Việt Nam là nước đầu tiên mua tên lửa chống hạm BrahMos?

(Kiến Thức) - Quan chức Ấn Độ tiết lộ, hợp đồng xuất khẩu tên lửa chống hạm BrahMos đầu tiên sẽ được ký với một quốc gia châu Á vào cuối năm nay.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Praveen Pathak của Liên doanh hàng không vũ trụ BrahMos cho biết, hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của dòng tên lửa chống hạm BrahMos do liên doanh Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển sẽ chính thức được ký kết vào cuối năm nay cho một quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Còn quá sớm để có thể cung cấp bất cứ thông tin cụ thể nào khi quá trình đàm phán vẫn đang được thực hiện, nhưng nếu không có gì phát sinh thì việc ký kết một hợp đồng chính thức sẽ được hai bên thực hiện vào cuối năm nay,” Pathak nói hãng thông tấn RIA Novosti.
Ông này cũng cho biết thêm rằng, đa phần các quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương không hề có xung đột lợi ích với Nga hoặc Ấn Độ do đó việc xuất khẩu BrahMos sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Viet Nam chuan bi mua ten lua chong ham BrahMos?
Trong quốc gia thuộc châu Á-Thái Bình Dương thì các nước Đông Nam Á là khu vực nhiều khả năng sở hữu BrahMos đầu tiên.
Cũng theo đại diện của liên doanh BrahMos, biến thể không đối đất của dòng tên lửa hành trình siêu âm này sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ trong vòng từ 1-2 tháng nữa.
Đây là lần đầu tiên biến thể không đối đất của BrahMos được thử nghiệm trên không sau một thời gian dài phát triển và chúng đều có thể được tích hợp trên các dòng tiêm kích đa năng Su-30 do Nga sản xuất. Chương trình thử nghiệm này dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12 năm nay.
Tên lửa hành trình chống tàu BrahMos được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa -800 Yakhont do Liên Xô chế tạo, nó có trọng lượng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg.
BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Hiện tại có khá nhiều quốc gia trên thế giới để ý tới mẫu tên lửa hành trình này của liên doanh Nga-Ấn trong đó có cả Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác.

“Siêu” pháo phản lực ĐKB tới Việt Nam khi nào?

(Kiến Thức) - Theo Sputnik News, những khẩu pháo phản lực ĐKB được Liên Xô chuyển giao tới Việt Nam năm 1966. 

“Sieu” phao phan luc DKB toi Viet Nam khi nao?
Nhằm hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, năm 1966, Liên Xô lần đầu tiên chuyển giao các khẩu pháo phản lực ĐKB cho QĐND Việt Nam sử dụng. Đây là loại vũ khí mang vác cơ động cao nhưng hỏa lực rất mạnh, sức tàn phá khủng khiếp nếu nhiều khẩu cùng khai hỏa cấp tập. Ảnh: Sputnik

Dân mạng Trung Quốc phản pháo tờ Sina chê Su-27 Việt Nam

(Kiến Thức) - Cư dân mạng Trung Quốc đồng loạt phản đối thông tin tiêm kích Su-27 của Việt Nam mà tờ báo mạng Sina mới đăng tải.

Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam
 Mạng Sina mấy hôm trước đăng lên một chùm ảnh chụp các tiêm kích Su-27 của Việt Nam với dòng chú thích: “Gần đây, trên mạng lan truyền các bức ảnh chụp máy bay Su-27 của Việt Nam, trong đó ở chỗ đuôi đứng của máy bay có vết màu đen trông như bụi bẩn. Qua đó cho thấy việc bảo dưỡng vũ khí của quân đội Việt Nam không tốt”.
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-2
 Trang mạng này viết tiếp: “Su-27, Su-30 là máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Việt Nam hiện nay”.
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-3
 Việt Nam bắt đầu mua tiêm kích Su-27 từ Nga trong những năm 1990, muộn hơn so với Trung Quốc. Tổng cộng Việt Nam đã nhận từ Nga 7 chiếc Su-27SK và 5 chiếc Su-27UBK 2 chỗ ngồi.
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-4
Hiện các tiêm kích Su-27 được biên chế cho Trung đoàn 940 làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực miền Trung và đặc biệt là tuần tra bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-5
 Tuy nhiên thông tin loạt ảnh về tiêm kích Su-27 của Việt Nam mà Sina thực hiện đã bị chính cư dân mạng Trung Quốc "ném đá" dữ dội. Trong số gần 10 bình luận, ngoài những người tranh cãi về các chủ đề không liên quan đến nội dung bài viết, số còn lại chủ yếu phê phán tác giả. 
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-6
Có người viết: “Thông tin vô căn vô cứ lại còn suy luận bóng gió linh tinh như vậy mà cũng dám đường hoàng đăng lên, thật khiến người ta không hiểu nổi”. 
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-7
 Một cư dân mạng ở Bắc Kinh viết: “Nói như vậy là muốn kích động xung đột dân tộc, ý đồ cực kỳ hiểm ác, người này nếu không phải là phản động ở nước ngoài thì cũng là hán gian, mọi người nên cảnh giác anh ta”. Ảnh: Tiêm kích Su-27UBK 2 chỗ ngồi của KQND Việt Nam. 
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-8
Một thành viên nick Erikson-Chang ở Nam Thông – Giang Tô viết: “Khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam là một thử thách lớn cho các vũ khí Nga, rất nhiều chi tiết đều được thiết kế và chế tạo lại mới có thể phù hợp với điều kiện khí hậu ở đây. Nhưng nếu năng lực bảo trì sử dụng kém, tuổi thọ của vũ khí sẽ rút ngắn đi rất nhanh”.  
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-9
Một người dùng khác ở Nam Ninh – Quảng Tây thì viết: “Nếu thường xuyên huấn luyện bay thấp trên biển, rất khó để tránh được các vết bẩn vết rỉ. Giống như chiếc J-15 của chúng ta, qua 2 năm huấn luyện cũng gặp tình trạng thế này.
Dan mang Trung Quoc phan phao to Sina che Su-27 Viet Nam-Hinh-10
Một người khác ở Thiên Tân thì viết: “Hãy làm tốt việc của chính mình, đừng cười người khác. Việt Nam bảo dưỡng máy bay tốt hay không tốt thì có gì quan hệ đến chúng ta?”. Ảnh: Bảo dưỡng Su-27 tại nhà máy hàng không A-32. 

Tiêm kích Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos trong tháng 9

(Kiến Thức) - Tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ se lần đầu bắn thử tên lửa hành trình BrahMos trong tháng 9/2016. 

Clip tên lửa BrahMos phóng thử nghiệm: