Việt Nam đạt bước tiến lớn phát triển tên lửa phòng không

Các cán bộ khoa học quân sự Việt Nam đã sản xuất thành công thỏi nhiên liệu hỗn hợp cho động cơ tên lửa phòng không tầm thấp.

Các cán bộ khoa học của Viện Thuốc phóng Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) vừa nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công sản phẩm thỏi nhiên liệu hỗn hợp cho động cơ hành trình tên lửa phòng không tầm thấp. Sản phẩm đã thử nghiệm ở tất cả các hạng mục; tổ chức nghiệm thu theo tài liệu thiết kế.
Đây là sản phẩm của đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc phòng do Đại tá Nguyễn Hướng Đoàn, Phó viện trưởng Viện Thuốc phóng Thuốc nổ làm chủ nhiệm. Tham gia đề tài gồm các đồng chí: Trung tá TS Nguyễn Đức Long, Đại úy Nguyễn Ngọc Hải, Đại úy Nguyễn Văn Hùng.
Gá lắp động cơ hành trình tên lửa phòng không tầm thấp lên giá thử để đánh giá tính năng xạ thuật.
 Gá lắp động cơ hành trình tên lửa phòng không tầm thấp lên giá thử để đánh giá tính năng xạ thuật.
Theo Đại tá Nguyễn Hướng Đoàn, nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp là một trong những sản phẩm công nghệ cao. Hiện nay, số quốc gia làm chủ được công nghệ chế tạo nhiên liệu rắn hỗn hợp không nhiều. Năm 2009, Viện Thuốc phóng Thuốc nổ lần đầu tiên chế thử thành công thỏi nhiên liệu hỗn hợp bằng nguồn vật tư nhập ngoại trên hệ thiết bị quy mô nhỏ, do cán bộ nghiên cứu của Viện thiết kế. Tuy nhiên, sản phẩm khi đó chưa được thử nghiệm đầy đủ ở các hạng mục như: thử nghiệm môi trường xốc nhiệt, thử nổ hoàn toàn…
Trong giai đoạn nghiên cứu này, nhóm tác giả đã hoàn thiện công nghệ chế tạo sản phẩm, nâng cao công suất dây chuyền sản xuất, thử nghiệm đánh giá đầy đủ các tính năng ở các hạng mục thử nghiệm. Điều đặc biệt quan trọng là Viện đã nội địa hóa được một số vật tư có thể đảm bảo bằng nguồn cung cấp ở trong nước.
Diễn tập bắn tên lửa phòng không A72.
 Diễn tập bắn tên lửa phòng không A72.
Việc nghiên cứu thành công thỏi nhiên liệu rắn hỗn hợp ở trong nước có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, giúp làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo và nội địa hóa được các chi tiết khó, phức tạp, không chỉ của tên lửa phòng không tầm thấp, mà còn cho các loại tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn khác trong tương lai.

Nhận mặt 10 tàu đổ bộ “khủng” nhất hiện nay (2)

(Kiến Thức) - Sau các cường quốc quân sự Mỹ, châu Âu, đội quân tàu tấn công đổ bộ hùng hậu thuộc về chủ yếu các nước Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhan mat 10 tau do bo

Đứng thứ 6 trong danh sách 10 tàu tấn công đổ bộ khủng nhất hiện nay là tàu lớp Dokdo của Hải quân Hàn Quốc. Tàu tấn công đổ bộ đầu tiên thuộc lớp này được biến chế năm 2007. Hiện chiếc thứ hai đã được đóng và chiếc thứ ba đang được dự thảo sản xuất.

Nhan mat 10 tau do bo

Dokdo có khả năng triển khai hoạt động tấn công đổ bộ ở bất cứ chân trời góc biển nào một cách thần tốc nhờ sử dụng các tàu đổ bộ đệm khí và trực thăng tốc độ cao. Ngay trên Dokdo cũng được trang bị tất cả các thiết bị cần thiết để đảm đương vai trò giống như soái hạm của Hải quân Hàn Quốc.

Tận mắt vũ khí mới, nguy hiểm của lính dù Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mới đây, lính dù Trung Quốc đã diễn tập bắn đạn thật và kiểm tra độ chính xác của loại cối tự hành mới SM4 cỡ 81 mm.

Tan mat vu khi moi, nguy hiem cua linh du Trung Quoc
Đợt diễn tập của lực lượng lính dù Trung Quốc được tổ chức vào hôm 18/4 với loại súng cối tự hành SM4 81 mm thế hệ mới nhất. Đây được cho là loại cối bắn nhanh tự hành được gắn trên khung gầm xe EQ2050 bánh lốp 4x4.
Tan mat vu khi moi, nguy hiem cua linh du Trung Quoc-Hinh-2
 Tầm bắn xa tối đa của SM4 81mm tới 6 km, tốc độ bắn 40 viên/phút tương đương với 4 viên/2 giây. Tất nhiên trong thực tế chiến trường, hiệu quả của SM4 81mm được phát huy tới đâu còn tùy vào khả năng của kíp chiến đấu.