Việt Nam chế tạo thành công súng phóng lựu AGS-17

(Kiến Thức) - Nhà máy Z125 đã làm chủ công nghệ chế tạo súng phóng lựu liên thanh hiện đại AGS-17 do Cục thiết kế KBP (Nga) thiết kế.

Theo kênh truyền hình Quốc phòng TV, nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) đã chế tạo thành công súng phóng lựu liên thanh AGS-17 của Nga. Trước đây, chúng ta đã từng mua một số lượng nhỏ AGS-17 và đã đưa vào biên chế trang bị.
Để đạt được kết quả như vậy, nhà máy Z125 đã trải qua nhiều khó khăn và một trong những yếu tố quyết định là chế tạo rãnh xoắn nòng.
Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 do Z125 chế tạo.
 Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 do Z125 chế tạo.
Quốc phòng TV cho biết, nòng súng là bộ phận phức tạp nhất khi gia công cơ khí bởi nó quyết định độ chính xác của viên đạn được bắn ra. Nòng của súng phóng lựu AGS-17 không phải nòng trơn mà là nòng rãnh xoắn nên độ khó trong chế tạo càng tăng lên. Ban đầu, Z125 dùng đồ gá để chuốt rãnh xoắn tuy nhiên năng suất và hiệu quả không cao. Từ đó các kỹ sư của nhà máy Z125 đã chế tạo máy chuốt rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số PLC.
Đặc điểm của máy chuốt là tạo lực cắt xoắn bằng việc sử dụng hệ thống điều chỉnh bước xoắn vô cấp, tự động phân độ trong quá trình chuốt, tự động điều chỉnh tốc độ cắt sau khi nhập thông số và tốc độ vào dao là tốc độ chạy nhanh để giảm thời gian phụ.
Nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, nhóm nghiên cứu sử dụng PLC và biến tần của hãng Control Techniquies làm bộ điều khiển, dùng cảm biến quang để phát hiện người vận hành tháo dao ra khỏi máy, dùng động cơ Salvo tạo lực cắt xoắn có khả năng thay đổi bước xoắn (thay cho phương pháp truyền thống không thay đổi được bước xoắn), dùng thước quang đo quá trình dịch chuyển của xi lanh thủy lực.
“Sau khi có máy chuốt này thì điều đầu tiên năng suất được nâng lên, chất lượng đảm bảo, thứ 2 là dễ thao tác và rất nhiều người có thể đứng trên chiếc máy này được. Và chỉ cần hướng dẫn trong 1 tiếng đồng hồ là công nhân đã có thể vận hành tốt”, Trung tá Phạm Trọng Thủy – Tổ trưởng Tổ sản xuất, Phân xưởng A2, nhà máy Z125 nói.
Việc chế tạo thành công máy chuốt rãnh khương tuyến thủy lực có điều khiển số PLC đã góp phần quan trọng để ngành công nghiệp quốc phòng nước ta chế tạo hàng loạt súng phóng lựu liên thanh AGS-17 trang bị cho các đơn vị quân đội.
Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 chỉ cần 2 người lính tác xạ.
Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 chỉ cần 2 người lính tác xạ.
Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 được thiết kế và đưa vào sử dụng từ năm 1967 trong các lực lượng vũ trang Liên Xô. AGS-17 là loại súng phóng lựu liên thanh được đánh giá là có tốc độ sát thương mạnh, tốc độ bắn cao.
AGS-17 chuyên dùng để yểm trợ cho cho bộ binh, được gắn trên giá 3 chân hoặc trên các phương tiện chiến đấu, dùng loại đạn lựu 30 mm. Đạn được đặt trong thùng có sức chứa tới 29 quả và được gắn với súng. Nòng súng có thể tháo rời để tiện cho di chuyển. Giá 3 chân có cần nâng để súng có thể chuyển từ bắn thẳng sang bắn cầu vồng.
Súng phóng lựu AGS-17 có chiều dài 0,84m, đạt tầm bắn 800m với thước ngắm cơ khí hoặc 1,7km với kính ngắm quang học, tốc độ bắn 350-400 phát/phút.
Để thuận tiện cho mang vác, di chuyển, giá súng được thiết kế có thể dễ dàng gập gọn lại và xếp vào ba lô chuyên dụng. Đạn lựu được sử dụng cho súng có hai loại: VOG-17 và VOG-17M. Súng có thể bắn phát một, loạt ngắn 5 viên hoặc loạt dài 10 viên.
AGS-17 thường được so sánh với súng phóng lựu Mk.19 mod.3 của Mỹ, với sơ tốc đạn hơi nhỏ hơn, tầm bắn cũng ngắn hơn, chỉ có các loại đạn lựu nổ mảnh chống bộ binh VOG-17 và VOG-17M, sau này là VOG-30 cải tiến cho hiệu quả sát thương có bán kính từ 7-9m. Nhưng quan trọng nhất, AGS-17 nhẹ bằng một nửa so với khẩu Mk.19 của Mỹ và chỉ cần 2 lính tác xạ.

Ảnh Học viện Hải quân khai giảng hoành tráng

(Kiến Thức) - Học viện Hải quân đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào chiều ngày 12/9 với sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên và học viên.

Quang cảnh buổi khai giảng năm học mới 2013-2014 tại Học viện Hải quân, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
 Quang cảnh buổi khai giảng năm học mới 2013-2014 tại Học viện Hải quân, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Trong diễn văn khai mạc, Chuẩn Đô đốc Ngô Quang Tiến – Phó Giám đốc phụ trách Học viện nhấn mạnh, năm học vừa qua, Học viện Hải quân đã tích cực, chủ động triển khai công tác giáo dục - đào tạo theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa”, sát thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của Quân chủng; tạo được sự chuyển biến cơ bản, vững chắc về chất lượng đào tạo; đặt ưu tiên hàng đầu cho công tác bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, có năng lực toàn diện cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp tác phong công tác, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo và xây dựng Học viện chính quy, hiện đại.
 Trong diễn văn khai mạc, Chuẩn Đô đốc Ngô Quang Tiến – Phó Giám đốc phụ trách Học viện nhấn mạnh, năm học vừa qua, Học viện Hải quân đã tích cực, chủ động triển khai công tác giáo dục - đào tạo theo hướng “Chuẩn hóa, hiện đại hóa”, sát thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của Quân chủng; tạo được sự chuyển biến cơ bản, vững chắc về chất lượng đào tạo; đặt ưu tiên hàng đầu cho công tác bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, có năng lực toàn diện cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp tác phong công tác, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo và xây dựng Học viện chính quy, hiện đại.

Việt Nam chế tạo kính ngắm súng bắn tỉa cỡ nòng lớn

Mới đây, nhóm các cán bộ thuộc Phòng Khí tài, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công kính ngắm ban ngày gắn cho súng bắn tỉa cỡ nòng 12,7mm.

Việt Nam chế tạo buồng lái mô phỏng Su-27

Mới đây, đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị huấn luyện thực hành đào tạo kỹ sư hàng không trên một số hệ thống của máy bay Su-27" do Thiếu tướng Trần Văn Thanh, Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân (PK-KQ) làm chủ nhiệm đề tài vừa được nghiệm thu cấp cơ sở.