Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Việt Nam nên chế tạo tàu chiến Buyan-M thay thế Tarantul?

17/09/2016 05:30

(Kiến Thức) - Thay thế các tàu chiến Tarantul Project 1241RE, tờ Sputnik cho rằng Hải quân Việt Nam nên tính tới phương án tàu tên lửa Buyan-M hiện đại và mạnh mẽ hơn. 

An Ninh

Siêu môtô, xế hộp “khủng” rước dâu tại Nha Trang

Dàn siêu xe sang trăm tỷ rước dâu tại Tuyên Quang

Honda Air Blade “lột xác” siêu thể thao tại Việt Nam

Mitsubishi Pajero Sport giảm giá hơn 70 triệu đồng tại VN

Xe ôtô Honda nào bán chạy nhất tại thị trường Việt?

Theo tờ Sputnik News, tàu tên lửa Project 1241RE Tarantul của Hải quân Việt Nam vốn là sản phẩm được thiết kế dưới thời Liên Xô cũ, hỏa lực kém hiện đại (trang bị tên lửa Termit có tuổi đời hơn nửa thế kỷ). Những tàu này nhìn chung là không đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại, không thể bảo vệ hoàn toàn lãnh hải rộng lớn của Việt Nam.
Theo tờ Sputnik News, tàu tên lửa Project 1241RE Tarantul của Hải quân Việt Nam vốn là sản phẩm được thiết kế dưới thời Liên Xô cũ, hỏa lực kém hiện đại (trang bị tên lửa Termit có tuổi đời hơn nửa thế kỷ). Những tàu này nhìn chung là không đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại, không thể bảo vệ hoàn toàn lãnh hải rộng lớn của Việt Nam.
Vì vậy, Sputnik News cho rằng Việt Nam nên sớm tìm phương án thay thế các tàu tên lửa Proejct 1241RE. Và một trong những ứng viên sáng giá nhất mà Sputnik đề cập tới là tàu tên lửa Buyan-M Project 21631 đang được trang bị cho Hải quân Nga.
Vì vậy, Sputnik News cho rằng Việt Nam nên sớm tìm phương án thay thế các tàu tên lửa Proejct 1241RE. Và một trong những ứng viên sáng giá nhất mà Sputnik đề cập tới là tàu tên lửa Buyan-M Project 21631 đang được trang bị cho Hải quân Nga.
So với tàu tên lửa Project 1241RE Tarantul và cả Project 12418 Molniya, tàu Buyan-M của Nga được trang bị với theo các tiêu chuẩn "thời thượng" nhất, đặc biệt là sở hữu thiết kế tàng hình.
So với tàu tên lửa Project 1241RE Tarantul và cả Project 12418 Molniya, tàu Buyan-M của Nga được trang bị với theo các tiêu chuẩn "thời thượng" nhất, đặc biệt là sở hữu thiết kế tàng hình.
Tàu hộ tống tên lửa Buyan-M cũng đã chứng minh được tiềm năng của mình, khi vào hồi tháng 10/2015 và tháng 8/2016 đã tham gia không kích căn cứ phiến quân IS tại Syria khi đang “bơi” trên Biển Caspian cách hàng nghìn km.
Tàu hộ tống tên lửa Buyan-M cũng đã chứng minh được tiềm năng của mình, khi vào hồi tháng 10/2015 và tháng 8/2016 đã tham gia không kích căn cứ phiến quân IS tại Syria khi đang “bơi” trên Biển Caspian cách hàng nghìn km.
“Sau thành công vang dội này, Hải quân Việt Nam đang nghiêm túc xem xét khả năng thay thế tàu tên lửa Project 1241RE và Project 1248 Molniya của thời Liên Xô bằng tàu hộ tống mới nhất Buyan-M của Nga. Ngoài ra, có khoảng 10 quốc gia khác cũng đang cân nhắc việc mua tàu Buyan-M”, Sputnik cho biết.
“Sau thành công vang dội này, Hải quân Việt Nam đang nghiêm túc xem xét khả năng thay thế tàu tên lửa Project 1241RE và Project 1248 Molniya của thời Liên Xô bằng tàu hộ tống mới nhất Buyan-M của Nga. Ngoài ra, có khoảng 10 quốc gia khác cũng đang cân nhắc việc mua tàu Buyan-M”, Sputnik cho biết.
Buyan-M Project 21631 là phiên bản của lớp tàu hộ tống đa nhiệm Buyan Project 21630 do nhà máy Zelenodolsk - đơn vị sản xuất tàu hộ vệ Gepar 3.9 thiết kế và chế tạo. Hiện Hải quân Nga đã nhận tổng cộng 6 tàu Buyan-M và đang tiếp tục chế tạo thêm 4 tàu nữa.
Buyan-M Project 21631 là phiên bản của lớp tàu hộ tống đa nhiệm Buyan Project 21630 do nhà máy Zelenodolsk - đơn vị sản xuất tàu hộ vệ Gepar 3.9 thiết kế và chế tạo. Hiện Hải quân Nga đã nhận tổng cộng 6 tàu Buyan-M và đang tiếp tục chế tạo thêm 4 tàu nữa.
Tàu tên lửa Buyan-M sở hữu thiết kế tàng hình hơn hẳn thiết kế tàu Molniya dưới thời Liên Xô, nó có lượng giãn nước khoảng 949 tấn, dài 75m, rộng 11m, cao 6,5m và mớn nước 2,5m.
Tàu tên lửa Buyan-M sở hữu thiết kế tàng hình hơn hẳn thiết kế tàu Molniya dưới thời Liên Xô, nó có lượng giãn nước khoảng 949 tấn, dài 75m, rộng 11m, cao 6,5m và mớn nước 2,5m.
Buyan-M trang bị hai động cơ diesel Zvezda M520 và dùng công nghệ đẩy pumpjet cho tốc độ tối đa khoảng 26 hải lý/h, tầm hoạt động đến 4.300km, dự trữ hành trình 10 ngày.
Buyan-M trang bị hai động cơ diesel Zvezda M520 và dùng công nghệ đẩy pumpjet cho tốc độ tối đa khoảng 26 hải lý/h, tầm hoạt động đến 4.300km, dự trữ hành trình 10 ngày.
So với 1241RE hay 12418, Buyan-M sở hữu hệ thống vũ khí vượt trội hơn hẳn. Cụ thể là nó được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng Kalibr-NK có thể tác chiến diệt mục tiêu mặt đất ở cự ly đến 2.500km, trên mặt biển ở cự ly tới 600km.
So với 1241RE hay 12418, Buyan-M sở hữu hệ thống vũ khí vượt trội hơn hẳn. Cụ thể là nó được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình tấn công đa năng Kalibr-NK có thể tác chiến diệt mục tiêu mặt đất ở cự ly đến 2.500km, trên mặt biển ở cự ly tới 600km.
Cận cảnh bệ phóng thẳng đứng UKSK VLS bố trí sau thượng tầng tàu hộ tống tên lửa Buyan-M.
Cận cảnh bệ phóng thẳng đứng UKSK VLS bố trí sau thượng tầng tàu hộ tống tên lửa Buyan-M.
Hệ thống Kalibr-NK trang bị hai loại đạn tên lửa chính gồm: 3M54T chống tàu mặt nước có tầm phóng đến 660km, tốc độ hành trình siêu âm Mach 2,9; 3M14T hải đối đất có tầm phóng lên tới 1.500-2.500km, tốc độ cận âm.
Hệ thống Kalibr-NK trang bị hai loại đạn tên lửa chính gồm: 3M54T chống tàu mặt nước có tầm phóng đến 660km, tốc độ hành trình siêu âm Mach 2,9; 3M14T hải đối đất có tầm phóng lên tới 1.500-2.500km, tốc độ cận âm.
Tháng 10/2015, nước Nga đã khiến cả thế giới “sốc” khi sử dụng Buyan-M phóng tên lửa hành trình 3M14T Kalibr-NK từ biển Caspian vượt 1.500km oanh tạc phiến quân IS ở Syria. Có thể nói, sức mạnh của 3M14T ngang ngửa loại tên lửa Tomahawk của Mỹ. Tuy nhiên, người Nga vượt xa hơn Mỹ ở chỗ họ có thể triển khai loại tên lửa mạnh như vậy trên tàu chiến chưa tới 1.000 tấn, trong khi người Mỹ chỉ có thể đưa Tomahawk lên các tàu chiến gần 10.000 tấn.
Tháng 10/2015, nước Nga đã khiến cả thế giới “sốc” khi sử dụng Buyan-M phóng tên lửa hành trình 3M14T Kalibr-NK từ biển Caspian vượt 1.500km oanh tạc phiến quân IS ở Syria. Có thể nói, sức mạnh của 3M14T ngang ngửa loại tên lửa Tomahawk của Mỹ. Tuy nhiên, người Nga vượt xa hơn Mỹ ở chỗ họ có thể triển khai loại tên lửa mạnh như vậy trên tàu chiến chưa tới 1.000 tấn, trong khi người Mỹ chỉ có thể đưa Tomahawk lên các tàu chiến gần 10.000 tấn.
Mặc dù phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Kalibr sẽ phải cắt giảm tầm bắn phù hợp với Hiệp ước MTCR, tuy nhiên sức mạnh đó cũng là quá đủ với Hải quân Việt Nam. Phiên bản xuất khẩu 3M-54TE cắt tầm bắn xuống chỉ còn 220km, tốc độ siêu thanh còn 3M-14TE là 300km.
Mặc dù phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Kalibr sẽ phải cắt giảm tầm bắn phù hợp với Hiệp ước MTCR, tuy nhiên sức mạnh đó cũng là quá đủ với Hải quân Việt Nam. Phiên bản xuất khẩu 3M-54TE cắt tầm bắn xuống chỉ còn 220km, tốc độ siêu thanh còn 3M-14TE là 300km.
Ngoài Kalibr-NK, các hệ thống vũ khí phụ của Buyan-M cũng vượt trội Molniya. Ví dụ như thay vì pháo 76,2mm, Buyan-M được trang bị khẩu đại bác tự động 100mm A-190E.
Ngoài Kalibr-NK, các hệ thống vũ khí phụ của Buyan-M cũng vượt trội Molniya. Ví dụ như thay vì pháo 76,2mm, Buyan-M được trang bị khẩu đại bác tự động 100mm A-190E.
Hỏa lực phòng không hai bệ pháo phòng không AK-630-M2 có tới 12 nòng pháo 30mm đạt tốc độ bắn tới 10-12.000 phát/phút cùng tổ hợp tên lửa Komar đảm bảo quét sạch sẽ các tên lửa diệt hạm của đối phương.
Hỏa lực phòng không hai bệ pháo phòng không AK-630-M2 có tới 12 nòng pháo 30mm đạt tốc độ bắn tới 10-12.000 phát/phút cùng tổ hợp tên lửa Komar đảm bảo quét sạch sẽ các tên lửa diệt hạm của đối phương.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status