Việt Nam thử nghiệm tàu tên lửa Molniya tự đóng

(Kiến Thức) - Nhà máy đóng tàu Ba Son đã bắt đầu thử nghiệm tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya đóng trong nước theo giấy phép từ Nga.

Theo ARMS-TASS, Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm các tàu tên lửa Project 12418 Molniya được doanh nghiệp đóng tàu quốc gia xây dựng theo giấy phép sản xuất của Nga.
"Hai tàu đầu tiên được đóng tại Việt Nam bắt đầu bước vào thử nghiệm”, Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Rybinsk Vympel Oleg Belkov cho biết.
Ông này cho biết thêm rằng, hai tàu tiếp theo của Việt Nam đang lắp đặt thiết bị và hai tàu khác tiếp tục việc đóng thân tàu.
Một trong 2 tàu Molniya đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
Một trong 2 tàu Molniya đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
"Sau kết quả thử nghiệm 2 tàu tên lửa tàu đầu tiên, phía Việt Nam sẽ thông qua quyết định việc sản xuất 4 tàu lớp Molnya nữa”, ông Oleg Belkov nói. Như vậy, tổng cộng có thể Việt Nam sẽ đóng 8 chiếc Molnya. Trước đó, ông Belkov từng tiết lộ rằng Việt Nam sẽ đóng khoảng 10 chiếc loại này.
Cũng theo ông này, nhà máy đóng tàu Vympel đang giúp đỡ Việt Nam đóng các tàu tên lửa lớp Molnya Project 12418. Toàn bộ quá trình đóng tàu đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.
Quá trình cung cấp thiết bị (phụ tùng, linh kiện) để đóng tàu cho phía Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2010 trong khuôn khổ một bản hợp đồng trị giá 30 triệu USD, và sẽ kéo dài đến năm 2016.
Tàu tên lửa Molnya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương
Việt Nam trước đó đã mua 2 chiếc Molniya từ Nga và đang phục vụ tại Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân.
 Việt Nam trước đó đã mua 2 chiếc Molniya từ Nga và đang phục vụ tại Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân.
Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molnya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molnya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.

Tận mắt mô hình siêu hạm Incheon II của Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Siêu hạm Incheon II của Hải quân Hàn Quốc trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, vũ khí chống tàu và chống ngầm mạnh mẽ.

Gần đây, Tập đoàn đóng tàu hãng Daewoo Shipbuilding And Engineering Marine (DSME) lần đầu công khai hình dáng và trang bị vũ khí của tàu hộ vệ đa năng Incheon II.
 Gần đây, Tập đoàn đóng tàu hãng Daewoo Shipbuilding And Engineering Marine (DSME) lần đầu công khai hình dáng và trang bị vũ khí của tàu hộ vệ đa năng Incheon II.

Một vòng thăm quan triển lãm an ninh Nga

(Kiến Thức) - Triển lãm an ninh Nga 2013 trưng bày nhiều loại trang bị hỗ trợ an ninh từ xe ô tô tới tàu thuyền, UAV…

Triển lãm an ninh quốc tế Nga (Interpolitex 2013) diễn ra từ ngày 22-25/10 tại trung tâm triển lãm nằm ở Moscow quy tụ nhiều công ty tới từ Nga và các nước tiên tiến trên thế giới. Trong những ngày diễn ra triển lãm, khách tham quan đã tận mắt xem đủ loại phương tiện (xe cộ, UAV) tới những hiện vật của ngành an ninh Liên Xô, Nga.
 Triển lãm an ninh quốc tế Nga (Interpolitex 2013) diễn ra từ ngày 22-25/10 tại trung tâm triển lãm nằm ở Moscow quy tụ nhiều công ty tới từ Nga và các nước tiên tiến trên thế giới. Trong những ngày diễn ra triển lãm, khách tham quan đã tận mắt xem đủ loại phương tiện (xe cộ, UAV) tới những hiện vật của ngành an ninh Liên Xô, Nga.