Việt Nam nội địa hóa nhiều khí tài tối tân

Việt Nam đã sản xuất thành công các hệ thống radar cảnh giới tầm xa RV-02, và tương lai sẽ nỗ lực sản xuất radar 3D, radar mạng pha...

Với chức năng là Trung tâm nghiên cứu khoa học của Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ), trong những năm qua, bằng nội lực, Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không-Không quân (KTQS PK-KQ) đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí, khí tài tiên tiến, phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng lực lượng PK-KQ tiến thẳng lên hiện đại.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Hồng Quang, Viện trưởng Viện KTQS PK-KQ, xung quanh vấn đề này.
- Thưa đồng chí Viện trưởng, đồng chí có thể giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Viện KTQS PK-KQ?
Đại tá Vũ Hồng Quang.
 Đại tá Vũ Hồng Quang.
Đại tá Vũ Hồng Quang: Được thành lập năm 1999 trên cơ sở hợp nhất Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không và Viện Kỹ thuật Quân sự Không quân, Viện KTQS PK-KQ trực thuộc Quân chủng PK-KQ, có chức năng là Trung tâm nghiên cứu giải quyết những vấn đề về kỹ thuật và công nghệ phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, xây dựng lực lượng của Quân chủng và các kỹ thuật công nghệ liên quan khác. Những năm qua, Viện KTQS PK-KQ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị kỹ thuật, góp phần tích cực bảo vệ bình yên bầu trời, chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Đồng chí có thể nói rõ hơn về những kết quả đó?
Đại tá Vũ Hồng Quang: Những năm gần đây, công tác kỹ thuật của Quân chủng PK-KQ nói chung, công tác nghiên cứu khoa học của Viện KTQS PK-KQ nói riêng gặp không ít khó khăn và đứng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Trước tình hình đó, Đảng ủy, chỉ huy Viện luôn xác định rõ nhiệm vụ chính trị của đơn vị là nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phục vụ trực tiếp công tác đảm bảo kỹ thuật của toàn Quân chủng. Với tinh thần vượt lên mọi khó khăn, phát huy nội lực và tính năng động, sáng tạo trong nghiên cứu, Viện KTQS PK-KQ đã triển khai có hiệu quả nhiều nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo đồng bộ trên nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu, khai thác làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật mới; chế tạo vật tư, phụ tùng thay thế; nghiên cứu chế tạo mới trang bị kỹ thuật…. Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như radar cảnh giới tầm trung sóng mét RV02 (được triển khai trên cơ sở đề tài nghiên cứu chế tạo radar cảnh giới tầm trung sóng mét RV-01); máy bay không người lái tốc độ cao phục vụ huấn luyện tên lửa S-300 và máy bay Su-30 MK2; buồng tập lái phục vụ huấn luyện phi công các loại máy bay SU-22M, L-39, trực thăng MI-8 ….
Một sản phẩm khác được Viện nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công, cần phải đặc biệt nhấn mạnh là các mảng mạch, cụm khối của hệ thống máy tính dẫn đường A-313 trên máy bay SU-27, góp phần đảm bảo kịp thời linh kiện thay thế, không phải nhập ngoại với giá thành rất cao. Đây được coi là một thành công rất lớn trong việc sử dụng công nghệ mới để thiết kế, chế tạo và thay thế hoàn toàn một hệ thống hoàn chỉnh trên máy bay do Nga chế tạo.
Ngoài ra, cũng bằng nội lực, Viện đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiên liệu tên lửa O và G của tên lửa phòng không.
Các kỹ sư hàng không của Viện KTQS PK-KQ trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.
 Các kỹ sư hàng không của Viện KTQS PK-KQ trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện lộ trình xây dựng Quân chủng PK-KQ tiến thẳng lên hiện đại, trong thời gian tới, những đề tài, sản phẩm nào sẽ được Viện ưu tiên triển khai, thưa đồng chí?
Đại tá Vũ Hồng Quang: Đảng ủy, chỉ huy Viện KTQS PK-KQ đã xác định hướng phát triển xuyên suốt trong thời gian tới và những năm tiếp theo là nghiên cứu, chế tạo các chủng loại radar hiện đại, như: radar 3D, radar mạng pha…. Đây là hướng nghiên cứu tốt, góp phần nâng cao năng lực của Bộ đội PK-KQ trong quản lý, bảo vệ vùng trời. Với những kinh nghiệm có được và với nền tảng công nghệ hiện có, chúng tôi tin đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Viện hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ và chế tạo thành công những sản phẩm này.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai mà chúng tôi ưu tiên triển khai đó là chế tạo máy bay không người lái phục vụ huấn luyện và các nhiệm vụ khác. Trong thời gian vừa qua, Viện KTQS PK-KQ đã xây dựng một hướng đi phù hợp, từng bước làm chủ công nghệ tiên tiến trên thế giới trong sản xuất máy bay không người lái. Viện đã nghiên cứu, sản xuất thành công máy bay không người lái phục vụ huấn luyện máy bay SU-30MK2, hoàn toàn dựa trên nền tảng công nghệ của Viện KTQS PK-KQ. Nhiều cụm, khối phức tạp như: hệ thống tự động lái, dẫn đường, truyền dữ liệu…đều được tích hợp từ những linh kiện có trên thị trường trong nước và trên thế giới. Kết quả này đã mở ra hướng chế tạo máy bay không người lái với dải độ cao, tốc độ khác nhau, phục vụ nhiệm vụ củng cố quốc phòng- an ninh và phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài hai mũi nhọn kể trên, Viện còn được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ rất quan trọng khác là nghiên cứu, chế tạo thiết bị phân biệt địch, ta. Đây là công việc khó, phức tạp, nhưng tập thể cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật của Viện sẽ quyết tâm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Xin cảm ơn đồng chí!

Quân đội nước nào sở hữu nhiều “rồng lửa” nhất ĐNA?

Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư khá ít cho lực lượng phòng không (kể cả Singapore và Indonesia). Các lực lượng các nước này hầu như chỉ trang bị một số ít tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung. Vì vậy, nếu xét về sức mạnh và số lượng kiểu loại thì Việt Nam là quốc gia trang bị nhiều “rồng lửa” nhất khu vực (7 loại).
Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đầu tư khá ít cho lực lượng phòng không (kể cả Singapore và Indonesia). Các lực lượng các nước này hầu như chỉ trang bị một số ít tên lửa phòng không tầm thấp, tầm trung. Vì vậy, nếu xét về sức mạnh và số lượng kiểu loại thì Việt Nam là quốc gia trang bị nhiều “rồng lửa” nhất khu vực (7 loại).

Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina (Nga sản xuất). Loại tên lửa này đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-75M3 mạnh hơn tăng tầm bắn tới 60km, độ cao diệt mục tiêu 27km. Trong ảnh là “rồng lửa” S-75M3 rời bệ phóng trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân.
Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina (Nga sản xuất). Loại tên lửa này đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-75M3 mạnh hơn tăng tầm bắn tới 60km, độ cao diệt mục tiêu 27km. Trong ảnh là “rồng lửa” S-75M3 rời bệ phóng trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân.

Thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa S-125 Pechora (Nga sản xuất). Một số đơn vị S-125 cũng đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-125-2TM có những sự cải tiến đáng kể về radar, đạn tên lửa, khả năng triển khai thu hồi nhanh.
Thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa S-125 Pechora (Nga sản xuất). Một số đơn vị S-125 cũng đã được quân đội ta hiện đại hóa lên chuẩn S-125-2TM có những sự cải tiến đáng kể về radar, đạn tên lửa, khả năng triển khai thu hồi nhanh.

Hệ thống S-125-2TM hiện đại hóa có khả năng diệt mục tiêu ở tầm 35km, tầm cao đạt 25km. Thậm chí, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình với độ chính xác tới 80%. Trong ảnh là đạn tên lửa S-125-2TM rời bệ phóng tấn công mục tiêu trong diễn tập ở trường bắn TB1.
Hệ thống S-125-2TM hiện đại hóa có khả năng diệt mục tiêu ở tầm 35km, tầm cao đạt 25km. Thậm chí, hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình với độ chính xác tới 80%. Trong ảnh là đạn tên lửa S-125-2TM rời bệ phóng tấn công mục tiêu trong diễn tập ở trường bắn TB1.

Thứ 3 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela 10 mà ta nhận được từ Liên Xô trong giai đoạn 1985-1986 (20 bệ phóng và 500 đạn). Hiện nay, cũng có thể chúng ta đã tự làm chủ công nghệ sản xuất đạn cho loại tên lửa này.
Thứ 3 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K35 Strela 10 mà ta nhận được từ Liên Xô trong giai đoạn 1985-1986 (20 bệ phóng và 500 đạn). Hiện nay, cũng có thể chúng ta đã tự làm chủ công nghệ sản xuất đạn cho loại tên lửa này.

9K35 Strela 10 đạt tầm bắn xa đến 5km, độ cao diệt mục tiêu từ 10m tới 3.500m.
9K35 Strela 10 đạt tầm bắn xa đến 5km, độ cao diệt mục tiêu từ 10m tới 3.500m.

Thứ 4 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K32 Strela 2 được viện trợ cho Việt Nam từ năm 1972 (quân đội ta định danh là A72). Chúng ta có thể đã tự sản xuất được loại vũ khí phòng không hiệu quả này.
Thứ 4 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K32 Strela 2 được viện trợ cho Việt Nam từ năm 1972 (quân đội ta định danh là A72). Chúng ta có thể đã tự sản xuất được loại vũ khí phòng không hiệu quả này.

Tên lửa 9K32 Strela 2 đạt tầm bắn xa đến 4,2km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 2,3km.
 Tên lửa 9K32 Strela 2 đạt tầm bắn xa đến 4,2km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 2,3km.

Thứ 5 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K38 Igla có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, tầm cao 3,5km. Ảnh minh họa nước ngoài.
Thứ 5 là tổ hợp tên lửa phòng không vác vai tầm thấp 9K38 Igla có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, tầm cao 3,5km. Ảnh minh họa nước ngoài.

Thứ 6 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (Việt Nam nhận được 10 hệ thống cùng 600 quả đạn giai đoạn 1979-1980). Đạn tên lửa của 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 24km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 12km. Ảnh minh họa nước ngoài.
Thứ 6 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (Việt Nam nhận được 10 hệ thống cùng 600 quả đạn giai đoạn 1979-1980). Đạn tên lửa của 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở tầm xa đến 24km, độ cao diệt mục tiêu từ 50m tới 12km. Ảnh minh họa nước ngoài.

“Khủng nhất” trong lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là hệ thống tên lửa tầm cao S-300 PMU-1. Việt Nam có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa loại này ở miền Bắc và miền Nam.
“Khủng nhất” trong lực lượng phòng không Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là hệ thống tên lửa tầm cao S-300 PMU-1. Việt Nam có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa loại này ở miền Bắc và miền Nam.

S-300 PMU-1 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và thậm chí là tên lửa đạn đạo). Trong ảnh là đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E có thể theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn bắn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
S-300 PMU-1 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình và thậm chí là tên lửa đạn đạo). Trong ảnh là đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E có thể theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn bắn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.

Bệ phóng di động của S-3000 PMU-1 lắp 4 ống phóng tên lửa đạt tầm bắn xa tới 150km, độ cao từ 5m tới 27km.
Bệ phóng di động của S-3000 PMU-1 lắp 4 ống phóng tên lửa đạt tầm bắn xa tới 150km, độ cao từ 5m tới 27km.

Trong ảnh là đạn tên lửa hệ thống S-300 rời bệ phóng di động. Ảnh minh họa nước ngoài.
Trong ảnh là đạn tên lửa hệ thống S-300 rời bệ phóng di động. Ảnh minh họa nước ngoài.

Giải pháp nâng cấp “rồng lửa” 9K35 Việt Nam

Hệ thống tên lửa phòng không di động 9K35 Strela-10 (NATO định danh SA-13 Gopher) là thành phần quan trọng trong lưới lửa phòng không tầm thấp của Việt Nam.