Việt Nam quan ngại về vụ thử tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên

Ngày 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam quan ngại trước vụ phóng tên lửa mới đây nhất của Triều Tiên.

Trả lời câu hỏi của Zing về phản ứng của Việt Nam trước việc Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày 29/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam kêu gọi các bên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng tại khu vực.
“Việt Nam hết sức quan ngại trước việc CHDCND Triều Tiên tiếp tục tiến hành phóng thử tên lửa, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Tên lửa Hwasong-15 do Triều Tiên phóng hôm 29/11. Ảnh: KCNA.
 Tên lửa Hwasong-15 do Triều Tiên phóng hôm 29/11. Ảnh: KCNA.
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đối thoại và duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và có những hành động mang tính xây dựng, thiết thực đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Hwasong-15 được Triều Tiên phóng vào khoảng 3h17 (giờ địa phương) ngày 29/11 từ thành phố Pyongsong thuộc tỉnh Pyongan Nam. Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa Hwasong-15 đã đạt đến độ cao 4.475 km, gấp hơn 10 lần so với độ cao của Trạm Vũ trụ Quốc tế, bay xa 950 km từ bãi phóng ở Pyongsong.
Hwasong-15 bay được 53 phút trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Những thông tin do Triều Tiên đưa ra gần như trùng khớp với các con số mà quân đội Hàn Quốc tính toán được sau khi phát hiện Bình Nhưỡng phóng tên lửa.
Theo các chuyên gia, tên lửa mới ước tính có tầm bắn lên tới 13.000 km và cũng bay lâu hơn đáng kể so với hai lần thử trước: 37 phút hôm 4/7 và 47 phút hôm 28/7. Với tầm bắn mới, tên lửa của Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể nhắm tới Washington D.C.

Chiến sự Syria: phiến quân HTS vỡ trận thương vong cực lớn

(Kiến Thức) - Trong chiến dịch quân sự ở Tây Damascus, Quân đội Syria đã tiêu diệt hàng chục chiến binh thánh chiến Ha’yat Tahrir al-Sham (HTS), gây tổn thất nặng cho nhóm phiến quân này.

Theo Al Masdar News ngày 29/11, trong chiến dịch quân sự nhằm giành lại dãy núi Tal Bardiyah ở Tây Damascus, Quân đội Syria đã tiêu diệt hơn 20 chiến binh phiến quân HTS, trong đó có 2 chỉ huy cùng một tay súng bắn tỉa hàng đầu của bọn chúng.
 Theo Al Masdar News ngày 29/11, trong chiến dịch quân sự nhằm giành lại dãy núi Tal Bardiyah ở Tây Damascus, Quân đội Syria đã tiêu diệt hơn 20 chiến binh phiến quân HTS, trong đó có 2 chỉ huy cùng một tay súng bắn tỉa hàng đầu của bọn chúng.

Hiện tại, lực lượng ủng hộ chính phủ Damascus và đồng minh đã phá vỡ tuyến phòng thủ đầu tiên của các tay súng HTS tại dãy núi Tal Bardiyah, giành lại quyền kiểm soát ngọn đồi phía đông. Ảnh: Wikipedia.
Hiện tại, lực lượng ủng hộ chính phủ Damascus và đồng minh đã phá vỡ tuyến phòng thủ đầu tiên của các tay súng HTS tại dãy núi Tal Bardiyah, giành lại quyền kiểm soát ngọn đồi phía đông. Ảnh: Wikipedia.

Trong diễn biến liên quan tại chiến trường Hama, được sự yểm trợ hỏa lực của Nga, Quân đội Syria đã tiến đánh hai thị trấn Um Miyal và al-Rahjan vốn được coi là thành trì của nhóm khủng bố HTS ở phía đông bắc tỉnh này. Ảnh: AMN.
Trong diễn biến liên quan tại chiến trường Hama, được sự yểm trợ hỏa lực của Nga, Quân đội Syria đã tiến đánh hai thị trấn Um Miyal và al-Rahjan vốn được coi là thành trì của nhóm khủng bố HTS ở phía đông bắc tỉnh này. Ảnh: AMN. 

“Sau cuộc giao tranh ác liệt kéo dài nhiều giờ, lực lượng chính phủ Syria đã giải phóng ngôi làng chiến lược al-Mastariheh, đồng thời tiêu diệt nhiều tay súng khủng bố”, hãng Fars (Iran) dẫn nguồn tin cho biết. Ảnh: FNA.
 “Sau cuộc giao tranh ác liệt kéo dài nhiều giờ, lực lượng chính phủ Syria đã giải phóng ngôi làng chiến lược al-Mastariheh, đồng thời tiêu diệt nhiều tay súng khủng bố”, hãng Fars (Iran) dẫn nguồn tin cho biết. Ảnh: FNA.

Trong khi đó, theo nguồn tin chiến trường ngày 28/11 tiết lộ, phiến quân IS đã đánh bật các tay súng HTS ra khỏi 21 thị trấn và ngôi làng ở Đông Bắc Hama, kể từ đầu tháng 10/2017 đến nay.
 Trong khi đó, theo nguồn tin chiến trường ngày 28/11 tiết lộ, phiến quân IS đã đánh bật các tay súng HTS ra khỏi 21 thị trấn và ngôi làng ở Đông Bắc Hama, kể từ đầu tháng 10/2017 đến nay.

Còn tại chiến trường Deir Ezzor, các binh sĩ Syria tấn công ồ ạt các căn cứ của phiến quân IS trong khu vực nằm giữa thị trấn Albu Kamal và al-Mayadeen, qua đó giành lại quyền kiểm soát nhiều thị trấn và làng mạc hôm 28/11. Ảnh: FNA.
 Còn tại chiến trường Deir Ezzor, các binh sĩ Syria tấn công ồ ạt các căn cứ của phiến quân IS trong khu vực nằm giữa thị trấn Albu Kamal và al-Mayadeen, qua đó giành lại quyền kiểm soát nhiều thị trấn và làng mạc hôm 28/11. Ảnh: FNA.

“Lực lượng ủng hộ chính phủ Damascus đã giải phóng hàng loạt thị trấn, trong đó có al-Qaribah, Diblan, Sabikhan, al-Shakmeh, Al-Duwayr, Suwaydan và Mahkan, đồng thời tiêu diệt hàng chục tay súng IS và phá hủy nhiều xe quân sự, vũ khí của bọn chúng”, nguồn tin cho biết thêm. Ảnh: AMN.
 “Lực lượng ủng hộ chính phủ Damascus đã giải phóng hàng loạt thị trấn, trong đó có al-Qaribah, Diblan, Sabikhan, al-Shakmeh, Al-Duwayr, Suwaydan và Mahkan, đồng thời tiêu diệt hàng chục tay súng IS và phá hủy nhiều xe quân sự, vũ khí của bọn chúng”, nguồn tin cho biết thêm. Ảnh: AMN.

Ngày 29/11, Al Masdar News dẫn lời cựu nhân viên CIA Philip Giraldi thông báo Mỹ có thể vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria, cũng như tiếp tục cung cấp vũ trang cho người Kurd, mặc dù trước đó nước này khẳng định sẽ ngừng hỗ trợ cho các nhóm nổi dậy. Ảnh: AMN.
 Ngày 29/11, Al Masdar News dẫn lời cựu nhân viên CIA Philip Giraldi thông báo Mỹ có thể vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria, cũng như tiếp tục cung cấp vũ trang cho người Kurd, mặc dù trước đó nước này khẳng định sẽ ngừng hỗ trợ cho các nhóm nổi dậy. Ảnh: AMN.

Cũng trong ngày 29/11, lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã lên tiếng về tài liệu rò rỉ trước đó được cho là thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tháng tại tỉnh Al-Hasakah giữa nhóm khủng bố IS và SDF. Lực lượng SDF cho rằng tài liệu này là “ngớ ngẩn” và khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực chống khủng bố. Ảnh: AMN.
 Cũng trong ngày 29/11, lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã lên tiếng về tài liệu rò rỉ trước đó được cho là thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tháng tại tỉnh Al-Hasakah giữa nhóm khủng bố IS và SDF. Lực lượng SDF cho rằng tài liệu này là “ngớ ngẩn” và khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực chống khủng bố. Ảnh: AMN.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Triều Tiên sắp có tên lửa phóng từ tàu ngầm bắn đến Mỹ?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phân tích quốc phòng cho rằng, có thể rất sớm Triều Tiên sẽ phóng tên lửa từ tàu ngầm có khả năng vươn tới đất liền Mỹ.

Video vụ phóng tên lửa của Triều Tiên: