Vì sao người tị nạn Syria không chọn các nước vùng Vịnh?

Tại sao người tị nạn Syria không sang các quốc gia vùng Vịnh gần nhà  mà phải đánh cược mạng sống trên Địa Trung Hải để đến Châu Âu?

Khi cuộc khủng hoảng liên quan đến người tị nạn Syria đang làm các nước châu Âu đau đầu thì câu hỏi được đặt ra là tại sao họ lại không đến các quốc gia vùng Vịnh gần sát mà phải lặn lội đánh cược mạng sống trên biển Địa Trung Hải để đến được Châu Âu.
Trong nhiều năm qua, để tránh cuộc nội chiến, người dân Syria đã tìm cách di cư đến Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ với số lượng lớn, song họ lại ít nghĩ tới những điểm đến ở các nước láng giềng vùng Vịnh giàu có với những hành trình có thể mang đến ít rủi ro hơn.
Vi sao nguoi ti nan Syria khong chon cac nuoc vung Vinh?
Người tị nạn Syria tại biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở Hatay. Ảnh: EPA
Trên thực tế, người dân Syria có thể lựa chọn xin thị thực du lịch hoặc giấy phép lao động cho người nước ngoài để có thể nhập cảnh vào các nước vùng Vịnh. Tuy nhiên quá trình này khá tốn kém, hơn nữa nhiều nước vùng Vịnh có những qui định và hạn chế riêng khiến cho việc thông qua thủ tục xin thị thực đối với người Syria không hề dễ dàng.
Đây là một rào cản lớn mà phần lớn người Syria phải đối mặt. Không có thị thực, họ không được cho phép nhập cảnh vào các nước Arập, ngoại trừ Algeria, Mauritania, Sudan và Yemen.
Những trường hợp người Syria đã kéo dài thời gian cư trú hoặc được phép nhập cư tại các nước vùng Vịnh được là bởi họ vốn có người thân và gia đình ở đó.
Giới truyền thông đã đặt câu hỏi liệu những quốc gia vùng Vịnh gần kề có nhiều nghĩa vụ với Syria (đất nước đang trải qua 4 năm nội chiến và những nhóm đối lập, nổi dậy đang xuất hiện như nấm sau mưa) nhiều hơn là các nước châu Âu xa xôi hay không.
Mới đây tờ nhật báo Makkah của Saudi Arabia đã đăng bức biếm họa đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, trong đó có một người đàn ông trong trang phục truyền thống của vùng Vịnh nhìn ra ngoài cửa có hàng rào sắt xung quanh rồi chỉ tay về phía chiếc cửa với cờ của EU trên đó và nói: "Những kẻ khiếm nhã này, tại sao lại không cho họ vào?".
Vi sao nguoi ti nan Syria khong chon cac nuoc vung Vinh?-Hinh-2
Bức tranh biếm họa trên tờ nhật báo Makkah. 
Mặc dù dư luận là vậy song trên thực tế ngay bản thân những người tị nạn Syria cũng không mấy mặn mà với việc di cư tới các nước vùng Vịnh.
Còn nhiều ý kiến cho rằng, Saudi Arabia, quốc gia lớn nhất vùng Vịnh từ chối tiếp nhận người di cư là không chính xác. Ông Nabil Othman đại diện vùng Vịnh tại Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết đã có 500.000 người Syria tại Saudi Arabia. Tuy nhiên, do nước này không tham gia hiệp ước về người tị nạn của Liên hợp quốc nên những người Syria trên không chính thức được coi là người tị nạn và như vậy họ cũng mất đi rất nhiều quyền lợi.
Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến tranh cãi trong dư luận rằng trong khi Saudi Arabia có dân số gần 31 triệu người lại đứng ngoài cuộc thì Lebanon lại đã tiếp nhận tới 1,3 triệu người tị nạn Syria, tương đương hơn 1/4 dân số nước này.
Trước tình hình đó, một số nước vùng Vịnh đã có lý giải về cách giải quyết của riêng họ. Chính phủ UAE cho biết đã tài trợ 549 triệu USD trong hỗ trợ nhân đạo và ủng hộ các trại tị nạn ở Jordan và phía bắc Iraq. Theo họ việc này là giải pháp dài hạn hơn cho những người tị nạn Syria bởi khi cuộc nội chiến kết thúc, họ có thể quay trở về nhà một cách dễ dàng. Trong khi đó, các quan chức Saudi Arabia và Qatar vẫn chưa đưa ra ý kiến về điều này.
Ngoài ra, người nhập cư sẽ khó tạo được cuộc sống ổn định ở những quốc gia này do việc nhập quốc tịch vô cùng khó khăn, và hơn nữa việc tìm được việc làm cũng không hề đơn giản.
Thị trường việc làm tại các nước vùng Vịnh như Kuwait, Saudi Arabia, Qatar và UAE hầu hết dựa vào lao động nhập cư Ấn Độ hoặc Đông Nam Á, đặc biệt là đối với những công việc lao động cơ bản. Tuy nhiên chính phủ các nước này vẫn ưu tiên cho các lao động là người bản xứ. Năm 2012, Kuwait thậm chí còn công bố chiến lược giảm 1 triệu lao động người nước ngoài trong 10 năm tới.
Một số chuyên gia kết luận, với những khó khăn nhãn tiền về thủ tục và hòa nhập cuộc sống như vậy tại các nước trong khu vực thì làn sóng người Syria muốn tìm đến những "miền đất hứa" ở châu Âu, bất chấp việc họ phải trải qua những hành trình đầy hiểm nguy trên biển, cũng là điều dễ hiểu.

Người tị nạn khóc ròng vì Áo sắp đóng cửa biên giới

(Kiến Thức) - Những người tị nạn dường như tuyệt vọng sau khi Áo tuyên bố sẽ dần rút bỏ các biện pháp khẩn cấp đã cho phép 12 nghìn người di dân vào nước này.

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi
 Một bé gái Syria bật khóc nức nở khi bị mắc kẹt giữa hàng nghìn người tị nạn khác tại biên giới Hy Lạp - Macedonia sáng 7/9.

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-2
Các di dân ngồi chờ xe buýt tại một khu trại tạm bợ ở làng Roszke, Hungary ngày 7/9 sau khi Áo tuyên bố rút dần các biện pháp khẩn cấp đã cho phép mở cửa biên giới tiếp nhận 12 nghìn người tị nạn vào nước này. 

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-3

Thủ tướng Áo Werner Faymann ngày 6/9 cho biết: "Các biện pháp khẩn cấp chỉ là giải pháp tạm thời". Theo đó, các di dân sẽ không được tự do nhập cảnh vào Áo mà sẽ bị kiểm tra. Quyết định trên của Áo khiến nhiều di dân và người tị nạn trở nên tuyệt vọng.


Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-4
Hàng trăm di dân đang phải sống trong những khu lều tạm bợ ở làng Roszke, Hungary. Hy vọng tới "miền đất hứa" của họ trở nên mong manh.

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-5
Một khu trại tị nạn ở Roszke, Hungary. 

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-6
Hàng nghìn di dân và người tị nạn đang chờ đợi tại biên giới Hy Lạp – Macedonia. 

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-7
 Cảnh sát cố trấn áp đám đông tị nạn đang đợi tàu ở Gevglija, Macedonia.

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-8
 Dòng người tị nạn đang nóng lòng qua biên giới Hy Lạp – Macedonia.

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-9
Di dân chui qua hàng rào bên ngoài nhà ga Gevgelija, Macedonia. 

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-10
Trước đó, ngày 5/9, Đức và Áo đã nới lỏng quy định, đồng ý tiếp nhận hàng nghìn di dân và người tị nạn bị mắc kẹt ở Hungary. 

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-11
Khoảng 12 nghìn người di cư đã đổ về Áo để tiếp tục tới các quốc gia Châu Âu khác như Đức. Ảnh: Các di dân chờ xe buýt tại nhà ga ở Munich, Đức. 

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-12
Tuy nhiên, ngày 6/9, Áo tuyên bố nước này sẽ dần rút bỏ các biện pháp khẩn cấp bởi “đây chỉ là biện pháp tạm thời”. Ảnh: Các nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho những di dân may mắn đã tới được Đức. 

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-13
Ước tính, khoảng 20 nghìn di dân và người tị nạn đã tới Đức vào cuối tuần qua. Đức dự kiến tiếp nhận 800 nghìn người tị nạn trong năm nay.

Nguoi ti nan khoc rong vi Ao sap dong cua bien gioi-Hinh-14
Người dân ở thủ đô Berlin, Đức chào đón những người di cư giữa cuộc khủng hoảng tị nạn

Hơn 100 người thương vong trong vụ nổ ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Ít nhất 27 người đã thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương, trong vụ nổ ở thị trấn Suruc phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi vụ nổ này "tấn công khủng bố”.  Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 100 người đã bị thương trong vụ nổ ở thị trấn Suruc.
Hon 100 nguoi thuong vong trong vu no o Tho Nhi Ky
 Ít nhất 27 người đã thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương, trong vụ nổ ở thị trấn Suruc phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV cho biết vụ nổ ngày 20/7 đã xảy ra trong khu vườn của một trung tâm văn hóa ở Suruc.

Cảnh di dân Syria mạo hiểm tính mạng sang Châu Âu

(Kiến Thức) - Muốn thoát khỏi đất nước vốn bị chiến tranh tàn phá, hàng nghìn di dân Syria đã mạo hiểm tính mạng tìm cách sang các quốc gia Châu Âu lánh nạn.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au
Theo ước tính của Tổ chức di cư thế giới, tính đến cuối tháng 8/2015, ít nhất số lượng di dân các nước trên thế giới sang Châu Âu sẽ tăng lên con số 250 nghìn người, một nửa trong số đó là di dân Syria.  

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-2
Hàng triệu người dân Syria đã phải trốn chạy khỏi đất nước chìm trong chiến tranh hơn bốn năm. Bức ảnh được chụp ngày 30/7/2015 cho thấy những ngôi nhà ở Karma al-Jabal bị tàn phá. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-3
Quân chính phủ Syria nã pháo vào một khu chợ ở Douma – khu vực thuộc quyền kiểm soát của quân nổi dậy nước này ngày 16/8/2015.  

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-4
Thi thể các nạn nhân thiệt mạng được bọc vào tấm vải trắng. Theo Cơ quan giám sát nhân quyền Syria, ít nhất 82 người thiệt mạng và 250 người bị thương sau vụ pháo kích.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-5
Từ khi nội chiến Syria bắt đầu nổ ra, hơn 600 nghìn người dân nước này đã di cư sang Jordan. Bức ảnh chụp một bé trai Syria đang chơi với chiếc lốp xe tại một khu trại tị nạn Zaatari, gần Mafrad, Jordan.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-6
Các di dân Syria mua áo phao tại một cửa hàng ở thị trấn Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/8 để chuẩn bị lên thuyền tới đảo Kos, Hy Lạp. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-7
Các di dân chờ đợi để lên thuyền sang đảo Kos ngày 14/8.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-8
Rất nhiều người chờ để lên con thuyền nhỏ ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/8 sang đảo Kos, Hy Lạp.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-9
Và tranh nhau lên thuyền sang đảo Kos, Hy Lạp giữa đêm tối. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-10
Các di dân Syria xô ngã di dân Châu Phi đang cố trèo lên thuyền ngày 15/8.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-11

Các di dân người Damascus, Thổ Nhĩ Kỳ, chen chúc nhau trên con thuyền nhỏ từ thành phố Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ sang đảo Chios, Hy Lạp và đến nước Đức. Bức ảnh tự sướng được chụp ngày 12/8/2015.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-12
Con bè chở người dân ti nạn Syria đã đến được đảo Kos, Hy Lạp, sau khi đi qua biển Aegean. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-13
Người phụ nữ ôm các con vào lòng khi tới được đảo Kos, Hy Lạp, ngày 15/8. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-14
Những người dân tị nạn chen lấn, xô đẩy với cảnh sát chống bạo động khi chờ đăng ký nhập cảnh tại một sân vận động quốc gia ở đảo Kos, Hy Lạp, ngày 12/8.

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-15
Những di dân ngủ dưới đất trong một công viên ở đảo Kos ngày 10/8. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-16
Di dân chen chúc nhau lên tàu ở ga tàu Gevgelija, Macedonia, gần biên giới với Hy Lạp, ngày 15/8. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-17
Hàng nghìn di dân từ Afghanistan và Syria qua Balkans tới Áo xin tị nạn. Ảnh chụp một bé trai đang chơi đùa tại khu dành cho người tị nạn ở Traiskirchen, Áo ngày 31/7. 

Canh di dan Syria mao hiem tinh mang sang Chau Au-Hinh-18
Đức cũng là một “miền đất hứa” đối với các di dân trên thế giới.