Đập thủy điện Trung Quốc chắn sông Mekong: Hạ lưu “lãnh đủ”

Mỗi con đập mà Trung Quốc xây trên thượng lưu sông Mekong đều gây ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy và tác động lâu dài tới vùng hạ lưu.

Nhu cầu lớn của Trung Quốc
Khoảng một thế kỷ trước đây, những người theo chủ nghĩa Mác tin vào cái gọi là “chế độ chuyên quyền phương Đông” xuất hiện ở châu Á vì nhu cầu kiểm soát nguồn nước ở Trung Quốc và các nơi khác. Năm 1957, nhà xã hội học người Mỹ gốc Đức Karl Wittfogel xuất bản nghiên cứu về chủ đề này, cảnh báo rằng nhu cầu kiểm soát nước tưới tiêu và các mục đích khác trong khu vực đã khai sinh ra một nhà nước toàn trị không giống bất kỳ mô hình nào từng phát triển ở phương Tây.
Theo các nhà phân tích, ngày nay, Trung Quốc một lần nữa tìm tới nước như một trong những đòn bẩy chiến lược mạnh mẽ nhất của nước này.
Ở hầu hết các khu vực trên thế giới ngày nay, nước là nguồn tài nguyên quý giá hơn nhiều so với dầu mỏ, nguồn vàng đen từng "ngự trị" thế kỷ 20. Quá nhiều người đang sống thiếu nước. Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt “khủng hoảng nguồn nước” là nguy cơ xã hội số một của nhân loại. Trong khi đó, Trung Quốc là nơi sinh sống của 21% dân số thế giới, nhưng chỉ có 7% lượng nước ngọt của thế giới. Đất nước này có nhiều khu vực khô hạn, với hơn 15% diện tích đất đại được xếp vào dạng sa mạc. Mở rộng canh tác cho tưới tiêu trồng trọt, sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, sự nổi lên của tầng lớp trung lưu dẫn tới nhu cầu nước nhiều hơn.
Để mang lại nguồn nước cho hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc từ lâu đã cam kết kiểm soát “bể chứa nước của châu Á” - cao nguyên Tây Tạng. “Bể chứa” này nuôi các dòng sông băng, suối ngầm, hồ trên núi rộng lớn và thác nước cao chót vót ở khắp châu Á. Cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya bao quanh giữ đầu nguồn của nhiều con sông lớn nhất châu lục, trong đó có Hoàng Hà, Dương Tử, sông Mekong, sông Hằng, Salween Sutej và Brahmaputra – tất cả kết hợp để cung cấp nước cho gần một nửa dân số thế giới. Để giải quyết khủng hoảng nước riêng của mình, Trung Quốc đã xây đập trên các con sông chảy từ Tây Tạng, chuyển hướng dòng nước thường đổ vào các nước láng giềng châu Á.
Dap thuy dien Trung Quoc chan song Mekong: Ha luu “lanh du”
Đập Tiểu Loan trên dòng sông Mekong của Trung Quốc. Ảnh: International Rivers.
Nguy cơ bất ổn an ninh lương thực
Theo Tổ chức sông ngòi quốc tế, Trung Quốc đã xây dựng và đưa vào hoạt động 6 đập thủy điện trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và có kế hoạch xây dựng chuỗi 7 đập trên đoạn sông này. Đã có rất nhiều mối quan tâm từ cộng đồng hạ lưu sông Mekong về sự ảnh hưởng của các con đập này tới cuộc sống và sinh kế của họ. Washington Times hồi tháng 1 có bài viết đánh giá rằng chuỗi các đập của Trung Quốc sẽ gây ra thay đổi về mực nước và tác động tới hạ lưu, nơi hàng chục triệu dân các nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan sống phụ thuộc vào dòng sông này.
Chuyên gia về Đông Nam Á Milton Osborne tại Viện Lowy, tổ chức tư vấn chính sách quốc tế ở Australia, cho rằng chỉ 13,5% lượng nước sông Mekong chảy qua Trung Quốc, song thực tế nguồn nước sông Mekong chảy qua Trung Quốc có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì dòng chảy vào mùa khô cho các nước ở hạ lưu, và có thể chiếm tới 40% tổng lưu lượng của cả dòng sông.Vị chuyên gia này cảnh báo rằng mỗi con đập mà Trung Quốc xây dựng đều tạo ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy lớn hơn, “đặc biệt là khi cả đập Tiểu Loan và Nọa Trác Độ đều có vai trò là những đập trữ nước, hạn chế dòng chảy của sông”. Ngoài ra, ông Osborne nhấn mạnh việc Trung Quốc đồng thời đưa tới 6 con đập vào hoạt động "sẽ gây tác động lâu dài tới vùng hạ lưu", trong đó có việc ngăn chặn dòng nước chứa phù sa nhiều dưỡng chất chảy xuôi dòng sông Mekong.
Trước đó, Tổ chức Sông ngòi quốc tế đã công bố nghiên cứu tóm tắt dựa trên cơ sở lý luận và dữ liệu giám sát để làm rõ những tác động về thủy văn, thủy sản và trầm tích gây ra cho khu vực hạ lưu do chuỗi đập của Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong.
Do sông Lan Thương đóng góp 45% lượng nước cho sông Mekong vào mùa khô, nên sẽ tác động lớn tới thay đổi dòng chảy ở hạ lưu. Lưu lượng dòng chảy ở Chiang Saen, Thái Lan, có thể tăng tới hơn 100% vào mùa khô. Sự gia tăng mực nước trong mùa khô sẽ làm giảm đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp theo mùa. Hàng triệu nhà nông sinh sống ven sông Mekong và sinh kế của họ sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nếu mất đất trồng trọt. Vào mùa mưa, do chuỗi đập thủy điện ở Lan Thương trữ nước, lưu lượng nước tại Chiang Saen lại giảm khoảng 30%. Điều này sẽ thu nhỏ diện tích vùng đồng bằng ngập nước và giảm nguồn phù sa màu mỡ lắng xuống.
Các đập Trung Quốc xây dựng ở Mekong cũng làm thay đổi nhiệt độ nước. Sau khi đập Đại Chiếu Sơn đi vào hoạt động, nhiệt độ nước trung bình hàng ngày ở Chiang Saen đã giảm và phạm vi nhiệt độ nước dao động hàng năm cũng tăng lên. Một khi các đập ở trung lưu sông Lan Thương hoàn thành và bắt đầu hoạt động, những ảnh hưởng về nhiệt độ chắc chắn sẽ tích tụ và ảnh hưởng ở phạm vi tối thiểu hàng trăm km xuống hạ lưu. Sự giảm nhiệt độ của nước và gia tăng đột biến nhiệt độ nước sẽ thay đổi hành vi các loài cá, ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản và di cư của chúng. Các đập thủy điện không chỉ thay đổi dòng chảy và nhiệt độ của sông Mekong, mà còn chặn các con đường di cư của cá, vốn quan trọng trong sinh sản. Tuy mức độ di cư của cá từ hạ lưu tới thượng lưu sông Mekong không rõ ràng, loài cá da trơn lớn ở Mekong có nguy cơ tuyệt chủng được phát hiện tìm thức ăn và đẻ trứng ở sông Buyuan, một nhánh của sông Mekong giữa đập Cảnh Hồng và đập Mãnh Tòng. Các giống cá khác như cá chép, cá lăng nha cũng có thể di cư từ hạ lưu lên thượng lưu sông Mekong.
Dap thuy dien Trung Quoc chan song Mekong: Ha luu “lanh du”-Hinh-2
 Đập ngăn mặn xâm nhập vào vùng sản xuất xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang, Việt Nam. Ảnh: Lê Sen - TTXVN
Một số báo cáo khoa học đã phát hiện rằng một nửa trầm tích ở hạ lưu sông Mekong bắt nguồn từ lưu vực sông Lan Thương. Từ các phương pháp đo lường cũng như phân tích khác nhau giữa tỉnh Vân Nam và các quốc gia hạ lưu sông Mekong, lượng trầm tích mà đập Mã Loan trữ lại ước tính chiếm 53-94%. Một số nhà nghiên cứu cho biết ảnh hưởng trầm tích từ đập Mãn Loan mở rộng tới tận Viêng Chăn, Lào.
Với hai con đập lớn nhất trong hệ thống, đập Tiểu Loan và Nọa Trát Độ, đi vào hoạt động năm 2010 và 2012, và chuỗi đập Trung Quốc xây dựng ở trung lưu sông Lan Thương hoàn thành trong những năm tới, những ảnh hưởng đối với khu vực hạ lưu còn nhiều hơn nữa. Những thay đổi về thủy văn, thủy sản và trầm tích mà các đập trên sông Mekong của Trung Quốc gây ra tác động tới hàng triệu người dân sinh sống ở hạ lưu phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lương thực và sinh kế, đe dọa ảnh hưởng nặng nề tới an ninh lương thực.
Video về vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở Gia Lai năm 2014 (Nguồn VTC14):

Nhật viện trợ Tiểu vùng sông Mekong “chống Trung Quốc“

(Kiến Thức) - Theo China Business News, việc  Nhật Bản quyết định  viện trợ 6,1 tỷ USD cho năm nước Tiểu vùng  sông Mekong  được coi là một động thái "chống  Trung Quốc".  

Tại hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mekong ở Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe  ngày 4/7 tuyên bố:  "Nhật Bản là một đối tác cho sự phát triển của Tiểu vùng sông Mekong, một khu vực có tiềm năng trong tương lai”.
Nhat vien tro Tieu vung song Mekong
Các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mekong 2015.
Chiến lược mới của Tokyo về Hợp tác Mekong-Nhật Bản 2015 sẽ thay thế kế hoạch viện trợ  600 tỷ yên (4,9 tỷ USD) được thông báo trong năm 2012.

Máy bay chở khách rơi tại Nga: Tìm thấy hộp đen

(Kiến Thức) - RT đưa tin, vụ máy bay chở khách rơi tại Nga sáng nay 19/3 đã khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên phi cơ thiệt mạng.

Chiếc máy bay chở khách rơi tại Nga thuộc hãng hàng không FlyDubai. Được biết, máy bay Boeing 737-800 mang số hiệu FZ981 chở 62 người khởi hành từ Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), đã rơi xuống thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga.
Theo nguồn tin của LifeNews, sau lần hạ cánh thất bại, chiếc máy bay rơi xuống và bốc cháy.

Khó tin trong nhà tù giam giữ tên sát nhân giết 77 người

Nhà tù mà Anders Breivk tố cáo là “tra tấn”, “độc ác”, “vô đạo đức” có ti vi riêng, máy chơi PlayStation và thậm chí phòng tập thể hình riêng.

Kho tin trong nha tu giam giu ten sat nhan giet 77 nguoi
Kẻ cuồng phát xít Anders Breivik bị kết án 21 năm tù, mức án cao nhất ở Nauy, do thảm sát 77 người vô tội. Là kẻ không nghĩ gì tới “nhân quyền” của các nạn nhân hắn đã giết hại, nhưng Breivik lại ca thán rằng mình là “nạn nhân của tội ác và vô nhân tính” khi ở trong nhà tù Skien, cách Oslo khoảng 140km, nơi hắn có hẳn một khu riêng. 

Toàn cảnh vụ bắt giữ nghi can chính khủng bố ở Paris

(Kiến Thức) - Nghi can chính vụ khủng bố ở Paris (Pháp) là Salah Abdeslam vừa bị giới chức Bỉ bắt sống trong cuộc vây ráp ở thủ đô Brussels.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris
 Vụ vây ráp, bắt giữ nghi can chính vụ khủng bố ở Paris, Salah Abdeslam, diễn ra tại quận Molenbeek ở thủ đô Brussels, Bỉ, ngày 18/3.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-2
Cuộc đột kích được tiến hành chỉ vài giờ sau khi các công tố viên Bỉ thông báo cảnh sát nước này đã phát hiện dấu vân tay của Salah Abdeslam khi lục soát một căn hộ tại quận Forest ở Brussels ba ngày trước. 

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-3
 Chó nghiệp vụ tham gia chiến dịch truy bắt nghi phạm khủng bố.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-4
 Cảnh sát phong tỏa khu vực diễn ra cuộc truy bắt.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-5
Nghi can bị lực lượng đặc nhiệm Bỉ bắn chết được xác định là Mohamed Belkaid. Y được cho là tay chỉ huy những kẻ tấn công trong vụ khủng bố Paris hôm 13/11/2015 thông qua các cuộc gọi từ Bỉ.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-6
Thiết bị bay không người lái tại khu vực diễn ra cuộc đột kích.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-7
Trong vụ vây ráp lần này, cảnh sát Bỉ tiến hành đột kích ba ngôi nhà riêng.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-8
Nhân chứng cho hay, nhiều tiếng nổ đã phát ra tại hiện trường vụ bắt giữ Abdeslam. 

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-9
Chiến dịch truy bắt nghi phạm khủng bố kết thúc sau 4 tiếng.

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-10
Trước đó, ngày 13/11/2015, nhiều vụ xả súng và nổ bom liên tiếp ở 7 địa điểm riêng biệt tại thủ đô Paris (Pháp) khiến ít nhất 129 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Ảnh: Hiện trường vụ khủng bố ở Paris. 

Toan canh vu bat giu nghi can chinh khung bo o Paris-Hinh-11
Nghi can Salah Abdeslam là kẻ bị truy nã gắt gao nhất Châu Âu.

Hình ảnh đầu tiên về hiện trường máy bay rơi tại Nga

(Kiến Thức) - Những hình ảnh đầu tiên về hiện trường vụ máy bay chở khách rơi tại Nga đã được tờ Daily Mail (Anh) đăng tải.

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga
Vụ máy bay chở khách rơi tại Nga sáng 19/3 đã cướp đi sinh mạng của 62 người, trong đó có 55 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. 

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-2
Chiếc phi cơ gặp nạn là máy bay Boeing 737 thuộc hãng hàng không FlyDubai. Máy bay rơi khi đang cố gắng hạ cánh xuống sân bay ở Rostov on Don của Nga. 

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-3
Theo hãng tin AP, vào thời điểm phi cơ gặp nạn, trời mưa và sức gió khoảng 11 m/s. Ảnh: Xe cấp cứu có mặt tại hiện trường vụ tai nạn hàng không

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-4
Được biết, chiếc phi cơ cất cánh từ sân bay quốc tế Dubai vào khoảng 10h38 ngày 18/3 (giờ địa phương) và dự định hạ cánh tại sân bay Rostov on Don vào lúc 3h49 sáng 19/3 (giờ địa phương). Tuy nhiên, chiếc máy bay đã bị rơi vào khoảng 7h50 sáng 19/3 (giờ Việt Nam). 

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-5
Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường, đám cháy đã được dập tắt. 

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-6
Đoạn video đăng tải trên Youtbe ghi lại khoảnh khắc được cho là lúc chiếc máy bay Boeing 737 rơi xuống đất...

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-7
...và bốc cháy.

Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-8
Đường bay của chuyến bay FZ891 thuộc hãng hàng không FlyDubai. Ảnh: Flight Radar