Vì sao thủ đô Brussels bị IS tấn công khủng bố?

(Kiến Thức) - Vì sao Brussels bị IS tấn công khủng bố? Đó là câu hỏi mà giới phân tích đang tìm cách đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

Các vụ đánh bom tự sát ngày 22/3, mà nhóm khủng bố có tên Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm, đã giết 34 người và làm bị thương hàng trăm người khác tại sân bay quốc tế Brussels và một ga tàu điện ngầm ở ngay trung tâm thủ đô Brussels nước Bỉ.
Vì sao những kẻ khủng bố lại chọn Brussels làm mục tiêu tấn công?
Vì sao những kẻ khủng bố lại chọn Brussels làm mục tiêu tấn công? 
Vì sao những kẻ khủng bố lại chọn Brussels?
Thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ là mục tiêu tấn công hàng đầu của những kẻ theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Đó là nơi đặt trụ sở chính của Liên minh Châu Âu (EU), NATO và cũng là nơi đặt đầu não chính trị của Vương quốc Bỉ. Không những thế chính quyền Brussels đã gặp nhiều khó khăn với các nhóm Hồi giáo cực đoan trong nhiều năm qua và hàng trăm công dân Bỉ đã bị dụ dỗ đi theo cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.
Một số thành phố đã trở thành nơi đặt căn cứ của các tiểu tổ Hồi giáo cực đoan, nhưng các tiểu tổ hoạt động tích cực nhất đều ở Brussels, đặc biệt ở khu Molenbeek ở phía tây nam Brussels - nơi tập trung đông dân cư là người gốc Ma-rốc.
Một số kẻ đánh bom liều chết và các tay súng tấn công Paris hồi tháng 11/2015, làm chết 130 người, đã từng sống tại Molenbeek.
Vi sao thu do Brussels bi IS tan cong khung bo?-Hinh-2
Nghi phạm chính không chết trong các cuộc tấn công Paris, Salah Abdelsalam, đã trở về Bỉ và đã lẩn trốn đến khi bị bắt vào ngày 18/3.
Nghi phạm chính không chết trong các cuộc tấn công Paris, Salah Abdelsalam, đã trở về Bỉ và đã lẩn trốn đến ngày 18/3, ngày mà tên này và một đồng phạm bị bắt sống ở gần Molenbeek.
Các cuộc tấn công có chuẩn bị hay hành động báo thù?
Liệu có phải các cuộc đánh bom đẫm máu ở Brussels hôm 22/3 là nhằm trả đũa cho vụ hai kẻ Hồi giáo cực đoan bị bắt sống hôm 18/3?
Các vụ bắt giữ này rõ ràng là một cú đòn mạnh giáng vào IS và những phần tử thánh chiến Hồi giáo ở Bỉ.
Abdelsalam được coi là một chuyên gia tổ chức hậu cần trong các vụ tấn công Paris. Tên này thuê các căn hộ, lái xe chở các tay súng đi ngang Châu Âu và mua các thiết bị chế bom. Vài ngày trước khi bị bắt, một đồng phạm cùng trốn là Mohamed Beilkaid đã bị cảnh sát bắn chết.
"Có vẻ như các vụ tấn công đã được lên kế hoạch và do có các vụ bắt bớ nên kế hoạch tấn công đã được đẩy sớm lên, bởi những kẻ khủng bố biết rằng chúng đang bị săn lùng," Giáo sư Dave Sinardet từ đại học Vrije Universiteit Brussel nói.
Thực ra Brussels đã nỗ lực đối phó với nguy cơ xảy ra các vụ tấn công hỗn hợp sau khi có một đe dọa rõ rệt 10 ngày sau các vụ tấn công Paris. Trong những ngày qua, thành phố đã bị đặt trong tình trạng giới nghiêm - rất giống với những gì xảy ra hôm 22/3, khi hệ thống giao thông công cộng bị tê liệt và người dân được khuyến cáo tránh đi lại.
Các lực lượng an ninh Bỉ đã thất bại?
Những kẻ vũ trang đầy đủ đã tiến được vào bên trong sân bay Zaventem, nổ súng và kích hoạt khối thuốc nổ mà chúng mang theo mình. Chừng một giờ sau, một người đàn ông khác đã vào được bên trong một ga tàu điện ngầm chỉ cách trụ sở chính của EU có một đoạn ngắn và đánh bom tự sát.
Các lực lượng an ninh đã từng triển khai lực lượng hồi tháng 11/2015, báo động khủng bố đã được đặt ở mức báo động cao thứ nhì và binh lính đã sẵn sàng triển khai trên đường phố ở một số thành phố của Vương quốc Bỉ.
Vi sao thu do Brussels bi IS tan cong khung bo?-Hinh-3
Những người bị thương trong vụ đánh bom ở Brussels ngày 22/3.
Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát Bỉ đã bị oằn lưng trước sức nặng của mối đe dọa liên tục từ những phần tử Hồi giáo cực đoan. Và họ cũng phải chịu cả những áp lực từ trong cơ cấu tổ chức.Brussels là một thủ đô Châu Âu tương đối nhỏ, nhưng vẫn có tới sáu khu vực cảnh sát. Hệ thống camera an ninh CCTV thì sơ sài hơn nhiều so với London và Paris.
Tuy nhiên, kiểu tấn công khủng bố như ngày 22/3 là rất khó có thể ngăn chặn.
Liệu sẽ có thêm các vụ tấn công khủng bố khác nữa?
Một trong các nghi phạm tấn công sân bay quốc tế Brussels (người đàn ông đội mũ ở bên phải bức hình) đang trốn và cảnh sát đang tích cực săn lùng hai nghi phạm khác sau các vụ tấn công Paris, cùng là đồng phạm của Salah Abdelsalam.
Một trong những nghi phạm vụ tấn công khủng bố Paris là Najim Laachraoui, người có dấu vân tay được tìm thấy ở căn hộ tại Brussels nơi chế bom để đánh vụ Paris, và một tên khác là Mohamed Abrini, công dân Bỉ và là một kẻ Hồi giáo cực đoan.
Sau các vụ tấn công Paris, chuyên gia chống khủng bố người Mỹ, Clint Watts, viết về "thuyết tảng băng trong các âm mưu khủng bố": mỗi kẻ tấn công thường có một số kẻ hỗ trợ và những kẻ mà ta thấy được thì chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Ông Watts cho rằng các vụ đánh bom Brussels là "bụi phóng xạ" của các vụ tấn công Paris. Điều chưa rõ ở đây là liệu có còn kế hoạch khác nữa để gây đổ máu thêm hay không.
Video hiện trường vụ đánh bom kép tại sân bay quốc tế Brussels (Nguồn SkyNews):

Bắt giữ Abdelsalem châm ngòi đánh bom khủng bố ở Bỉ?

(Kiến Thức) - Việc bắt giữ Salah Abdelsalem - kẻ lên kế hoạch tấn công khủng bố Paris - có thể đã châm ngòi các vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ.

Giới chức an ninh Bỉ thừa nhận các vụ đánh bom khủng bố ở Bỉ hôm 22/3 có thể là kết quả của vụ bắt giữ Salah Abdelsalem vì sợ tên này có thể đã tiết lộ kế hoạch tấn công khủng bố khi bị thẩm vấn.
Bat giu Abdelsalem cham ngoi danh bom khung bo o Bi?
Salah Abdelsalem, 26 tuổi, một công dân Pháp gốc Marốc, là kẻ khủng bố sống sót duy nhất của các cuộc tấn công đẫm máu ở  Paris cách đây 5 tháng. 
Salah Abdelsalem, 26 tuổi, một công dân Pháp gốc Marốc, là kẻ khủng bố sống sót duy nhất của các cuộc tấn công đẫm máu ở  Paris cách đây 5 tháng. Bảy tên khủng bố khác đã thiệt mạng, trong đó có anh trai của Salah. Hắn đã bị cảnh sát chống khủng bố của Bỉ bắt giữ ngày 18/3 tại một ngôi nhà ở khu vực Molenbeek thuộc thủ đô Brussels - một lò đào tạo chiến binh thánh chiến khét tiếng, sau một cuộc đọ súng với cảnh sát. Ba nghi phạm khác cũng đã bị bắt giữ trong cuộc đột kích Molenbeek.

Chiến dịch không kích của Nga ở Syria: Thành tựu ít biết

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích của Nga ở  Syria đã rất thành công, trong đó có những thành tựu ít được biết đến.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gây bất ngờ khi ông quyết định rút bớt “lực lượng chính” của nước này khỏi Syria. Dư luận ca ngợi chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã rất thành công, nhưng có một số thành tựu ít được biết đến.
Chien dich khong kich cua Nga o Syria: Thanh tuu it biet
Binh sĩ quân đội Syria tại căn cứ không quân Kuweires, phía đông Aleppo.
Tiêu diệt nhiều thủ lĩnh khủng bố
Hồi cuối tháng 12/2015, một trong những thủ lĩnh cấp cao của tổ chức khủng bố Jaysh al-Islam đã bị tiêu diệt trong đợt không kích của Nga ở Đông Ghouta.
Jaysh al-Islam, nhóm phiến quân nổi dậy lớn nhất xung quanh Damascus, đang cố thiết lập một Vương quốc Hồi giáo tại Syria. Với hơn 25 nghìn chiến binh, nhóm phiến quân này nhận được sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên, sau những đợt ném bom của chiến đấu cơ Nga, Jaysh al-Islam đã mất nhiều thủ lĩnh chủ chốt. Ngoài ra, lực lượng Nga cũng tiêu diệt nhiều chỉ huy phiến quân khác.
Những thắng lợi lớn trên chiến trường
Nga phát động chiến dịch không kích ở Syria ngày 30/9/2015 vào thời điểm quân đội Syria đang bị dồn ép trên nhiều mặt trận.
Trong nhiều tuần sau đó, quân đội Syria, với sự yểm trợ hỏa lực của Nga, đã phá vỡ vòng vây mà nhóm khủng bố IS thiết lập quanh căn cứ không quân Kuweires trong suốt ba năm, đồng thời cắt đứt tuyến tiếp tế quan trọng của nhóm phiến quân tới Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria.
Ngoài ra, lực lượng chính phủ Damascus cũng có được những thắng lợi vang dội tại tỉnh trọng yếu Latakia trong khi thành phố Deir ez-Zor nhận được viện trợ nhân đạo. Hiện, quân đội Syria đang chuẩn bị chiến dịch giải phóng thành phố cổ Palmyra của tỉnh Homs.
Chien dich khong kich cua Nga o Syria: Thanh tuu it biet-Hinh-2
Xe tăng T-90 của Nga.