Người Hà Nội tấp nập ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ ngày mùng 1 Tết

Đối với nhiều người dân Hà Nội, xin chữ sáng mùng 1 Tết Nguyên đán tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một truyền thống, thói quen từ lâu đời để cầu mong cho năm mới thành công.

 
Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet
 

Sáng sớm 25/1 (tức mùng 1 Tết Canh Tý), đường phố thủ đô Hà Nội vắng vẻ nhưng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Ba Đình) người dân đã nô nức cùng gia đình tới xin chữ ông đồ, cầu mong cho một năm 2020 thành công, viên mãn.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-2
 

Thời tiết có mưa phùn nhẹ, hơi se se lạnh. Sân Khu Đại Thành xuất hiện nhiều dãy người đứng xếp hàng, chờ đến lượt xin chữ của ông đồ. Người dân sẽ mua giấy tại một vực riêng giá 100.000 đồng/tờ, sau đó tới các gian ông đồ để xin chữ với giá 50.000 đồng/chữ.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-3
 

Ông Tuấn Anh (áo đen) dẫn 2 con và 2 cháu tới Văn Miếu từ 8h. Chia sẻ với Zing.vn, ông mong muốn 2020 sẽ là năm bình an với đại gia đình của mình. "Tôi mong các thành viên trong gia đình sẽ dồi dào sức khỏe và hòa thuận với nhau", ông nói.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-4
 

"Xin chữ đầu năm là tục lệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Kết thúc một năm cũ, người dân chào đón năm mới với nhiều hy vọng mới, mục đích mới", ông đồ Minh Châu cho biết.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-5
 

Tại Văn Miếu, có 3 gian và 4 ông đồ viết chữ cho người dân. "Mỗi người xin chữ sẽ có những mong muốn, ước nguyện khác nhau. Với người kinh doanh sẽ mong 'Công thành danh toại', với những người làm nghề y, nghề giáo, tôi sẽ cho chữ 'Đức', 'Tâm'. Nhiều nhất là những học sinh, sinh viên xin cho một năm mới học hành thuận lợi, giỏi giang, xin chữ 'Đăng khoa', 'Đỗ đạt' ", một ông đồ cho biết.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-6
 

Ông đồ Nguyễn Minh Châu (áo đỏ, 88 tuổi, thành viên CLB Unesco Thư pháp Việt Nam) cho biết đã viết chữ thư pháp được gần 30 năm. "Tôi bắt đầu viết chữ cho người dân tại Văn Miếu từ những năm 2000. Những ngày thường, tôi được Ban quản lý Văn Miếu mời viết chữ thư pháp cho khách du lịch", ông nói với Zing.vn và cho rằng xin chữ đầu năm là tục lệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-7
 

Chị Thanh Hương (áo hồng, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho 2 con đi xin chữ "Hiếu học" và "Tài". Chị cho biết đây là năm thứ 3 chị cho các con đi xin chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. "Cả 3 năm gia đình tôi đều xin chữ của một ông đồ, năm vừa rồi là một năm suôn sẻ với tôi và các thành viên", chị nói và cho biết truyền thống của gia đình về ngày đầu tiên của năm mới là luôn hướng tới việc học, đặc biệt là khi 2 con của chị vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-8
 

Bên cạnh việc xin chữ thư pháp trực tiếp từ các ông đồ, người dân có thể mua những chữ thư pháp đã viết sẵn bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm với nhiều mức giá 100.000 đến 200.000 đồng/chữ.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-9
 

Bên cạnh người Hà Nội, nhiều đoàn khách du lịch cũng tới tham quan, hòa mình vào không khí Tết Nguyên đán cổ truyền của Việt Nam.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-10
 

Sau khi xin chữ từ ông đồ, mọi người sẽ mang chữ vào Nhà Đại Bái trong Văn Miếu để cầu cho mong ước từ những con chữ thành sự thật trong năm 2020.

Nguoi Ha Noi tap nap o Van Mieu - Quoc Tu Giam xin chu ngay mung 1 Tet-Hinh-11

Bà Hằng (60 tuổi, ở quận Ba Đình) tới Văn Miếu một mình sáng mùng 1 để cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe cho cả gia đình. Các thầy đồ sẽ viết chữ tại sân Khu Đại Thành chỉ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, từ ngày mai Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tổ chức xin chữ đầu năm ở bên ngoài, khu vực đường vào. 
Theo Zing

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN