Dự án Đá Tiên được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Công ty Phương Nam đề nghị cho phép tồn tại với 20 hạng mục công trình không có giấy phép tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.
Từ giữa tháng 10/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch. Bộ cũng ban hành Chương trình phát động du lịch nội địa với “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn”, qua đó bắt đầu thúc đẩy sự hồi phục của ngành Du lịch. Nếu như trong tháng 10 số lượng khách nội địa chỉ đạt 750 lượt thì con số này trong 2 tháng cuối năm 2021 lần lượt là 2.500 lượt và 5.250 lượt.
HĐQT CTCP Louis Holdings vừa thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, AGM). Thời gian cụ thể không được công ty công bố.
CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, ORS) mới đây công bố đơn từ nhiệm của ông Trần Sơn Hải - Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công ty. Theo đơn từ nhiệm được công bố, ông Hải cho biết không thể đảm nhận các chức danh đang nắm giữ tại ORS vì lý do cá nhân.
Ông Trần Sơn Hải sinh năm 1977, trình độ chuyên môn Tài chính ngân hàng. Ông được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT và giữ chức vụ Tổng giám đốc TPS từ 4/10/2019.
Trước đó, từ tháng 9/1/2019 đến 4/10/2019, ông Hải đảm nhận vị trí Chủ tịch Chứng khoán Tiên Phong thay bà Phạm Thị Quỳnh Trang.
![]() |
Ông Trần Sơn Hải. |
Hiện tại, Ban Tổng giám đốc của TPS có 2 người, gồm ông Trần Sơn Hải là Tổng giám đốc và bà Nguyễn Thị Lệ Tùng là Giám đốc khối tài chính.
TPS nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Trần Sơn Hải sau khi đơn vị này gây bất ngờ với kết quả kinh doanh thua lỗ đậm nhất lịch sử hoạt động. Trong quý 2, công ty báo lỗ trước thuế 161 tỷ đồng khi cắt lỗ loạt khoản đầu tư gồm cổ phiếu và trái phiếu.
Theo báo cáo tài chính công bố, tổng doanh thu hoạt động trong quý 2 của TPS là 661,7 tỷ đồng, tăng 131,6 % so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi tiết theo từng mảng hoạt động, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) trong quý 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 279,5 tỷ đồng, tăng 265,1% so với cùng kỳ 2021. Với việc sụt giảm về thanh khoản trên thị trường cổ phiếu, doanh thu mảng môi giới chứng khoán giảm 26,8% xuống 18,4 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động của TPS tăng đột biến lên 698 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ việc công ty cắt lỗ loạt danh mục gồm cổ phiếu và trái phiếu dẫn đến việc hạch toán lỗ các tài sản tài chính FVTPL là 527,9 tỷ đồng trong quý 2.
Kết quả là, Chứng khoán TPS báo lỗ 128,9 tỷ đồng, đây là kết quả kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử của công ty chứng khoán này.