Video: Nơi đón 40.000 trẻ mỗi năm đánh dấu thế nào để không trao nhầm con?

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm đón 35.000-40.000 trẻ chào đời, tuy nhiên suốt hơn 20 năm qua chưa từng xảy ra sai sót trao nhầm con.
 
 
 

Mời độc giả xem video Nơi đón 40.000 trẻ mỗi năm đánh dấu thế nào để không trao nhầm con?:


Trao nhầm con ở Ba Vì: Đề nghị bệnh viện hỗ trợ 300 triệu

(Kiến Thức) - Cả hai gia đình bị trao nhầm con ở Ba Vì đều thống nhất đề nghị bệnh viện hỗ trợ 300 triệu đồng. Tuy nhiên Bệnh viện Đa khoa Ba Vì cho rằng, quỹ đền bù rủi ro không đủ chi trả.

Ngày 13/7, thông tin tiếp với báo chí vụ việc trao nhầm con ở Ba Vì, bà Trần Thị Nhị Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, cùng ngày lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế Hà Nội) đã có buổi làm việc với bệnh viện này.
Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, nơi xảy ra sự việc trao nhầm con suốt 6 năm.
 Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, nơi xảy ra sự việc trao nhầm con suốt 6 năm.

Tình tiết ít biết vụ trao nhầm con ở Ba Vì

(Kiến Thức) - Trong khi xem điện thoại, ông nội cháu bé bị trao nhầm ở Ba Vì vô tình phát hiện một hình ảnh đứa trẻ giống hệt mình liền báo cho người con trai tìm hiểu. Từ đây, sự thật dần được hé lộ với niềm vui, nỗi buồn, bi kịch.

Chia sẻ với PV về sự việc trao nhầm con ở Ba Vì đang khiến dư luận xôn xao, cũng như người trong cuộc khó xử, anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, ở thôn Vân Trai, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) cho biết, 6 năm trước, gia đình trẻ của anh vui mừng đón đứa con đầu lòng là cháu Phùng T.H. (SN 1/11/2012). Tuy nhiên, càng lớn cháu càng không giống các thành viên trong gia đình nên gia đình không khỏi băn khoăn, lo nghĩ. 
Vô tình phát hiện từ tấm ảnh Facebook