Video: Bất ngờ cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước

Sau 2 năm cùng sống dưới một mái nhà, 2 bé gái từng bị trao nhầm là Lan Anh và Ngọc Yến ngày càng gắn bó khăng khít, thân thiết như chị em ruột.

Mời độc giả xem video Bất ngờ cuộc sống của 2 bé gái bị trao nhầm ở Bình Phước:


Trao nhầm con: Tổn thương tinh thần lấy gì bù đắp?

(Kiến Thức) - Không riêng Việt Nam, trên thế giới cũng xảy ra một số trường hợp trao nhầm con sau sinh tại bệnh viện. Sự việc chỉ được làm sáng tỏ sau vài năm, thậm chí là vài chục năm. Theo các chuyên gia tâm lý, không chỉ 2 đứa trẻ mà cả cha mẹ đều phải đối mặt với nhiều tổn thương tinh thần.

Những ngày qua, dư luận xôn xao việc trao nhầm con ở BV Đa khoa huyện Ba Vì. Theo đó, gia đình anh Phùng Giang Sơn phát hiện con có nhiều nét không giống mình nên đã đưa con đi xét nghiệm ADN.
Kết quả kiểm tra cho thấy người con mà vợ chồng anh Sơn nuôi nấng trong 6 năm qua không cùng huyết thống với bố mẹ. Hiện 2 em bé bị bệnh viện trao nhầm con trong sự việc trên vẫn chưa đoàn tụ với bố mẹ đẻ.

Tình tiết ít biết vụ trao nhầm con ở Ba Vì

(Kiến Thức) - Trong khi xem điện thoại, ông nội cháu bé bị trao nhầm ở Ba Vì vô tình phát hiện một hình ảnh đứa trẻ giống hệt mình liền báo cho người con trai tìm hiểu. Từ đây, sự thật dần được hé lộ với niềm vui, nỗi buồn, bi kịch.

Chia sẻ với PV về sự việc trao nhầm con ở Ba Vì đang khiến dư luận xôn xao, cũng như người trong cuộc khó xử, anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, ở thôn Vân Trai, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) cho biết, 6 năm trước, gia đình trẻ của anh vui mừng đón đứa con đầu lòng là cháu Phùng T.H. (SN 1/11/2012). Tuy nhiên, càng lớn cháu càng không giống các thành viên trong gia đình nên gia đình không khỏi băn khoăn, lo nghĩ. 
Vô tình phát hiện từ tấm ảnh Facebook

Bất ngờ nguyên nhân khiến nữ hộ sinh trao nhầm con ở Ba Vì

(Kiến Thức) -  Một trong hai nữ hộ sinh liên quan tới sự việc trao nhầm con ở Ba Vì cho rằng, thời điểm xảy ra vụ việc do bệnh viện chưa sử dụng cách nhận diện sản phụ và trẻ bằng vòng đeo tay nên mới xảy ra cơ sự này.

Sau khi xảy ra sự việc trao nhầm con ở Ba Vì, đến thời điểm này phía Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã bước đầu kỷ luật hai nữ hộ sinh liên quan đến việc trao nhầm trẻ vào 6 năm trước - bà Nguyễn Thị Thanh Mai và bà Nguyễn Thị Đức.
Trao đổi với PV về lý do trao nhầm con, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Đức cho hay, thời điểm xảy ra sự việc Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì chưa sử dụng cách nhận diện sản phụ và trẻ sơ sinh bằng vòng dây đeo tay như hiện nay, mà chỉ gọi tên rồi ra nhận con, nên đã xảy ra sự nhầm lẫn như vậy.

Video: 5 người sau đây tuyệt đối không được ăn tỏi kẻo hối hận cả đời

Tỏi là gia vị rất tốt cho sức khỏe, song có những người lại tuyệt đối không nên ăn tỏi. Hãy xem video dưới đây để biết lý do vì sao bạn nhé.

Mời độc giả xem video 5 người sau đây tuyệt đối không được ăn tỏi kẻo hối hận cả đời: 

Trao nhầm con ở Ba Vì: Không nên quá vội, quá nhanh!

(Kiến Thức) - Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, cả hai gia đình trong vụ bị trao nhầm con ở Ba Vì cần bám sát, theo dõi không nên quá vội, quá nhanh tạo áp lực quá khủng khiếp cho hai cháu bé... Nếu không các cháu dễ mắc bệnh tự kỷ.

Vụ việc trao nhầm con ở Ba Vì vẫn tiếp tục khiến dư luận dậy sóng, hiện tại một trong những dấu hỏi lớn nhất được đặt ra là việc hai gia đình sẽ trao lại con cho nhau như thế nào? Liệu việc "đổi con" có để lại hậu quả nào về mặt tâm lý cho các bé không?