Vì sao Thái Lan “đuổi” quân Mỹ khỏi đảo Phuket?

(Kiến Thức) - Đài Sputnik cho rằng việc Thái Lan “đuổi” quân Mỹ ra khỏi đảo Phuket là để đáp lại việc Wahsington gia tăng áp lực lên chính quyền quân sự nước này.

Theo Bangkok Post, Bộ Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Thái Lan đã bác bỏ yêu cầu của quân đội Mỹ về việc thiết lập một căn cứ quân sự trên đảo Phuket và đòi Lầu Năm Góc phải rút hết máy bay quân sự ra khỏi đảo này trong vòng năm ngày.
Vi sao Thai Lan “duoi” quan My khoi dao Phuket?
Người đứng đầu chính quyền quân sự Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha.  
Lực lượng Mỹ hiện diện ở Phuket để tham gia cuộc tập trận chống hạm Guardian Sea. Cuộc tập trận này đã kết thúc ngày 20/5/2015, nhưng Washington nhiều lần đề nghị Thái Lan cho phép họ thiết lập một cơ sở tại sân bay Phuket để tiến hành hoạt động cứu trợ những người Hồi giáo Rohingya rời bỏ Myanmar.
Không cho phép Mỹ thiết lập căn cứ ở đảo là phản ứng của chính phủ Thái Lan đáp lại việc Washington gia tăng áp lực lên nước này.
Chuyên gia về Thái Lan của Viện phương Đông, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bà Elena Fomicheva nhận định: "Đây là cách để các tướng lĩnh Thái Lan nói rằng họ là chủ nhân đất nước. Kể từ khi chính phủ quân sự lên nắm quyền ở Thái Lan, Mỹ đã bắt đầu gây áp lực đòi bầu cử, cải cách dân chủ… Các tướng lĩnh Thái Lan nói rằng Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước họ và căn cứ ở Phuket là hoàn toàn không cần thiết”.
Thái Lan và Mỹ đã hợp tác quân sự lâu dài. Mỹ tiến hành hàng năm nhiều cuộc tập trận, trong đó có cuộc tập trận “Hổ mang vàng” với sự tham gia của một số nước khác. Đối với người Mỹ, đảo Phuket có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Phuket nằm trên con đường chiến lược vận chuyển dầu khí từ Trung Đông sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung Quốc ngày càng gia tăng, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Phuket sẽ rất quan trọng.
Thông qua hành động “đuổi “ quân Mỹ khỏi đảo Phuket, chính phủ quân sự ở Bangkok đã thể hiện sự bất mãn ngày càng tăng trước việc Mỹ, một đồng minh truyền thống, gây  áp lực và can thiệp vào công việc nội bộ của Thái Lan.

Mổ xẻ bá quyền Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương

Bá quyền Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ dựa vào chiến lược “không đánh mà thắng” mà tìm mọi cách giành ưu thế trước các đối thủ khu vực.

Trong một bài viết đăng trên trang mạng War on the Rocks, Tiến sĩ Patrick M. Cronin - Giám đốc Cấp cao của Chương trình Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương của Trung tâm An ninh Mỹ mới - đã nhận định như trên về chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc.
Mo xe ba quyen Trung Quoc o Chau A-Thai Binh Duong
 Tiến sĩ Patrick M. Cronin - Giám đốc Cấp cao của Chương trình Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương của Trung tâm An ninh Mỹ mới.
Giành lại vị trí “thiên triều” trong lịch sử

Tướng NATO: Ông Putin là “tay cờ bạc” giỏi

(Kiến Thức) - Theo một viên tướng NATO, Tổng thống Nga Vladimir Putin là “một tay cờ bạc” giỏi, có khả năng tính toán tình huống rất chuẩn xác.

Đây là tuyên bố của Đại tướng Hans-Lothar Domröse, Tư lệnh các lực lượng hỗn hợp NATO tại Bryunsum trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Focus. 
Tuong NATO: Ong Putin la “tay co bac” gioi
Đại tướng Hans-Lothar Domröse: Ông Putin là “tay cờ bạc” giỏi.
Nhận định về Tổng thống Nga Vladimir Putin, Đại tướng Hans-Lothar Domröse nói: "Ông ấy (Putin) không điên, nhưng là một tay cờ bạc. Và điều đó có thể nguy hiểm". Vị tướng người Đức này nói thêm rằng nhà lãnh đạo Nga có khả năng tính toán tình huống rất chuẩn xác.
Tướng Domröse lưu ý rằng NATO quan ngại về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử của Nga. Ông nói: "Người Nga không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật như phương tiện tiến hành chiến tranh. Chúng tôi  thì không".