Vì sao “sếp lớn” Vietnam Airlines được nhận Bắc đẩu Bội tinh?

(Kiến Thức) - Trên cương vị TGĐ Vietnam Airlines, ông Phạm Ngọc Minh xây dựng Vietnam Airlines thành hãng hàng không công nghệ mới, có chiến lược kinh doanh bài bản và có thương hiệu.

Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc (TGĐ) Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh vì những đóng góp cho việc thúc đẩy mối quan hệ giao lưu giữa Việt Nam và Pháp.
Bắc đẩu Bội tinh là huân chương cao quý nhất của Cộng hòa Pháp, được Hoàng đế Napoléon Bonaparte khởi xướng vào ngày 19/5/1802. Huân chương này trao tặng cho những cá nhân, quân sự hoặc dân sự, có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp cũng như cho quan hệ hữu nghị giữa các nước với Cộng hòa Pháp. Huân chương có 5 cấp bậc chính, trong đó bậc Hiệp sĩ (Chevalier de la Légion d'honneur) là bậc thứ 5.
Ông Phạm Ngọc Minh đã có thời gian học tập tại Ukraina, Hà Lan, là tiến sĩ của Viện Kinh tế thế giới và chính trị quốc tế, Viện Hàn lâm khoa học Moscow. Năm 1993, ông trở thành Phó giám đốc Vietnam Airlines khi mới 33 tuổi.
Ông Phạm Ngọc Minh vừa được nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh do nước Pháp trao tặng.
Ông Phạm Ngọc Minh vừa được nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh do nước Pháp trao tặng. 
Năm 1995, ông đã có thời gian trải nghiệm tại một trường đào tạo nổi tiếng ở Pháp (Insead). Năm sau đó, ông đóng vai trò chủ chốt trong quá trình chuyển đổi chiến lược tầm cỡ biến Vietnam Airlines thành một tổng công ty hiện đại và mang tính cạnh tranh trong khu vực.
Năm 2007, ông Phạm Ngọc Minh trở thành Tổng giám đốc Vietnam Airlines thay người tiền nhiệm là ông Nguyễn Sỹ Hưng, hiện là Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines từ năm 2007. Trên cương vị mới này, ông Minh có nhiệm vụ hoàn thành nốt trọng trách thực hiện mở đường bay thẳng tới Mỹ, hoàn thành cổ phần hoá, đổi mới hệ thống quản lý theo mô hình công ty mẹ - con, tập trung ổn định sản phẩm trên thị trường, chủ động khai thác các lợi thế trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa và quốc tế.
6 năm trên cương vị Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Minh đã xây dựng Vietnam Airlines thành hãng hàng không năng động, công nghệ mới, có chiến lược kinh doanh bài bản và có thương hiệu được khẳng định trên thị trường hàng không thế giới. Vietnam Airlines đã khai thác đường bay thẳng giữa Việt Nam và Pháp từ 1994 và bay thẳng không dừng từ năm 2003. Hiện nay, hãng đang có nhiều đường bay thẳng không dừng nhất tới Pháp và Châu Âu. Đội bay của hãng đang sử dụng dòng máy bay Airbus-A321/A330 với công nghệ mới, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường làm chủ lực và đến năm 2015, sẽ tiếp tục tiếp nhận Airbus-A350, dòng máy bay thân rộng hiện đại của thế giới.
Là một người khá kín tiếng với báo chí nhưng dưới con mắt của cấp dưới, ông Phạm Ngọc Minh được khen ngợi là vị Tổng giám đốc thông minh, năng động, có tài chiến lược, luôn biết cách vượt qua khó khăn để làm giàu cho hãng. Sự kiện Vietnam Airlines gia nhập Liên minh Hàng không toàn cầu Sky Team vào năm 2010 có công rất lớn của ông Phạm Ngọc Minh. Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập tổ chức này. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của Vietnam Airlines. Hành khách của Vietnam Airlines sẽ được hưởng những dịch vụ thuận tiện và đồng nhất với tiêu chuẩn quốc tế trên mạng bay toàn cầu của SkyTeam bao phủ hơn 850 điểm đến tại 169 quốc gia; được cộng điểm và trả thưởng khi đi trên tất cả các chuyến bay của các hãng thành viên Sky Team.
Cũng chính nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của người đứng đầu hãng hàng không quốc gia mà vị thế của Vietnam Airlines ngày càng được thế giới đánh giá cao và được xem là một đối tác quan trọng của nhiều hãng hàng không trên thế giới.
Cách quảng bá hình ảnh thương hiệu của Vietnam Airlines không ồn ào náo nhiệt như những hãng hàng không khác nhưng lại rất ấn tượng và có chiều sâu văn hóa. Ông Phạm Ngọc Minh từng xuất hiện trong chương trình "Người Hà Nội" của Đài Truyền hình Việt Nam, do Vietnam Airlines tài trợ, phát sóng năm 2010 với vai trò làm cố vấn. Qua chương trình, khán giả đều cảm nhận được vẻ đẹp tinh hoa, rất thanh cao nhưng cũng hết sức bình dị, rất đời thường của của văn hóa Việt.
Gần đây, trao đổi với báo giới về việc Vietnam Airlines đưa cổ phiếu lần đầu ra công chúng, ông Phạm Ngọc Minh khẳng định, việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng sắp tới của hãng sẽ mở thêm cơ hội đi lại bằng đường hàng không với nhiều vé máy bay giá rẻ hơn trước cho người dân.
Ông Minh cho biết, tiến trình này đang triển khai nhanh, đúng tiến độ, hiện đang ở giai đoạn tư vấn cổ phần hóa quốc tế do đơn vị quốc tế Citi Group và Morgan Standley (chuyên định giá các hãng hàng không) thu thập thông tin để định giá. Giá trị thật của hãng hàng không chủ yếu phụ thuộc rất lớn vào cơ sở dữ liệu khách hàng, mạng đường bay, mức độ ảnh hưởng đối với khu vực quốc tế, trong nước… Nếu không có gì thay đổi, đợt chào bán cổ phiếu này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian cuối quý 2/2014.

Những “thủ phủ” của hàng Tàu ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Ở Việt Nam có những khu chợ chuyên bán hàng Trung Quốc với mẫu mã đa dạng và giá vào hàng siêu rẻ.

Chợ Thổ Tang thuộc địa phận thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là thánh địa của hàng Trung Quốc, từ thông dụng đến cao cấp. Đến khu chợ này, dân buôn có thể tìm được bất cứ loại hàng nào mình cần với giá bèo. Trong ảnh là khu chợ nhìn từ trên cao xuống với cơ sở vật chất nghèo nàn, sơ sài.
Chợ Thổ Tang thuộc địa phận thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là thánh địa của hàng Trung Quốc, từ thông dụng đến cao cấp. Đến khu chợ này, dân buôn có thể tìm được bất cứ loại hàng nào mình cần với giá bèo. Trong ảnh là khu chợ nhìn từ trên cao xuống với cơ sở vật chất nghèo nàn, sơ sài.
Chợ Thổ Tang chính là trạm trung chuyển, là kênh phân phối hàng Trung Quốc chính từ cửa khẩu Lào Cai (Lạng Sơn) lên thẳng các tỉnh miền núi phía Bắc.
Chợ Thổ Tang chính là trạm trung chuyển, là kênh phân phối hàng Trung Quốc chính từ cửa khẩu Lào Cai (Lạng Sơn) lên thẳng các tỉnh miền núi phía Bắc.  
Những hàng hóa này được bán cho những người dân ở vùng núi, vùng cao...
Những hàng hóa này được bán cho những người dân ở vùng núi, vùng cao...
 
 
Ở Thổ Tang, người ta có thể tìm thấy vô số các mặt hàng. Từ những sản phẩm cao cấp đến những sản phẩm gia dụng rẻ tiền: bột giặt, kem đánh răng, thuốc lá, rượu bia, bánh kẹo, bột ngọt, dầu gội đầu, giấy ăn...
Ở Thổ Tang, người ta có thể tìm thấy vô số các mặt hàng. Từ những sản phẩm cao cấp đến những sản phẩm gia dụng rẻ tiền: bột giặt, kem đánh răng, thuốc lá, rượu bia, bánh kẹo, bột ngọt, dầu gội đầu, giấy ăn... 
Khung cảnh mua bán ở đây diễn ra tấp nập cả ngày lẫn đêm với hàng trăm tấn hàng được vận chuyển đi mỗi ngày.
 Khung cảnh mua bán ở đây diễn ra tấp nập cả ngày lẫn đêm với hàng trăm tấn hàng được vận chuyển đi mỗi ngày. 
Chợ Thổ Tang còn được biết đến như là "trung tâm phân phối nông sản Tàu" với phần lớn nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ đây, các loại nông sản nhập từ Trung Quốc sẽ được chuyển đi khắp các tỉnh miền núi Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu... và các chợ lớn nhỏ trong vùng.
Chợ Thổ Tang còn được biết đến như là "trung tâm phân phối nông sản Tàu" với phần lớn nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ đây, các loại nông sản nhập từ Trung Quốc sẽ được chuyển đi khắp các tỉnh miền núi Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu... và các chợ lớn nhỏ trong vùng. 
Ở chợ Thổ Tang, người mua kẻ bán không phải tìm cách đối phó "đổi quốc tịch" cho các mặt hàng nông sản Trung Quốc. Họ bày bán công khai. Những thùng carton khoét lỗ tròn xung quanh chứa toàn hoa quả, nông sản; những bao tải bên ngoài toàn chữ Trung Quốc xếp đầy các kho hàng, tràn ra khắp vỉa hè trên phố ngoài khu vực cổng chợ.
Ở chợ Thổ Tang, người mua kẻ bán không phải tìm cách đối phó 
"đổi quốc tịch" cho các mặt hàng nông sản Trung Quốc. Họ bày bán công khai. Những thùng carton khoét lỗ tròn xung quanh chứa toàn hoa quả, nông sản; những bao tải bên ngoài toàn chữ Trung Quốc xếp đầy các kho hàng, tràn ra khắp vỉa hè trên phố ngoài khu vực cổng chợ.  
Ngoài Thổ Tang, chợ Hòa Đình (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) hàng chục năm nay được dân buôn khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc biết đến là nơi chuyên buôn nông sản nhập từ Trung Quốc.
Ngoài Thổ Tang, chợ Hòa Đình (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) hàng chục năm nay được dân buôn khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc biết đến là nơi chuyên buôn nông sản nhập từ Trung Quốc. 
 
Tại khu vực chợ Hòa Đình, những kho nông sản Trung Quốc mọc san sát nhau kéo dài cả con phố. Xe tải lớn nhỏ từ khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc về lấy hàng suốt ngày đêm với khối lượng hàng xuất đi, với trung bình khoảng hơn 500 tấn mỗi ngày.
Tại khu vực chợ Hòa Đình, những kho nông sản Trung Quốc mọc san sát nhau kéo dài cả con phố. Xe tải lớn nhỏ từ khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc về lấy hàng suốt ngày đêm với khối lượng hàng xuất đi, với trung bình khoảng hơn 500 tấn mỗi ngày. 
Hiện giờ, nhờ vào buôn bán nông sản Trung Quốc mà nhiều hộ dân tại khu vực chợ Hòa Đình có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Một số hộ kinh doanh lớn còn sắm 2-3 chiếc xe tải loại vài chục tấn để tiện cho việc đánh hàng từ cửa khẩu về.
Hiện giờ, nhờ vào buôn bán nông sản Trung Quốc mà nhiều hộ dân tại khu vực chợ Hòa Đình có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Một số hộ kinh doanh lớn còn sắm 2-3 chiếc xe tải loại vài chục tấn để tiện cho việc đánh hàng từ cửa khẩu về. 
Ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân là khu chợ đầu mối tổng hợp lớn nhất với đủ loại hàng hóa, thu hút dân buôn từ khắp các tỉnh thành đổ về đây mua hàng. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, chợ Đồng Xuân từ kinh doanh hàng thuần Việt giờ đã dần biến thành trung tâm chuyên phân phối hàng Trung Quốc.
 Ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân là khu chợ đầu mối tổng hợp lớn nhất với đủ loại hàng hóa, thu hút dân buôn từ khắp các tỉnh thành đổ về đây mua hàng. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, chợ Đồng Xuân từ kinh doanh hàng thuần Việt giờ đã dần biến thành trung tâm chuyên phân phối hàng Trung Quốc.
Trong chợ, hàng hóa được phân thành từng khu vực chuyên biệt rõ ràng với những gian hàng đầy ắp các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ gia dụng, đồ điện tử điện lanh... cho tới nông sản bán tràn lan trong và ngoài chợ.
Trong chợ, hàng hóa được phân thành từng khu vực chuyên biệt rõ ràng với những gian hàng đầy ắp các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ gia dụng, đồ điện tử điện lanh... cho tới nông sản bán tràn lan trong và ngoài chợ.  
Theo các tiểu thương, hàng hóa trong chợ đều nhập từ Trung Quốc, hàng Việt cũng có nhưng số lượng rất ít, nhiều khi cũng chỉ là hàng giả, hàng nhái. Đa phần tiểu thương đều chuộng hàng Trung Quốc vì mẫu mã đa dạng, giá rẻ, lời cao, còn hàng Việt thường yếu về mẫu mã, giá lại đắt gấp cả chục lần.
Theo các tiểu thương, hàng hóa trong chợ đều nhập từ Trung Quốc, hàng Việt cũng có nhưng số lượng rất ít, nhiều khi cũng chỉ là hàng giả, hàng nhái. Đa phần tiểu thương đều chuộng hàng Trung Quốc vì mẫu mã đa dạng, giá rẻ, lời cao, còn hàng Việt thường yếu về mẫu mã, giá lại đắt gấp cả chục lần.  
Ngoài Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (ở làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến là chợ cổ nhất Việt Nam với gần 1.000 năm tuổi. Nhưng những năm gần đây, chợ Ninh hiệp nổi tiếng sầm uất với mặt hàng vải, quần áo may sẵn của Trung Quốc với giá không thể rẻ hơn.
Ngoài Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (ở làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến là chợ cổ nhất Việt Nam với gần 1.000 năm tuổi. Nhưng những năm gần đây, chợ Ninh hiệp nổi tiếng sầm uất với mặt hàng vải, quần áo may sẵn của Trung Quốc với giá không thể rẻ hơn. 
Ở đây, ngoài những cách định lượng thông thường, người ta còn bán vải, quần áo theo ký. Người mua bán tấp nập không chỉ ở chợ chính mà còn cả trên dọc con đường dẫn vào chợ dài ngót cây số.
Ở đây, ngoài những cách định lượng thông thường, người ta còn bán vải, quần áo theo ký. Người mua bán tấp nập không chỉ ở chợ chính mà còn cả trên dọc con đường dẫn vào chợ dài ngót cây số. 
Tiểu thương của các chợ truyền thống, các shop thời trang ở Hà Nội cũng lấy hàng từ chợ này.
Tiểu thương của các chợ truyền thống, các shop thời trang ở Hà Nội cũng lấy hàng từ chợ này. 
Chợ Móng Cái nằm ở trung tâm huyện Móng Cái, Quảng Ninh được coi như là bản sao của chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Nơi đây chủ yếu bán buôn các mặt hàng quần áo may sẵn, còn lại là đồ kim khí, máy móc thiết bị, đồ gia dụng...
Chợ Móng Cái nằm ở trung tâm huyện Móng Cái, Quảng Ninh được coi như là bản sao của chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Nơi đây chủ yếu bán buôn các mặt hàng quần áo may sẵn, còn lại là đồ kim khí, máy móc thiết bị, đồ gia dụng...
Mỗi quầy hàng thường có 2 người bán, một người Việt, một người Trung Quốc. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam hoặc nhân dân tệ Trung Quốc đều được.
Mỗi quầy hàng thường có 2 người bán, một người Việt, một người Trung Quốc. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam hoặc nhân dân tệ Trung Quốc đều được. 
Có đến 90% hàng hóa bán tại các chợ là hàng tiêu dùng của Trung Quốc.
Có đến 90% hàng hóa bán tại các chợ là hàng tiêu dùng của Trung Quốc. 
Chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) là khu chợ sát biên giới Trung Quốc, cách thành phố Lạng Sơn 30 km, quy mô khá đồ sộ, bày bán đủ mọi thứ...
Chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) là khu chợ sát biên giới Trung Quốc, cách thành phố Lạng Sơn 30 km, quy mô khá đồ sộ, bày bán đủ mọi thứ...