa đặc trưng – phong cách Trà Kiệu. |
|
Các chuyên gia đánh giá đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chăm Pa có tên gọi là Simhapura cách đây 1.000 năm (ngày nay thường được gọi là thành cổ Trà Kiệu). |
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.