Việt Nam vẫn chưa mua siêu tên lửa hành trình BrahMos

(Kiến Thức) - Theo phát ngôn viên liên doanh BrahMos Aerospace, Việt Nam vẫn chưa có cuộc đàm phàn nào về việc mua tên lửa hành trình BrahMos.

Phát biểu tại Triển lãm An ninh và Quốc phòng ở Bangkok, phát ngôn viên liên doanh BrahMos Aerospace nói với RIA Novosti rằng, một số quốc gia Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Indonesia đã thể hiện sự quan tâm tới việc mua tên lửa hành trình BrahMos. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán chính thức vẫn chưa bắt đầu.
"Đông Nam Á là thị trường đầy hứa hẹn với chúng tôi. Trong triển lãm lần này, các quan chức Bộ Quốc phòng Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines đã có các cuộc viếng thăm chúng tôi. Tuy không có cuộc đàm phán chính thức nào, nhưng có một xác suất cao họ sẽ trở thành khách hàng của chúng tôi trong tương lai", người phát ngôn nói.
Viet Nam van chua mua sieu ten lua hanh trinh BrahMos
 Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng mặt đất. Thiết kế này được phát triển bởi BrahMos Aerospace được thiết lập trên cơ sở hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Nền tảng thiết kế phát triển BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (Việt Nam đã nhập khẩu). Chữ BrahMos là tên viết tắt của 2 con sông nổi tiếng của 2 nước: Brahmaputra và Moskva.
Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Đơn giá một quả tên lửa khoảng 2,7 triệu USD.

Việt Nam, Indonesia muốn mua tên lửa diệt hạm BrahMos?

(Kiến Thức) - Quan chức liên doanh BrahMos Aerospace tuyên bố rằng, một vài nước ở Đông Nam Á đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua tên lửa diệt hạm BrahMos.

Mỹ bất lực trước tên lửa hành trình BrahMos (2)

(Kiến Thức) - Qua giả thiết của Defence News thì các tàu chiến Mỹ gần như khó có khả năng đạt tỉ lệ đánh chặn 100% tên lửa hành trình BrahMos.

Tạm dừng nhắc đến các tàu chiến Mỹ, hãy đến với một cái tên Ấn Độ - tàu khu trục tên lửa INS Kolkata. Với 16 tên lửa hành trình diệt hạm Brahmos và 32 tên lửa phòng không Barak-8, INS Kolkata là một trong những tàu chiến mạnh của Ấn Độ. 
Đặc biệt, cần lưu ý tới tên lửa phòng không Barak-8, đây là loại tên lửa được Isarel trang bị cho các tàu chiến để chống lại tên lửa Yakhont (nguyên mẫu gần với BrahMos). Các tàu chiến Isarel chỉ mang các tên lửa phòng không tầm ngắn, và cũng rất thiếu các hệ thống radar hiện đại chuyên dùng để đối phó với tên lửa diệt hạm siêu âm như Yakhont. Trong hoàn cảnh đó, rất cần một loại tên lửa phòng không có khả năng cơ động cao, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, và có kích thước vừa phải. Câu trả lời chính là Barak-8, có tin cho hay Ấn Độ đã sử dụng những dữ liệu bí mật về tên lửa diệt hạm Brahmos để thiết kế loại tên lửa phòng không này.