Diễn văn của bà Clinton: Thừa đề xuất, thiếu lửa

(Kiến Thức) - Ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ  Hillary Clinton chính thức ra tranh cử tổng thống Mỹ 2016 với một bài diễn văn thừa đề xuất, thiếu lửa nhiệt tình.

Trong bài phát biểu chính thức ra tranh cử tổng thống dài 45 phút trên đảo Roosevelt, bang New York, bà Hillary Clinton đã đưa ra nhiều đề xuất mà đảng Dân chủ quan tâm.

Dien van tranh cu cua ba Clinton: Thua de xuat, thieu lua
Bà Hillary Clinton phát biểu chính thức ra tranh cử tổng thống trên đảo Roosevelt ở New York 
Tại cuộc mít tinh được truyền hình toàn quốc, bà Hillary Clinton phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ rằng bà muốn làm tổng thống của toàn dân Mỹ, kể cả của những người bị bỏ rơi sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Bà nói: "Nước Mỹ không thành công được nếu quý vị không thành công và đó là lý do tôi ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ". Bà Hillary Clinton nói tiếp: "Giàu có, thịnh vượng không chỉ dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý quỹ đầu tư. Dân chủ không chỉ dành cho các nhà tỷ phú”.  
Kể từ khi tuyên bố sẽ ra tranh cử hồi tháng Tư, bà Hillary Clinton đã kín đáo đột phá hai bang Iowa và New Hampshire, dưới vỏ bọc gây quỹ. Bà đã đăng đàn phát biểu có chọn lọc về các vấn đề nóng bỏng - đặc biệt là vấn đề di dân, tư pháp  và quyền bỏ phiếu…và tránh đụng chạm các vấn đề có thể gây chia rẽ trong đảng Dân chủ như thương mại tự do hoặc triển vọng can thiệp vào Trung Đông. Có thể nói, đó chính là thời diểm thăm dò và lắng nghe của bà Hillary Clinton.
Phù hợp với chiến dịch tranh cử không chính thức, bài phát biểu hôm 13/6 của bà Hillary Clinton đã đi vào thực chất và khá tự do nhưng hơi “thiếu lửa”. Bà Clinton đã chọn Công viên Bốn Tự do, một địa điểm mang tính biểu tượng, để tuyên bố chính thức  chạy đua vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Bắt đầu bằng lời ca ngợi "bốn quyền tự do" của cố Tổng thống Roosevelt, nhưng bà Hillary Clinton lại tập trung vào "bốn cuộc chiến”. Đó là mang lại việc làm cho tầng lớp trung lưu; hỗ trợ các gia đình với các chính sách vì người lao động; duy trì sự lãnh đạo đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng; cải cách chính phủ và hồi sinh dân chủ. 
Để làm rõ  “bốn cuộc chiến” khái quát mơ hồ nói trên, bà Clinton đề cập đến năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng tài chính, phổ cập giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em, giáo dục đại học, y tế, trả tiền nghỉ phép cho gia đình, trả lương bình đẳng cho phụ nữ, cấm phân biệt đối xử với người đồng tính và người chuyển giới…
Sau bài phát biểu nói trên, không ai có thể chỉ trích bà Hillary Clinton không có chương trình nghị sự. Trên thực tế, không một ai trong số các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đưa ra nhiều đề xuất đến thế. 
Các cuộc thăm dò gần đây đã chỉ ra rằng đa số cử tri chưa tin tưởng con người bà Hillary Clinton. Bà dường như đang đánh cược rằng chính sách và thực chất có thể thay thế cho nhân cách.
Tuần này, bà Hillary Clinton sẽ đến các bang  Iowa, New Hampshire, South Carolina và Nevada. Bà sẽ cụ thể hóa  tầm nhìn của mình với các bài phát biểu về chính sách.
Các cố vấn của bà Hillary Clinton luôn lo lắng về việc bài phát biểu hôm 13/6 của bà tỏ ra hơi “thiếu lửa”. Nhưng người ta tự hỏi liệu đó có phải là chủ ý để mang lại cho bà Hillary Clinton cái chất bình dân? Để giảm bớt ánh hào quang của sự nổi tiếng  luôn đeo bám lấy bà, Hillary Clinton muốn tự thể  hiện mình là  một ứng cử viên tổng thống bình dị, không quá hào nhoáng và có rất nhiều kế hoạch cụ thể.
Năm 2008, bà Hillary Clinton đã vô vọng thuyết phục các cử tri Dân chủ rằng ứng cử viên  Barack Obama nặng về phong cách nhưng thiếu thực chất. Nhưng lần này, bà Hillary Clinton hy vọng sẽ không phải làm như vậy vì xem ra bà không có đối thủ cạnh tranh tầm cỡ như ông Obama.
Về mặt kỹ thuật, cho đến nay mới có ba ứng cử viên tổng thống khác của đảng Dân chủ, nhưng bà Clinton luôn dẫn trước họ tới 48%. Bà Clinton muốn làm tốt công việc phải làm trong một cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Dân chủ mà bà tỏ ra quá vượt trội.

Chuyên gia Nga: Tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu

(Kiến Thức) - Tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu và mọi cuộc xung đột quân sự ở Biển Đông đều dẫn đến hậu quả chính trị-kinh tế tầm cỡ thế giới.

Đó là nhận định của chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) trong một bài biết đăng trên Lenta.ru.
Chuyen gia Nga: Tranh chap Bien Dong da mang tinh toan cau
Chuyên gia Nga: Tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu 
Theo chuyên gia Vasily Kashin, diễn biến của Đối thoại Shangri-La 14 cho thấy tranh chấp Biển Đông đã mang tính toàn cầu. Đây không chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, mà còn thu hút sự chú ý của các thế lực quốc tế, trước hết là Mỹ.

Bà Hillary Clinton: Sắc sảo chính trường và bao dung đời thường

(Kiến Thức) - Hillary Clinton là ứng viên đảng Dân chủ sáng giá nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, nhưng con đường vào Nhà Trắng của bà còn lắm chông gai.

Thật thú vị khi được chứng kiến cách xử lý tình huống của bà Hillary Rodham Clinon trên chính trường cũng như trong đời thường.
Ba Hillary Clinton: Sac sao chinh truong va bao dung doi thuong
Hillary Clinton được tạp chí Forrbes bầu chọn là một trong 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Hillary Rodham Clinton  sinh ngày 26/10/1947 từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ (2009-2013) và là Thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang New York từ năm 2001 đến năm 2009. Bà cũng là Đệ nhất phu nhân từ năm 1993 đến năm 2001. Tháng 9/2006, bà Hillary Clinton được tạp chí Forrbes bầu chọn là một trong 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, đứng thứ 18.