Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Vì sao Mỹ tự tay tiêu hủy “bức tường” thủy lôi trên Vịnh Bắc Bộ?

24/05/2018 19:04

(Kiến Thức) - Sau nhiều năm ném thủy lôi phong tỏa vùng biển của Việt Nam đặc biệt là cảng Hải Phòng, cuối cùng Mỹ phải huy động một chiến dịch quân sự đặc biệt để tự tay tiêu hủy thành quả của chính mình vào năm 1973.

Tuấn Anh

Giải mã chiến dịch cuối cùng của Không quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam

Đột nhập căn cứ tiếp tế giúp lính Mỹ trụ vững ở Tây Nguyên

Kỳ dị tàu hỏa bọc thép trong Chiến tranh Việt Nam

Vẻ mặt hoảng sợ, thất thần của lính Mỹ trong chiến tranh VN

Giải mã cỗ xe tăng Anh từng tham chiến tại Việt Nam

Chỉ tính riêng trong khuôn khổ của chiến dịch Linebacker, Mỹ đã rải xuống cảng Hải Phòng và nhiều hải cảng khác ở miền Bắc Việt Nam hàng chục nghìn quả thủy lôi để phong tỏa giao thông đường biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguồn ảnh: Flickr.
Chỉ tính riêng trong khuôn khổ của chiến dịch Linebacker, Mỹ đã rải xuống cảng Hải Phòng và nhiều hải cảng khác ở miền Bắc Việt Nam hàng chục nghìn quả thủy lôi để phong tỏa giao thông đường biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, chiến dịch Linebacker II của Mỹ đã thất bại thảm hại trên bầu trời miền Bắc, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Paris với ta và chấp nhận rời khỏi Việt Nam trong sự ô nhục chưa từng có. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, chiến dịch Linebacker II của Mỹ đã thất bại thảm hại trên bầu trời miền Bắc, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Paris với ta và chấp nhận rời khỏi Việt Nam trong sự ô nhục chưa từng có. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trong những điều khoản ở hội đàm Paris có nêu rõ, Mỹ sẽ phải có trách nhiệm vô hiệu hóa toàn bộ số lượng thủy lôi mà Không quân và Không quân Hải quân Mỹ từng ném xuống vùng biển miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trong những điều khoản ở hội đàm Paris có nêu rõ, Mỹ sẽ phải có trách nhiệm vô hiệu hóa toàn bộ số lượng thủy lôi mà Không quân và Không quân Hải quân Mỹ từng ném xuống vùng biển miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Để thực hiện được điều này, lực lượng Thủy lôi Hải quân Mỹ đã phải lên hẳn một kế hoạch quân sự mang tên Operation End Sweep (tạm dịch là Quét lần cuối) để giải tỏa toàn bộ số lượng thủy lôi được Mỹ ném xuống vùng biển Bắc Việt mà đặc biệt là cảng Hải Phòng - cảng giao thông quan trọng nhất ở miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr.
Để thực hiện được điều này, lực lượng Thủy lôi Hải quân Mỹ đã phải lên hẳn một kế hoạch quân sự mang tên Operation End Sweep (tạm dịch là Quét lần cuối) để giải tỏa toàn bộ số lượng thủy lôi được Mỹ ném xuống vùng biển Bắc Việt mà đặc biệt là cảng Hải Phòng - cảng giao thông quan trọng nhất ở miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr.
Thực tế, ta không cần phải đòi hỏi điều này từ Mỹ mà Mỹ buộc phải tuân theo Công ước Hague 1907. Theo đó, sau khi kết thúc một cuộc chiến tranh, các phe tham chiến phải chịu trách nhiệm dọn dẹp mìn và thủy lôi cũng như mọi loại bẫy khác mà họ đã sử dụng trong thời gian diễn ra chiến tranh. Nguồn ảnh: Flickr.
Thực tế, ta không cần phải đòi hỏi điều này từ Mỹ mà Mỹ buộc phải tuân theo Công ước Hague 1907. Theo đó, sau khi kết thúc một cuộc chiến tranh, các phe tham chiến phải chịu trách nhiệm dọn dẹp mìn và thủy lôi cũng như mọi loại bẫy khác mà họ đã sử dụng trong thời gian diễn ra chiến tranh. Nguồn ảnh: Flickr.
Theo Hải quân Mỹ, kế hoạch "tiêu hủy" số thủy lôi được họ rải ra vùng biển Bắc Việt Nam đã được lên kế hoạch từ khi Tổng thống Nixon ra lệnh... rải thủy lôi ở vùng biển này. Ảnh: Máy bay Mỹ trên Vịnh Hạ Long thực hiện chiến dịch End Sweep. Nguồn ảnh: Flickr.
Theo Hải quân Mỹ, kế hoạch "tiêu hủy" số thủy lôi được họ rải ra vùng biển Bắc Việt Nam đã được lên kế hoạch từ khi Tổng thống Nixon ra lệnh... rải thủy lôi ở vùng biển này. Ảnh: Máy bay Mỹ trên Vịnh Hạ Long thực hiện chiến dịch End Sweep. Nguồn ảnh: Flickr.
Chính vì lý do đó, Mỹ chỉ sử dụng loại thủy lôi có thể quét được bằng từ trường ở miền Bắc Việt Nam vì họ sớm biết rằng, dù kết thúc cuộc chiến như thế nào thì sớm muộn, chính người Mỹ cũng sẽ phải thực hiện công việc vất vả và nặng nhọc này. Nguồn ảnh: Flickr.
Chính vì lý do đó, Mỹ chỉ sử dụng loại thủy lôi có thể quét được bằng từ trường ở miền Bắc Việt Nam vì họ sớm biết rằng, dù kết thúc cuộc chiến như thế nào thì sớm muộn, chính người Mỹ cũng sẽ phải thực hiện công việc vất vả và nặng nhọc này. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều khó khăn nhất đối với Hải quân Mỹ đó là khác với mìn trên mặt đất, thủy lôi không có địa điểm "bãi mìn" chính xác, chưa kể tới việc được triển khai từ máy bay, sẽ khiến thủy lôi nằm rải rác trên vùng biển rộng hàng chục cây số vuông. Nguồn ảnh: Flickr.
Điều khó khăn nhất đối với Hải quân Mỹ đó là khác với mìn trên mặt đất, thủy lôi không có địa điểm "bãi mìn" chính xác, chưa kể tới việc được triển khai từ máy bay, sẽ khiến thủy lôi nằm rải rác trên vùng biển rộng hàng chục cây số vuông. Nguồn ảnh: Flickr.
Tham gia chiến dịch rà phá thủy lôi này, Mỹ có lực lượng chính bao gồm 6 tàu phá mìn, 9 tàu lội nước, 6 tàu kéo, 3 tàu kéo cứu hộ và 19 khu trục hạm. Nhiệm vụ của lực lượng này là trong vòng tối đa 6 tháng, phải giải giáp được toàn bộ số thủy lôi mà Mỹ đã rải ra ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Tham gia chiến dịch rà phá thủy lôi này, Mỹ có lực lượng chính bao gồm 6 tàu phá mìn, 9 tàu lội nước, 6 tàu kéo, 3 tàu kéo cứu hộ và 19 khu trục hạm. Nhiệm vụ của lực lượng này là trong vòng tối đa 6 tháng, phải giải giáp được toàn bộ số thủy lôi mà Mỹ đã rải ra ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch End Sweep của Mỹ kéo dài từ ngày 6/2 tới ngày 27/7/1973. Mặc dù được cho là đã giải tỏa được khoảng 90% số lượng thủy lôi ở vùng biển Bắc Việt Nam, phía Mỹ cũng chịu thiệt hại bao gồm hai trực thăng và một sàn nâng. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch End Sweep của Mỹ kéo dài từ ngày 6/2 tới ngày 27/7/1973. Mặc dù được cho là đã giải tỏa được khoảng 90% số lượng thủy lôi ở vùng biển Bắc Việt Nam, phía Mỹ cũng chịu thiệt hại bao gồm hai trực thăng và một sàn nâng. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng chi phí cho chiến dịch quân sự này của Mỹ là 20,3 triệu USD, tương đương với khoảng 117,75 triệu USD theo tỷ giá hiện tại. 6 tàu phá lôi của Hải quân Mỹ đã phải thực hiện tổng cộng 439 giờ nhiệm vụ, dưới sự hỗ trợ của hàng trăm phi vụ phá lôi bằng trực thăng để hoàn thành được công việc này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng chi phí cho chiến dịch quân sự này của Mỹ là 20,3 triệu USD, tương đương với khoảng 117,75 triệu USD theo tỷ giá hiện tại. 6 tàu phá lôi của Hải quân Mỹ đã phải thực hiện tổng cộng 439 giờ nhiệm vụ, dưới sự hỗ trợ của hàng trăm phi vụ phá lôi bằng trực thăng để hoàn thành được công việc này. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch được phía Mỹ tuyên bố là kết thúc tốt đẹp, giải tỏa được tuyến đường giao thông hàng hải cho miền Bắc Việt Nam mà đặc biệt là cảng Hải Phòng, nơi có rất nhiều tàu bè nước ngoài đã phải nằm lại cảng trong suốt 300 ngày kể từ chiến dịch Linebacker năm 1972 sau khi Mỹ rải thủy lôi dày đặc phong tỏa hoàn toàn cảng biển này. Ảnh: Tàu chiến Mỹ ra khỏi cảng Hải Phòng sau khi kết thúc chiến dịch. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch được phía Mỹ tuyên bố là kết thúc tốt đẹp, giải tỏa được tuyến đường giao thông hàng hải cho miền Bắc Việt Nam mà đặc biệt là cảng Hải Phòng, nơi có rất nhiều tàu bè nước ngoài đã phải nằm lại cảng trong suốt 300 ngày kể từ chiến dịch Linebacker năm 1972 sau khi Mỹ rải thủy lôi dày đặc phong tỏa hoàn toàn cảng biển này. Ảnh: Tàu chiến Mỹ ra khỏi cảng Hải Phòng sau khi kết thúc chiến dịch. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Chiến dịch End Sweep - một trong những chiến dịch quân sự "tử tế" nhất của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.

Top tin bài hot nhất

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25

13 tên lửa Nga tập kích cùng một mục tiêu, Ukraine choáng váng

24/04/2025 06:58

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status