Vì sao sinh viên dễ "sập bẫy" đa cấp biến tướng?

Nguyên nhân chủ yếu do sinh viên chưa được trang bị những kiến thức để nhận diện những mô hình đa cấp biến tướng, dễ bị đánh vào máu làm giàu khi được quảng cáo thu nhập khủn

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa phối hợp với Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự tham dự của gần 500 sinh viên trường Đại học Tự nhiên và Đại học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Ông Phạm Văn Cao, Phó trưởng phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) cho biết, sinh viên là đối tượng dễ bị lôi kéo vào các đường dây đa cấp bất chính.

Thời gian qua, nhiều vụ sinh viên mắc bẫy đa cấp biến tướng đội lốt dưới các hình thức như làm giàu, khởi nghiệp… dẫn tới bỏ bê học hành và rơi vào vòng xoáy nợ nần, lừa đảo tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho bản thân, gia đình và xã hội.

Vi sao sinh vien de

Ông Phạm Văn Cao, Phó trưởng phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chia sẻ tại chương trình

“Điển hình, mới đây hàng loạt sinh viên bỏ học, mất tích vì bị dụ dỗ vào đường dây lừa đảo “team khởi nghiệp 360” khiến các phụ huynh được một phen hú vía. Nguyên nhân chủ yếu do sinh viên chưa được trang bị những kiến thức để nhận diện những mô hình đa cấp biến tướng, dễ bị đánh vào máu làm giàu khi được quảng cáo thu nhập khủng”, ông Cao chia sẻ.

Theo ông Cao, hiện Bộ Công Thương chỉ cấp phép cho 20 doanh nghiệp bán hàng theo hình thức đa cấp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đa cấp bất chính thời gian qua nở rộ gấp nhiều lần, trá hình sang các lĩnh vực như giáo dục, gian hàng, bất động sản, tiền ảo, forex…

“Những đơn vị này có biểu hiện như yêu cầu người bán hàng phải đặt cọc tiền hoặc nộp tiền tham gia, bắt buộc mua hàng hoặc bán hàng không có giá trị thực. Khi tham gia, các đối tượng trong đường dây sẽ dùng thủ thuật lôi kéo, giới thiệu một cách hào nhoáng về các dự án vượt trội về thời đại, hoặc cộng tác với các tỷ phú, doanh nhân xuất sắc trên thế giới.

Thậm chí, để tăng sự thuyết phục, các đối tượng này còn vẽ ra những “chim mồi” được quảng cáo đi từ gia cảnh nghèo khó đến thành công, đánh vào tâm lý mong kiếm tiền nhanh, sớm đổi đời của sinh viên”, ông Cao nói.

Vi sao sinh vien de

Chương trình thu hút sự quan tâm của hàng trăm sinh viên

Để tránh những hệ lụy từ các mô hình đa cấp biến tướng, ông Cao cho rằng, sinh viên cần nghiên cứu kỹ các thông tin khi được chào mời tham gia các hình thức bán hàng, kiểm tra xem các doanh nghiệp, sản phẩm có được cơ quan chức năng cấp phép hay không.

“Đặc biệt, đối với những đơn vị có biểu hiện hướng dẫn người tham gia cách vay mượn, cầm cố tài sản, cách nói dối và che giấu gia đình về hoạt động, sinh viên cần tránh xa. Khi phát hiện những biểu hiện như vậy, sinh viên cần phản ánh với cơ quan có thẩm quyền, nhà trường để báo cáo, ngăn chặn vụ việc”, ông Cao chia sẻ.

Ông Nguyễn Phương Sơn, Giám đốc Đối ngoại Amway Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp có giấy phép hiện được quản lý chặt chẽ bởi Bộ Công Thương. Các thông tin, chương trình được công khai trên trang web của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, để tránh "sập bẫy" các mô hình đa cấp biến tướng, sinh viên cần tham khảo ý kiến và kiểm tra thông tin từ các cơ quan chức năng.

Cận cảnh căn biệt thự ven biển hoành tráng của MC Kỳ Duyên

Sau nhiều ngày thiết kế lại, căn biệt thự của MC Kỳ Duyên dường như đã "lột xác" với không gian sống thoáng đãng, cách sắp xếp hợp lý.

Can canh can biet thu ven bien hoanh trang cua MC Ky Duyen
 MC Kỳ Duyên được khán giả biết đến với nhiều năm hoạt động trong làng giải trí ở cả hải ngoại và trong nước. Nữ NC từng gây chú ý khi khoe căn biệt thự gần biển trên kênh YouTube.

“Trùm'' đa cấp Liên Kết Việt bị tuyên án chung thân

 Trùm đa cấp Liên Kết Việt Lê Xuân Giang bị tòa tuyên án chung thân, đồng thời phải bồi thường hơn 300 tỉ đồng cho các bị hại.

Chiều 25-12, sau năm ngày xét xử và nghị án kéo dài, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với bảy bị cáo thuộc Công ty Liên Kết Việt.
Theo đó, tòa tuyên Lê Xuân Giang, chủ tịch HĐQT công ty, mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cùng tội danh trên, Lê Văn Tú (tổng giám đốc) bị phạt 17 năm tù, Nguyễn Thị Thủy (phó tổng giám đốc) 18 năm tù.
Các bị cáo còn lại là Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Nguyễn Xuân Trường và Vũ Thị Hồng Dung (thành viên nhóm phát triển) lần lượt bị tuyên từ 13 đến 16 năm tù.
“Trum'' da cap Lien Ket Viet bi tuyen an chung than

Bị cáo Lê Xuân Giang bị tuyên án chung thân.

 
Về dân sự, tòa buộc Lê Xuân Giang phải bồi thường gần 300 tỉ đồng cho hơn 5.800 bị hại (đã xác định được thông tin, địa chỉ); đồng thời phải chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự với các bị hại còn lại của vụ án. Sáu đồng phạm của Giang phải liên đới bồi thường số tiền còn lại.
Theo HĐXX, từ tháng 3-2014 đến tháng 11-2015, Lê Xuân Giang và các bị cáo lợi dụng việc Công ty Liên Kết Việt được cấp giấy phép kinh doanh hàng đa cấp với hàng hóa do Công ty BQP sản xuất, dùng thủ đoạn gian dối, cung cấp thông tin sai lệch khiến nhà đầu tư nghĩ Liên Kết Việt là công ty con của Công ty BQP thuộc Bộ Quốc phòng.
Sau đó, bị cáo Giang nhờ làm giả bằng khen của Thủ tướng và triển khai loạt chương trình, đưa ra những khoản khuyến mại lớn, thưởng ôtô, căn nhà…
Tính đến tháng 11-2015, Giang và đồng phạm đã lôi kéo hơn 68.000 bị hại tại 49 tỉnh/TP, thu của họ tổng số tiền gần 2.100 tỉ đồng, qua đó chiếm đoạt hơn 1.100 tỉ đồng.
>>> Mời các bạn xem thêm video: 500 bị hại đến dự phiên xử vụ đa cấp Liên Kết Việt lừa đảo| VTC14

Nguồn: Kênh VTC 14


Biến tướng đa cấp mới: Chữa được COVID-19 qua ứng dụng điện tử

Một số tổ chức, cá nhân tổ chức mời gọi người dân sử dụng một ứng dụng điện tử có tên Limbic Arc hay ÌnoBoosts để chữa COVID-19.

Ứng dụng này được các đối tượng giới thiệu là công nghệ năng lượng lượng tử và công nghệ chăm sóc sức khỏe chủ động của thời đại mới với nhiều tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả công dụng đối với cả bệnh nhân mắc COVID-19.