Vị tướng lệnh cho tất cả sĩ quan cùng đào 1 cái rãnh?

Viên sĩ quan đã nói gì mà có thể giúp chính mình được thăng chức?

Chọn người để thăng chức

Tướng George S. Patton, vị tướng nổi tiếng trong Thế chiến II đã từng kể một câu chuyện như sau:

Lúc tôi muốn thăng cấp cho sĩ quan của mình, tôi thường tập hợp tất cả các ứng cử viên đủ điều kiện lại với nhau và đưa ra một nhiệm vụ giao cho họ cùng nhau hoàn thành.

Tôi đã nói rằng: "Chào mọi người, bây giờ tôi đề nghị mọi người đào một cái rãnh ở phía sau nhà kho, nó phải dài 8 feet, rộng 3 feet và sâu 6 inch."

Nói xong, tôi lệnh cho mọi người giải tán rồi đi vào nhà kho, quan sát các sĩ quan qua cửa sổ.

Tôi thấy họ đặt cả thuổng và cuốc trên mặt đất phía sau nhà kho và bắt đầu thảo luận tại sao tôi lại muốn họ đào một cái rãnh nông như vậy.

Có người phàn nàn rằng: Một cái rãnh sâu 6 inch thì không thể làm boong ke chứa pháo được." Có một số người cũng phàn nàn rằng: "Chúng ta là sĩ quan, những việc tốn sức như thế này thì nên để cho những sĩ binh kia làm chứ."

Cuối cùng, có một người lớn tiếng nói: "Chúng ta đào cái hố này xong thì bỏ đi chỗ khác đi, lão già đó muốn dùng cái rãnh này để làm gì thì kệ ông ta đi."

Tướng quân George S. Patton đã viết: "Anh chàng lớn tiếng đó đã được tôi chọn là người được thăng chức, tôi cần chọn ra một người có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không phàn nàn oán trách bất cứ một điều gì cả."

Vi tuong lenh cho tat ca si quan cung dao 1 cai ranh?

Không phàn nàn, oán trách

Ở nơi bạn làm việc có người như thế này không: Họ luôn phàn nàn ông chủ khó tính, oán trách đồng nghiệp không thân thiện và khách hàng thì quá tệ.

Họ luôn phàn nàn rằng phải tăng ca quá nhiều, làm việc quá mệt, có quá nhiều việc phải làm và họ chỉ nhận được mức lương thấp nhất, phải ăn đồ ăn dở tệ nhất và được nghỉ ít ngày phép năm nhất.

Nhưng bạn biết không, những người càng hay phàn nàn, oán trách thì càng không được lãnh đạo công nhận, không được đồng nghiệp tôn trọng, không được khách hàng cảm thông và thấu hiểu.

Người càng thích phàn nàn thì càng không có cơ hội thăng tiến, càng không có khả năng được tăng lương. Thật ra mà nói, phàn nàn, oán trách chính là một hành vi tồi tệ nhất, vô dụng nhất, thậm chí nó còn phản tác dụng nhất trên thế giới này.

Thứ nhất, phàn nàn, oán trách là một nguồn năng lượng tiêu cực, nó không chỉ làm mất đi năng lượng tích cực của bản thân mà còn làm ảnh hưởng đến tâm trạng của những người xung quanh bạn.

Thứ hai, càng thích phàn nàn, oán trách thì càng không may mắn. Khi một người không nhận ra được vấn đề của chính bản thân mình thì đó mới chính là vấn đề lớn nhất, những người xung quanh chỉ góp một phần rất nhỏ trong đó mà thôi.

Thứ ba, phàn nàn, oán trách không bao giờ giúp giải quyết được bất kì vấn đề gì trong cuộc sống của chúng ta.

Số lượng công việc sẽ không ngừng lại chỉ vì bạn phàn nàn, lãnh đạo cũng sẽ không thiên vị với bạn khi bạn phàn nàn, đồng nghiệp cũng sẽ không nhìn bạn với con mắt khác khi bạn cứ mở miệng là nói lời phàn nàn, oán trách.

Vì vậy, thay vì phàn nàn, oán trách, bạn hãy thay đổi bản thân, thay đổi thái độ sống của chính mình.

Vi tuong lenh cho tat ca si quan cung dao 1 cai ranh?-Hinh-2

Nếu lương của bạn còn thấp, hãy có gắng nỗ lực để bản thân càng trở nên có giá trị.

Nếu phải tăng ca thường xuyên, hãy cố gắng không lãng phí thời gian để làm việc thật chăm chỉ.

Nếu lãnh đạo quá nghiêm khắc, hãy cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhất.

Rồi mọi thứ tốt đẹp, như ý sẽ đến với người biết cố gắng hết mình, biết sống và làm việc với thái độ tích cực vươn lên.

Ai được người dân suy tôn là “Vị tướng Bồ Tát“?

Ông là tướng giỏi, có công xây dựng vương triều. Sau khi qua đời, ông được nhân dân suy tôn là "Vị tướng Bồ Tát".

Ai duoc nguoi dan suy ton la “Vi tuong Bo Tat“?

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, Nguyễn Hữu Dật là một trong những danh tướng lẫy lừng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, người duy nhất được suy tôn làm “Vị tướng Bồ Tát”.

Ai duoc nguoi dan suy ton la “Vi tuong Bo Tat“?-Hinh-2

Nguyễn Hữu Dật (1603-1681) là danh tướng sống trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông có công giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ Đàng Trong.

Vị tướng nào đánh tan quân Tống, bắt sống vua Chiêm?

Đây là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1075-1077 và bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4) trong chiến tranh Đại Việt - Chiêm Thành. 

Vi tuong nao danh tan quan Tong, bat song vua Chiem?
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Thường Kiệt là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1075-1077.