Việt Nam đóng thêm 4 tàu tên lửa Project 12418 Molniya?

(Kiến Thức) - Việt Nam có thể ký hợp đồng đóng thêm bốn tàu tên lửa Project 12418 Molniya trong năm nay, nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh hải quân. 

Thông tin này được ông Oleg Belkov – Tổng Giám đốc nhà máy Vympel cho biết khi trả lời phỏng vấn TASS tại Triển lãm Hàng không và Hải quân Quốc tế Langkawi đang diễn ra ở Malaysia (LIMA 2015).
Dựa theo hợp đồng được ký kết năm 2003, Việt Nam đã nhận hai tàu tên lửa Molniya được đóng tại Nga và 10 chiếc khác sẽ được đóng tại nhà máy Ba Son của Việt Nam. Mặc dù vậy, thực tế thì Hải quân Nhân dân Việt Nam ban đầu chỉ ký đóng 6 chiếc Project 12418 Molniya vào năm 2009, với các linh kiện thiết yếu từ Vympel cung cấp.
Viet Nam dong them 4 tau ten lua Project 12418 Molniya?
 Tàu tên lửa Project 12418 Molniya do Việt Nam tự đóng.
Trong số 6 tàu này, nhà máy Ba Son đã chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam hai tàu chiến Molniya đầu tiên, mang phiên hiệu HQ-377 và HQ-378 vào ngày 28/6/2014.
Hai tàu tiếp theo được đặt số hiệu tạm thời là M3, M4 đã được hạ thủy hôm 24/6/2014, cùng với đó chiếc thứ 5 trong cặp tàu thứ 3 (hai chiếc cuối trong 6 chiếc) đã được đấu giáp thành công. Dự kiến, Tổng công ty Ba Son sẽ bàn giao hai tàu tên lửa M3, M4 cho Hải quân Việt Nam vào quý I năm 2015. Và tới nửa đầu năm 2016 sẽ tiếp tục bàn cặp tàu số 3 (M5, M6) cho Quân chủng Hải quân đưa vào biên chế cho các Vùng Hải quân.
Cũng theo ông Belkov, bốn tàu tên lửa Project 12418 Molniya mà Việt Nam và Nga có thể ký hợp đồng được trang bị các hệ thống hàng hải nâng cấp.
Ông này cũng đề cập tới vấn đề động cơ dành cho các tàu tên lửa được chế tạo tại Ukraine. "Các động cơ tua bin khí lắp trên các tàu tên lửa được sản xuất tại nhà máy Zorya-Mashproekt ở Nikolayev (Ukraine) sẽ không xảy ra bất kỳ vấn đề nào", ông Belkov cho biết. Các động cơ này sẽ cung cấp trực tiếp tới Việt Nam. Ông này cũng lưu ý thêm rằng, có tùy chọn sử dụng động cơ Nga với chất lượng tốt tương đương.
Project 12418 Molniya được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tàu được trang bị hỏa lực mạnh mẽ gồm: 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (theo lý thuyết thì một quả có thể đánh chìm tàu cỡ 5.000 tấn); một bệ pháo lớn 76,2mm; 2 bệ pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không tầm thấp Igla.

Lộ ảnh Trung Quốc đào tạo “bóng hồng” sửa chiến đấu cơ

(Kiến Thức) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đăng tải hình ảnh cho thấy nước này đang đào tạo cả nhân viên nữ sửa chữa máy bay chiến đấu.

Lo anh Trung Quoc dao tao
Việc đào tạo được giao cho Đại học Kỹ thuật Hàng Không Trường Sa tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong ảnh, các sinh viên nữ của trường đang được đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa máy bay chiến đấu tại trường với mô hình học cụ là một chiếc tiêm kích đánh chặn J-7 (sao chép MiG-21).
Lo anh Trung Quoc dao tao
Mỗi một nhóm sinh viên nữ này sẽ thực hiện thao tác bảo trì, sửa chữa máy bay dưới sự hướng dẫn của một thầy giáo nam. 

Bí quyết tạo nên thành công của lính bắn tỉa Ba Lan

(Kiến Thức) - Tiêu chí tác xạ của lính bắn tỉa là bí mật, do đó che giấu không để lộ vị trí bắn là yếu tố sống còn đối với xạ thủ.

Bi quyet tao nen thanh cong cua linh ban tia Ba Lan
Trên các trang mạng diễn đàn gần đây xuất hiện một số bức ảnh tuyên truyền về đội lính bắn tỉa của Quân đội Ba Lan.