Vì sao ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn?

(Kiến Thức) - Theo tạp chí The Economist, ưu thế quân sự của Mỹ bị xói mòn, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ráo riết phát triển khí tài công nghệ cao.

Trong những năm 1950,  Mỹ đã hóa giải lợi thế về số lượng lính chính qui của Liên Xô bằng cách thúc đẩy vũ khí hạt nhân.
Từ những năm cuối thập niên 1970, sau khi Liên Xô thu hẹp khoảng cách hạt nhân, Mỹ đã bắt đầu đầu tư vào các công nghệ mới, với tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao. Một phần tư thế kỷ sau đó, Mỹ vẫn ở vị thế thống lĩnh về quân sự.
Vi sao uu the quan su My bi xoi mon?
Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn cam kết mua 2500 chiến đấu cơ "bán tàng hình" F-35 chưa đưa vào biên chế đã bị lỗi thời. 
Vào lúc này, ưu thế quân sự Mỹ bị xói mòn. Tại sao lại như vậy?
Các công nghệ giúp Mỹ và phương Tây áp đảo về quân sự đã nhanh chóng lan sang những kẻ thù tiềm năng. Đặc biệt là tên lửa tự dẫn đường có độ chính xác cao khá dễ kiếm trên thế giới và giá lại rẻ nữa.
Thay vì đầu tư vào các thế hệ tiếp theo của các loại vũ khí công nghệ cao để duy trì khoảng cách vượt xa đối thủ cạnh tranh quân sự, Lầu Năm Góc lại tập trung nhiều hơn vào nhu cầu rất khác nhau của hoạt động chống chiến tranh du kích ở Iraq và Afghanistan.
Trong khi Washington bị phân tâm, Trung Quốc hối hả phát triển năng lực quân sự hết sức qui mô được thiết kế đặc biệt để chống lại sức mạnh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Trong hơn hai thập niên, Trung Quốc đầu tư 10% ngân sách quốc phòng mỗi năm cho kho vũ khí gồm tàu ngầm, hệ thống phòng không tích hợp tinh vi (iAds) và chiến trang mạng.
Tất cả chỉ để phục vụ mục đích gây nguy hiểm cho tàu sân bay Mỹ hoạt động gần để triển khai máy bay chiến thuật hoặc tên lửa có cánh. Người Trung Quốc gọi đó là "chiến thắng cuộc chiến cục bộ trong điều kiện công nghệ cao".
Vi sao uu the quan su My bi xoi mon?-Hinh-2
 Quân đội Mỹ lại không chịu dồn tiền cho các loại khí tài mới đóng vai trò thay đổi cuộc chơi như máy bay không người lái tàng hình X47-B.
Trong khi đó, Quân đội Mỹ lại không mấy mặn mà với việc loại bỏ “các chương trình truyền thống (lỗi thời)” để dồn tiền cho các loại khí tài mới đóng vai trò thay đổi cuộc chơi, chẳng hạn như máy bay không người lái tàng hình có thể không kích và bay trong không phận nguy hiểm nhất.
Ví dụ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cam kết mua 2.500 chiến đấu cơ “bán tàng hình” F-35, bất chấp khả năng hạn chế của loại chiến đấu cơ này.
Vi sao uu the quan su My bi xoi mon?-Hinh-3
Tàu khu trục Zumwalt có giá vài tỷ USD nhưng lại rất dễ bị tổn thương.
Hải quân Mỹ vẫn khăng khăng đầu tư vào 11 tàu khu trục quá đắt tiền nhưng dễ bị tổn thương, trong khi các khí tài ngầm dưới biển cả người lái và không người lái có thể được trang bị tốt hơn để đối phó kẻ thù bằng công nghệ chống xâm nhập tiên tiến.
Bắt phi công chiến đấu và thủy thủ từ bỏ thứ “đồ chơi quen thuộc” của họ là không mấy dễ dàng. Thế nhưng, tiến bộ về khoa học-công nghệ mới giúp Mỹ duy trì lợi thế quân sự - chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho các hệ thống không người lái đến từ các công ty công nghệ tiêu dùng ở Silicon Valley.
Mỹ quyết tâm giành lại thế mạnh quân sự thông qua một chiến lược bù trừ thứ ba. Nhưng ngay cả khi ý chí chính trị và khả năng suất sắc về kỹ thuật có thể được huy động một lần nữa, sự  thống trị về quân sự đòi hỏi phải có nỗ lực liên tục đổi mới vì công nghệ được truyền bá nhanh hơn rất nhiều trong thời đại ngày nay. Góp phần đắc lực vào việc phổ biến công nghệ này chính là một dự án trước đây mà Quân đội Mỹ giúp thai nghén hình thành và đó chính là Internet.

Diễn văn của bà Clinton: Thừa đề xuất, thiếu lửa

(Kiến Thức) - Ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ  Hillary Clinton chính thức ra tranh cử tổng thống Mỹ 2016 với một bài diễn văn thừa đề xuất, thiếu lửa nhiệt tình.

Trong bài phát biểu chính thức ra tranh cử tổng thống dài 45 phút trên đảo Roosevelt, bang New York, bà Hillary Clinton đã đưa ra nhiều đề xuất mà đảng Dân chủ quan tâm.

Dien van tranh cu cua ba Clinton: Thua de xuat, thieu lua
Bà Hillary Clinton phát biểu chính thức ra tranh cử tổng thống trên đảo Roosevelt ở New York 
Tại cuộc mít tinh được truyền hình toàn quốc, bà Hillary Clinton phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ rằng bà muốn làm tổng thống của toàn dân Mỹ, kể cả của những người bị bỏ rơi sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Bà nói: "Nước Mỹ không thành công được nếu quý vị không thành công và đó là lý do tôi ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ". Bà Hillary Clinton nói tiếp: "Giàu có, thịnh vượng không chỉ dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý quỹ đầu tư. Dân chủ không chỉ dành cho các nhà tỷ phú”.  
Kể từ khi tuyên bố sẽ ra tranh cử hồi tháng Tư, bà Hillary Clinton đã kín đáo đột phá hai bang Iowa và New Hampshire, dưới vỏ bọc gây quỹ. Bà đã đăng đàn phát biểu có chọn lọc về các vấn đề nóng bỏng - đặc biệt là vấn đề di dân, tư pháp  và quyền bỏ phiếu…và tránh đụng chạm các vấn đề có thể gây chia rẽ trong đảng Dân chủ như thương mại tự do hoặc triển vọng can thiệp vào Trung Đông. Có thể nói, đó chính là thời diểm thăm dò và lắng nghe của bà Hillary Clinton.
Phù hợp với chiến dịch tranh cử không chính thức, bài phát biểu hôm 13/6 của bà Hillary Clinton đã đi vào thực chất và khá tự do nhưng hơi “thiếu lửa”. Bà Clinton đã chọn Công viên Bốn Tự do, một địa điểm mang tính biểu tượng, để tuyên bố chính thức  chạy đua vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Bắt đầu bằng lời ca ngợi "bốn quyền tự do" của cố Tổng thống Roosevelt, nhưng bà Hillary Clinton lại tập trung vào "bốn cuộc chiến”. Đó là mang lại việc làm cho tầng lớp trung lưu; hỗ trợ các gia đình với các chính sách vì người lao động; duy trì sự lãnh đạo đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng; cải cách chính phủ và hồi sinh dân chủ. 
Để làm rõ  “bốn cuộc chiến” khái quát mơ hồ nói trên, bà Clinton đề cập đến năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng tài chính, phổ cập giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em, giáo dục đại học, y tế, trả tiền nghỉ phép cho gia đình, trả lương bình đẳng cho phụ nữ, cấm phân biệt đối xử với người đồng tính và người chuyển giới…
Sau bài phát biểu nói trên, không ai có thể chỉ trích bà Hillary Clinton không có chương trình nghị sự. Trên thực tế, không một ai trong số các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đưa ra nhiều đề xuất đến thế. 
Các cuộc thăm dò gần đây đã chỉ ra rằng đa số cử tri chưa tin tưởng con người bà Hillary Clinton. Bà dường như đang đánh cược rằng chính sách và thực chất có thể thay thế cho nhân cách.
Tuần này, bà Hillary Clinton sẽ đến các bang  Iowa, New Hampshire, South Carolina và Nevada. Bà sẽ cụ thể hóa  tầm nhìn của mình với các bài phát biểu về chính sách.
Các cố vấn của bà Hillary Clinton luôn lo lắng về việc bài phát biểu hôm 13/6 của bà tỏ ra hơi “thiếu lửa”. Nhưng người ta tự hỏi liệu đó có phải là chủ ý để mang lại cho bà Hillary Clinton cái chất bình dân? Để giảm bớt ánh hào quang của sự nổi tiếng  luôn đeo bám lấy bà, Hillary Clinton muốn tự thể  hiện mình là  một ứng cử viên tổng thống bình dị, không quá hào nhoáng và có rất nhiều kế hoạch cụ thể.
Năm 2008, bà Hillary Clinton đã vô vọng thuyết phục các cử tri Dân chủ rằng ứng cử viên  Barack Obama nặng về phong cách nhưng thiếu thực chất. Nhưng lần này, bà Hillary Clinton hy vọng sẽ không phải làm như vậy vì xem ra bà không có đối thủ cạnh tranh tầm cỡ như ông Obama.
Về mặt kỹ thuật, cho đến nay mới có ba ứng cử viên tổng thống khác của đảng Dân chủ, nhưng bà Clinton luôn dẫn trước họ tới 48%. Bà Clinton muốn làm tốt công việc phải làm trong một cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Dân chủ mà bà tỏ ra quá vượt trội.

Tranh chấp Biển Đông dẫn đến Chiến tranh lạnh Trung-Mỹ?

(Kiến Thức) - Liệu hành động trả đũa lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp Biển Đông có dẫn đến Chiến tranh lạnh Trung-Mỹ?

Theo giáo sư Minxin Pei của Claremont McKenna College (California, Mỹ), trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ gần đây do dự án đắp đảo khổng lồ của Trung Quốc ở Biển Đông, câu hỏi liên quan đến tranh chấp Biển Đông này đã trở nên cấp bách.
Tranh chap Bien Dong dan den Chien tranh lanh Trung-My?
Giáo sư Minxin Pei: “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ biến thành "Cơn ác mộng ở Biển Đông”.
Các “đảo nhân tạo” này sẽ không thể tự vệ trong một cuộc xung đột, mà chỉ có thể hỗ trợ cho an ninh và các tuyến đường biển của Trung Quốc về thông tin liên lạc.  Bắc Kinh hy vọng rằng bằng cách mở rộng sự hiện diện vật lý ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ củng cố yêu sách chủ quyền đối hầu hết diện tích Biển Đông.  Nhưng điều này có vẻ như  mơ tưởng  hão huyền  vì về mặt pháp lý, luật pháp quốc tế không cho phép Trung Quốc chủ quyền lãnh thổ trên không phận và  vùng nước rộng 12 hải lý xung quanh các “đảo nhân tạo”.