Video trục vớt thành công tàu đẩy sà lan đâm sập cầu Ghềnh

(Kiến Thức) - Đúng 12h trưa 30/3, cơ  quan chức năng đã trục vớt thành công tàu đẩy sà lan đâm sập cầu Ghềnh lên bờ để phục vụ công tác khám nghiệm.

 >>> Clip trục vớt tàu đẩy sà lan đâm sập cầu Ghềnh (Thực hiện: Thiên Dũng):
Theo quan sát của PV báo Kiến Thức, sau 10 ngày chìm dưới nước, khi được cẩu lên bờ thì các thớ gỗ của thân tàu đã bị vỡ toác. Phần cabin biến dạng, dưới thân tàu có nhiều lỗ thủng lớn.
Trong quá trình trục vớt, cơ quan chức năng đã phải để tàu chìm lại xuống sông 2 lần do dây cáp bị đứt, thân tàu rời rạc. Phải đến lần thứ 3, đơn vị trục vớt mới đưa được con tàu lên sà lan đề đưa vào bờ.
Video truc vot thanh cong tau day sa lan dam sap cau Ghenh
Tàu đẩy sà lan đã được trục vớt thành công. 
Vị trí trục vớt chiếc tàu đẩy nằm ngay chỗ nhịp dầm số 3 cầu Ghềnh được cẩu lên một ngày trước đó, cách mố cầu số 3 khoảng 20m.
Hiện dưới sông vẫn còn nhịp dầm số 2 và trụ mố giữa cầu Ghềnh đang chìm. Nhịp dầm số 2 đã được đơn vị trục vớt cho thợ lặn cắt xong thành hai phần dưới nước và dự kiến chiều nay sẽ trục vớt lên sà lan.
Như Kiến Thức đã đưa tin, vào trưa 20/3, chiếc tàu đẩy của ông Phan Thế Thượng, cũng là tài công chính được giao cho Trần Văn Giang (36 tuổi, ngụ Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, ngụ Sóc Trăng) lái, đẩy chiếc sà lan chở theo 800 tấn cát từ miền Tây lên Đồng Nai.
Khi đến khu vực cầu Ghềnh (Đồng Nai), cả hai không xử lý được tình huống làm sa lan đâm vào cầu Ghềnh. Vụ va chạm khiến mố giữa cùng hai nhịp dầm cầu sập xuống sông, đường sắt đứt mạch. Chiếc sà lan lật úp và tàu đẩy cũng bị chìm xuống sông Đồng Nai.

Sà lan tông sập cầu Ghềnh: Tài xế sà lan ra trình diện

(Kiến Thức) - Thông tin mới nhất vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, người tái xế điều khiển chiếc sà lan đã ra trình diện công an.

Clip hiện trường vụ sập cầu Ghềnh: (PV Vũ Sơn)

Tàu kéo sà lan tông sập cầu Ghềnh quá hạn kiểm định

(Kiến Thức) - Theo báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chiếc tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh đã hết hạn kiểm định vào ngày 1/12/2015.

Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã gửi báo cáo Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia về tình trạng kỹ thuật phương tiện thủy trong vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh. Theo đó, dữ liệu trên hệ thống kiểm định cho thấy, chiếc tàu kéo đã hết hạn kiểm định.

Dùng thiết bị quét 3D khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh

(Kiến Thức) - Lực lượng chức năng thuộc Bộ GTVT, Công an và tỉnh Đồng Nai sử dụng thiết bị quét 3D để đưa ra phương án khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh. 

>>> Clip hiện trường cầu Ghềnh bị đâm sập:
Ngày 21/3, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai tiếp tục phối hợp cùng Công an TP HCM, Bộ GTVT và các đơn vị liên qua tổ chức xử lý sự cố sập cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai tại TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo đó, lực lượng chức năng tiến hành đưa thiết bị quét 3D để thực hiện việc chụp, chiếu dưới đáy sông nhằm đưa ra phương án khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Dung thiet bi quet 3D khac phuc su co sap cau Ghenh
Thiết bị quét 3D được đưa đến hiện trường để thực hiện việc chụp, chiếu đáy sông Đồng Nai. 

Trong buổi sáng 21/3, thiết bị quét 3D đáy sông cũng được các kỹ sư của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng, kỹ thuật biển đóng tại TP HCM đưa đến hiện trường để phục vụ công tác cứu hộ.

Theo ông Nguyễn Tân Sơn, đại diện công ty Công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng, kỹ thuật biển cho biết, thiết bị quét 3D nặng gần 80 kg được móc vào cáp treo sau đó thả xuống nước để quay, chụp đáy sông. Thiết bị sẽ truyền hình ảnh màu về màn hình vi tính chuyên dụng đặt trên thuyền.

"Hình ảnh đáy sông có thể thấy được trong bán kính 200 m. Trường hợp đáy sông Đồng Nai thì nhìn thấy rõ ở bán kính 50 m do sông hẹp" - ông Sơn nói.

Dung thiet bi quet 3D khac phuc su co sap cau Ghenh-Hinh-2
Thiết bị sẽ truyền hình ảnh màu về màn hình vi tính chuyên dụng đặt trên thuyền.  

Theo tìm hiểu, thiết bị chiếu chụp 3D dưới nước có giá khoảng trên 2 tỷ đồng. Tổ vận hành thiết bị được thành lập gồm 4 thành viên, hình ảnh đáy sông được ghi nhận sẽ góp phần xác định vị trí các hạng mục cầu bị chìm, vị trí sà lan để lực lượng cứu hộ đưa ra phương án trục vớt hiệu quả.

Ngoài thiết bị chiếu chụp 3D, các kỹ sư công ty tư vấn thiết kế cảng cũng đưa đến hiện trường máy hồi âm đo độ sâu của sông. Thiết bị gồm máy chuyên dụng có thể in trực tiếp các thông số địa hình, địa vật, đưa ra giá trị độ sâu khu vực khảo sát. Đến 10h30 cùng ngày, các thiết bị được đưa lên thuyền và bắt đầu cuộc thăm dò, khảo sát.

Dung thiet bi quet 3D khac phuc su co sap cau Ghenh-Hinh-3
 Thiết bị quét 3D đưa đưa lên thuyền để ra vị trí cầu bị đâm sập.

Như Kiến Thức đã đưa tin, trước đó, vào khoảng 1hh30 trưa 20/3, một chiếc tàu kéo sà lan mang số hiệu SG 3745 lưu thông từ hạ nguồn sông Đồng Nai lên thượng nguồn, khi đến đoạn Cầu Ghềnh (cầu đường sắt Bắc - Nam) bắc qua sông Đồng Nai ở khu vực thuộc xã Hiệp Hòa (TP Biên Hòa) thì sà lan 800 tấn này gây tai nạn rồi đâm sập nhịp cầu khiến nhiều người đang lưu thông trên cầu rơi xuống sông. Xảy ra sự cố, nhà chức trách vào cuộc khắc phục, điều tra làm rõ vụ việc. Sáng 21/3, hai tài công vận hành sà lan gây tai nạn đã bị Cơ quan điều tra Công an Đồng Nai bắt giữ.

Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai điều động 200 cán bộ, chiến sĩ công an lập các chốt chặn trên bộ lẫn đường thủy khu vực gần hiện trường sập cầu để đảm bảo an toàn.

Hiện tại, việc trục vớt cầu và sà lan chưa được nhà chức trách công bố.

Sà lan tông sập cầu Ghềnh: Báo động QL phương tiện thủy lỏng lẻo

(Kiến Thức) - Liên tiếp xảy ra tai nạn đường thủy, tàu đâm cầu An Thái, sà lan tông sập cầu Ghềnh...nguyên nhân một phần do việc quản lý phương tiện đường thủy lỏng lẻo.

Vụ TNGT sà lan tông sập cầu Ghềnh (TP Biên Hòa, Đồng Nai) xảy ra vào lúc 11h35 ngày 20/3 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, công tác quản lý đường thủy hiện nay còn lỏng lẻo là một phần nguyên nhân dẫn đến những vụ TNĐT như trên. Bởi đây, không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
Trước đó, vào hồi 18h ngày 6/3, tàu Thành Luân 28 tải trọng trên 3.000 tấn lưu thông trên sông An Thái hướng từ Hải Dương tới Hải Phòng khi đi qua cầu An Thái đã đâm va khiến cây cầu bị nứt gãy dầm, gây nên những thiệt hại nặng nề.

Cho phép tàu dưới 400 tấn được qua cầu Ghềnh

(Kiến Thức) - Để đảm bảo việc phân luồng giao thông trên sông Đồng Nai sau sự cố sập cầu, sáng 23/3 Sở GTVT Đồng Nai cho phép tàu dưới 400 tấn được qua cầu Ghềnh.

>>> Clip hiện trường cầu Ghềnh bị sập: