Việt Nam muốn mua 14 tàu tuần tra từ Ấn Độ?

Phía Việt Nam có thể mua 14 tàu tuần tra cao tốc với trị giá khoảng 212 triệu USD từ nhà máy đóng tàu Garden Reach (GRSE) của Ấn Độ.

"Ngày 28/8 một phái đoàn Việt Nam sẽ gé thăm nhà máy GRSE để thảo luận về việc mua sắm trang bị 14 tàu tuần tra cao tốc ven bờ", tờ DefenseWorld trích dẫn lời cựu Chuẩn Đô đốc AK Verma, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Garden Reach tại một cuộc họp với Đại sứ của Việt Nam tại Ấn Độ.
Viet Nam muon mua 14 tau tuan tra tu An Do?
Tàu tuần tra của nhà máy GRSE đóng (Ảnh GRSE). 
Cựu Chuẩn Đô đốc AK Verma cho biết, giá mỗi chiếc tàu tuần tra khoảng 15 triệu USD.
Vị quan chức của GRSE cũng cho biết, phái đoàn Việt Nam thực hiện các chuyến thăm đến các nhà máy đóng tàu L & T và Pipavav, nhưng chưa có thông tin gì về việc mua sắm các tàu tuần tra tại đó.
Nhà máy đóng tàu GRSE trước đó cũng đã sản xuất 18 tàu tuần tra cao tốc tương tự cho lực lượng bảo vệ bờ biển.
"Chúng tôi có các thiết kế, kỹ năng và khả năng sản xuất. Chúng tôi đã thực hiện những con tàu tương tự và rất hy vọng sẽ có được đơn đặt hàng xuất khẩu này, " ông Verma cho biết.
Hợp đồng được dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nếu nó được ký kết, và đây cũng sẽ là đơn hàng tàu tuần tra cao tốc thứ hai của nhà máy đóng tàu GRSE, hợp đồng trước đó có trị giá 54 triệu USD.

Việt Nam có nên mua tàu đổ bộ Mistral của Pháp?

(Kiến Thức) - Tàu đổ bộ Mistral sở hữu tính năng thuộc hàng đỉnh nhất trên thế giới hiện nay, nhưng nó chưa hẳn là phù hợp với Hải quân Nhân dân Việt Nam. 

Viet Nam co nen mua tau do bo Mistral cua Phap?
Hãng thông tấn Nga Itar-Tass đẫn lời ông Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga cho biết, Việt Nam có thể đang quan tâm tới việc mua sắm tàu đổ bộ Mistral mà Pháp vừa hủy bỏ giao hàng cho Nga. Ngoài Việt Nam, Ấn Độ, Brazil cũng có thể là khách hàng tiêm năng của loại tàu này. 

Sức mạnh khủng khiếp của thiết giáp hạm New Jersey Mỹ

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, tận những năm cuối thế kỷ 20, Mỹ vẫn duy trì hoạt động của thiết giáp hạm USS New Jersey với sức tấn công kinh người.

Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My
 Thiết giáp hạm USS New Jersey (BB-62) hay còn được gọi là Big J là một trong những tàu chiến khổng lồ lớp Iowa. Nó cũng là con tàu có nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ với 19 huân chương và là con tàu thứ hai được đặt tên để vinh danh bang New Jersey (chiếc đầu tiên là BB-16).
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-2
 Tàu được hạ thủy vào ngày 7/12/1942 ở nhà máy đóng tàu hải quân Philadenphia. Đi vào hoạt động vào ngày 23/5/1943 cũng tại Philadenphia và ngừng hoạt động vào 8/2/1991 ở Long Beach, California. Trong ảnh là con tàu lúc hạ thủy ở Philadenphia.
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-3
Thiết giáp hạm New Jersey có chiều dài 270,6m, rộng 32,92m, cao 8,84m với trọng tải 4.5000 tấn và cần tới thủy thủ đoàn 1.900 người vận hành.  
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-4
Theo Militaryfactory, vào năm 1943, hệ thống vũ khí trên tàu gồm 9 khẩu pháo chính cỡ nòng 406mm, 20 khẩu pháo cỡ 127mm, 80 khẩu pháo phòng không cỡ 40mm, 49 khẩu phòng không cỡ 20mm. 
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-5
 Tuy nhiên, đến năm 1968 hệ thống vũ khí của tàu có sự thay đổi, chỉ còn giữ lại 9 khẩu pháo 406mm và 20 khẩu cỡ 127mm. Trong ảnh là các khẩu pháo 406mm ở phía mũi tàu.
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-6
Năm 1982, một lần nữa tàu được thay đổi bố trí vũ khí, ngoài các khẩu pháo chính như năm 1968, tàu được trang bị thêm 32 quả tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109, 16 quả tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon và 4 khẩu pháo cỡ 20mm để chống tên lửa và máy bay. 
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-7
 Theo Wikipedia, các pháo cỡ 406mm trên tàu có thể bắn viên đạn nặng hơn 1 tấn với đầu đạn có khả năng xuyên giáp, tầm bắn 37 km. Trong ảnh là các đầu đạn pháo kích cỡ siêu khủng.
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-8
 Trong CTTG 2, với sự phát triển của tàu sân bay và các loại máy bay trên hạm, tàu USS New Jersey đã được trang bị hơn 100 khẩu pháo phòng không gồm loại 20mm và 40mm. Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực của con tàu.
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-9
 Nhờ hỏa lực phòng không hùng hậu nên khi làm nhiệm vụ bảo vệ hạm đội tàu sân bay ngày 19/6/1944 trong trận đấu tay đôi của các phi công Hải quân Mỹ và Hải quân Đế quốc Nhật Bản trên biển Philippines, thiết giáp hạm New Jersey đã hầu như không bị hư hại nào.
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-10
 Sau 1945, con tàu này còn tham gia vào một số cuộc chiến tranh khác mà quân đội Mỹ có dính lứu như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh và nội chiến Lebanon. Trong ảnh là các khẩu pháo cỡ 127mm bên mạn tàu.
Suc manh khung khiep cua thiet giap ham New Jersey My-Hinh-11
Trong suốt quá trình đó, con tàu này đã 3 lần bị cho tạm ngừng hoạt động vào các năm 1948, 1957 và 1969 trước khi được biên chế vào Hạm đội dự bị vào năm 1991. Đến năm 2001, con tàu này chính thức được cho nghỉ hưu và trở thành một bảo tàng.