Vì sao Nga can thiệp quân sự vào Syria?

(Kiến Thức) - Vì sao Nga can thiệp quân sự vào Syria?  Theo nhà phân tích Migranyan, Tổng thống Putin có một số mục tiêu trong việc tiến hành chiến dịch không kích hiện nay.

Vi sao Nga can thiep quan su vao Syria?
Chiến đấu cơ đa năng Su-34 của Nga đang ném bom mục tiêu dưới đất. 
Trong một cuộc hội thảo của Center for the National Interest hồi đầu tuần này, nhà phân tích Andranik Migranyan - một chuyên gia về chính sách đối ngoại có quan hệ với chính phủ Nga -  cho rằng  quyết định can thiệp quân sự vào Syria của Tổng thống  Putin là quyết định thắng lợi.  Nếu chiến dịch không kích thành công, uy tín của ông tăng cao.  Nếu chiến dịch này thất bại, nó cũng đã tiêu diệt được khá nhiều phần tử thánh chiến và  ông Putin vẫn có thể đổ lỗi cho Mỹ  cùng các nước đồng minh không chịu hợp tác với Nga.
Theo nhà phân tích Migranyan, Tổng thống Putin có một số mục tiêu trong việc can thiệp quân sự vào Syria.  Đó là hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất của Syria, Iran và Iraq khi các lực lượng này chuẩn bị "phản công"  và để tiêu diệt những phần tử thánh chiến cực đoan đến từ Liên Xô cũ  đang chiến đấu ở Syria, những kẻ có thể quay trở lại quê hương  để “châm lửa đốt nhà”.
Quyết định can thiệp quân sự của ông Putin được đưa ra sau các cuộc nói chuyện với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, tướng  Qassim Suleimani chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, Thủ tướng Irael  Benjamin Netanyahu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan…và   các nhà lãnh đạo Iraq (thông qua đại diện).  Đồng thời,  cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu và các buổi điều trần ở Mỹ về viện trợ cho phe đối lập Syria đã cho thấy sự thất bại của phương Tây và sự thiếu cân nhắc hậu quả của việc khăng khăng đòi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nhà phân tích Migranyan, hiện có một khoảng trống trong hệ thống quốc tế và ai đó cần phải lấp đầy. Tổng thống Putin đã chớp lấy cơ hội và nổi lên thành một nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống khủng bố trên  thế giới.
Tuy nhiên, sự can thiệp của Nga không phải chống lại lợi ích của Mỹ. Mỹ cũng đang đánh nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS và  không muốn đám chiến binh thánh chiến Hồi giáo lan tỏa trên thế giới. Các nước đồng minh Sunni của Mỹ như Ả-rập Xê-út,  UAE và Qatar đang trở thành vấn đề, khi các nước này trên thực tế đang cung cấp tài chính và khuyến khích những gì ông Migranyan gọi là "chiến binh thánh chiến cực đoan”. Ông Migranyan cho rằng phe đối lập hiện nay chỉ còn “rất ít” quân nổi dậy “ôn hòa”.
Nhà phân tích Migranyan cũng chỉ trích ý kiến cho rằng một liên minh rộng lớn giữa Nga và phương Tây ở Syria sẽ bị coi là một cuộc chiến chống lại người Hồi giáo Sunni.
Sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria cũng bộc  lộ sự thất bại của chính sách “cô lập và trừng phạt Nga” cũng như đòi hỏi “Tổng thống Assad phải ra đi là  điều kiện tiên quyết cho giải pháp chính trị”. Theo nhà phân tích Migranyan, Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Assad, mặc dù loại bỏ ông này không thể được coi là  điều kiện tiên quyết.
Ông Migranyan cho rằng có sự liên tục về vấn đề này trong chính sách  của Nga. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột Syria , Moscow đã đề xuất một sự chuyển tiếp thông qua đàm phán. Nhưng đề xuất này đã bị phớt lờ, khi các nhóm thánh chiến bắt đầu thắng thế ở Syria. Sự can thiệp hiện nay của Nga  không có ý định hỗ trợ cho riêng Tổng thống Assad, mà là một nỗ lực vô hiệu hóa việc xé lẻ  Syria thành các tiểu bang. Khi mục tiêu này đã đạt được, trọng tâm của chiến dịch can thiệp quân sự của Nga sẽ chuyển sang “tiêu diệt tất cả các lực lượng cực đoan ở Syria”.
Khi được hỏi về việc bà Hillary Clinton bày tỏ ủng hộ việc thành lập “vùng cấm bay” ở Syria, nhà phân tích Migranyan nói: "Có một sự khác biệt giữa ứng cử viên tổng thống và tổng thống  đương nhiệm".  Ông cho rằng những nhân vật  đang tham gia chiến dịch tranh cử “có thể nói bất cứ điều gì”.
Tuy nhiên,  các cuộc thảo luận nhấn mạnh rằng Washington vẫn chưa đưa ra một quyết định chiến lược nào về vai trò của Moscow  ở Syria và mức độ hợp tác hoặc đối đầu với hoạt động quân sự của Nga ở nước này.

Quân nổi dậy “ôn hòa” có nguy cơ tuyệt chủng ở Syria

(Kiến Thức) - Những đồng minh Trung Đông ráo riết hỗ trợ các nhóm cực đoan ở Syria và khiến cho quân nổi dậy “ôn hòa” mà Mỹ đào tạo có nguy cơ tuyệt chủng.

Quân nổi dậy “ôn hòa” có nguy cơ tuyệt chủng ở Syria là nhận định của nhà phân tích Barak Barfi, thành viên cao cấp của New America Foundation, trong bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest.
Quan noi day “on hoa” co nguy co tuyet chung o Syria
Nhà phân tích Barak Barfi, thành viên cao cấp của New America Foundation.
Theo nhà phân tích Barak Barfi, quân nổi dậy ôn hòa mà Lầu Năm Góc đào tạo đã bị những kẻ thánh chiến có liên kết với Al-Qaeda bắt giữ và tịch thu vũ khí, ngay sau khi được tuồn vào Syria. Hơn một năm sau khi Tổng thống Barack Obama cam kết sẽ "làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt " Nhà nước Hồi giáo (IS), phiến quân IS ở Iraq và Syria vẫn tiếp tục đà lấn chiếm lãnh thổ và mở rộng ảnh hưởng.

Nga buộc Mỹ thay đổi sách lược chống IS ở Syria?

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích của Nga đã khiến Mỹ thay đổi sách lược chống IS ở Syria và từ bỏ chương trình 500 triệu USD đào tạo phiến quân Syria “ôn hòa”.

Theo một quan chức Lầu Năm Góc, chính quyền Obama đã từ bỏ chương trình đào tạo phiến quân Syria “ôn hòa” và chuyển sang sách lược chống IS “trang bị và hỗ trợ” cho các nhóm nổi dậy có chọn lọc.
Dẫn lời một giới chức cấp cao của Lầu Năm Góc, báo New York Times nói sẽ không có thêm việc tuyển mộ các phần tử nổi dậy Syria “ôn hòa” để theo học các chương trình huấn luyện ở Jordan, Qatar, Ả-rập Xê-út hay Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất nữa. Thay vào đó, một trung tâm nhỏ hơn nhiều sẽ được thành lập ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi một nhóm nhỏ phần lớn là lãnh đạo các nhóm đối lập sẽ được huấn luyện các thao tác chiến trường chẳng hạn như làm thế nào để yêu cầu các cuộc không kích yểm trợ.

Vì sao Nga dùng tên lửa hành trình tấn công IS ở Syria?

(Kiến Thức) - Với việc sử dụng tên lửa hành trình và chiến đấu cơ tiên tiến để không kích phiến quân IS, Nga đang gửi một thông điệp vượt ra ngoài biên giới Syria.

Trong một bài viết đăng trên trang mạng Al Jareeza, tác giả Justin Bronk - một nhà phân tích khoa học quân sự tại United Services Institute Royal - cho rằng việc Nga phóng 26 tên lửa hành trình tầm xa SS-N-30A Kalibr từ bốn tàu chiến ở Biển Caspea đánh trúng 11 mục tiêu tại Syria ngày 7/10 là một bước  leo thang trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin.
Không hề thua kém tên lửa Tomakawk