Video: ô tô đi lùi né chốt kiểm tra nồng độ cồn

Chiếc Corolla Altis đi lùi trên đoạn đường dài, gây nguy hiểm cho các phương tiện cùng chiều. Phía trước là chốt cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn.

 
Đoạn video được camera hành trình ghi lại vào lúc 13h40 ngày 5/1 tại đoạn đường tránh đi ra trung tâm từ khu du lịch Tràng An, TP. Ninh Bình.
Theo tài xế của chiếc xe gắn camera hành trình, anh này đang điều khiển xe thì bị giật mình vì thấy chiếc ô tô phía trước đi lùi một cách rất nguy hiểm. Rất may, lái xe này đã kịp thời xử lý tình huống, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.
Cũng theo tài xế, đi thêm một đoạn nữa, anh phát hiện có chốt công an đang ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn của tài xế. Đây có thể là lý do khiến chiếc Corolla Altis kia bất chấp nguy hiểm để đi lùi xe.
Theo Điều 7, Nghị định 100/2019, người điều khiển xe đi lùi bị phạt tiền 10-12 triệu đồng, tước bằng lái xe 2-4 tháng.
Đồng thời, điều 10 Nghị định này cũng quy định phạt tiền 30-40 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Hành vi này sẽ bị tước bằng lái xe 22-24 tháng.

Vượt nồng độ cồn quy định, tài xế nói CSGT nên thông cảm vì còn tỉnh táo

Vi phạm nồng độ cồn 0,635mg/ lít khí thở, anh C.T.Đ cho rằng CSGT nên thông cảm cho những người có nồng độ cồn vượt mức nhưng còn tỉnh táo.

Khuya 23/3, Đội CSGT Hàng Xanh, thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC08 - Công an TP.HCM) đã tổ chức lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại cầu vượt Hàng Xanh (quận Bình Thạnh).

Hoa quả lên men, rượu nếp, thuốc... đo được nồng độ cồn: Cách nào “phản pháo” CSGT?

(Kiến Thức) - “Sử dụng các loại hoa quả hay thuốc uống có thể để lại nồng độ cồn trong hơi thở, tuy nhiên nồng độ là khá thấp. Trường hợp kiểm tra, người điều khiển phương tiện có quyền giải thích về lý do có nồng độ cồn”, LS Đăng Văn Cường nói.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực khi điều khiển phương tiện mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng.
Trong khi đó, việc có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở không chỉ có uống rượu bia mà khi ăn hoa quả chín quá mức, uống nước trái cây lên men, sử dụng thuốc uống, nước súc miệng, hay ăn thức ăn hấp bia, rượu, siro, thậm chí giấm ăn cũng có, dù ở mức thấp. Điều này khiến người dân lo lắng bị xử phạt oan.

Tài xế “ra vào trụ sở khối Nhà nước tỉnh Đồng Nai” có nồng độ cồn

(Kiến Thức) - Người đàn ông lái ôtô của một công ty bảo hiểm, có “giấy ra vào trụ sở khối Nhà nước tỉnh Đông Nai” bị phát hiện có nồng độ cồn khi lưu thông qua cửa ngõ Sài Gòn.

Tai xe “ra vao tru so khoi Nha nuoc tinh Dong Nai” co nong do con
 Khuya 29/1, lực lượng CSGT Đội Rạch Chiếc (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP HCM) đã tiến hành lập chốt trên Xa lộ Hà Nội (cửa ngõ từ các tỉnh vào trung tâm TP, đoạn thuộc địa bàn phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) để kiểm tra nồng độ cồn, test nhanh ma túy đối với tài xế ô tô, xe khách, xe tải, container...