Vì sao Mỹ đưa biệt kích tới tận nơi ở của thủ lĩnh IS?

Cuộc đột kích ở Syria cho thấy Mỹ coi Qurayshi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của IS.

Trong những năm qua, Mỹ thường tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các thành viên của al-Qaeda. Tuy nhiên, cuộc đột kích hôm 3/2 ở Syria có sự xuất hiện của lực lượng đặc nhiệm trên mặt đất.

Việc cử các đội tác chiến mặt đất có rủi ro cao hơn nhiều và thường chỉ dành cho những mục tiêu được đánh giá là có "giá trị cao", hoặc ở những nơi có điều kiện thách thức. Một trong số đó là cuộc đột kích giết chết thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden ở Pakistan vào năm 2011.

Những cuộc đột kích này chỉ được tiến hành khi Mỹ muốn bắt sống mục tiêu hoặc tìm cách thu thập một số thông tin tình báo khác.

Vi sao My dua biet kich toi tan noi o cua thu linh IS?

Hiện trường ngôi nhà bị đột kích tại làng Atmeh, tỉnh Idlib, Syria hôm 3/2. Ảnh: AP.

Trong cuộc tấn công mới nhất của Mỹ vào nơi ẩn náu của thủ lĩnh IS, rủi ro thể hiện rõ ràng khi một chiếc trực thăng bị phá hủy, mặc dù không có đặc nhiệm nào của Mỹ bị thương.

Điều này cho thấy Washington coi Qurayshi là một nhân vật rất quan trọng.

Mục tiêu quan trọng

Tương đối ít người biết về Qurayshi. Nhân vật này được đánh giá là kém nổi bật so với người tiền nhiệm - người đã khai sinh ra cái gọi là Caliphate (vùng đất do IS cai trị). Qurayshi cũng kín tiếng hơn về lý lịch cá nhân của mình.

Ông từng là một sĩ quan trong quân đội Iraq dưới thời Tổng thống Saddam Hussein trước khi tham gia cuộc chiến chống Mỹ sau năm 2003. Qurayshi đã đầu quân cho al-Qaeda trước khi gia nhập IS.

Mỹ cho biết Qurayshi "là một trong những nhà tư tưởng cao nhất của IS". Thủ lĩnh này "đã thúc đẩy việc bắt cóc, tàn sát và buôn bán người thiểu số thuộc tôn giáo Yazidi ở phía tây bắc Iraq và cũng là người lãnh đạo một số hoạt động khủng bố toàn cầu của tổ chức".

Vi sao My dua biet kich toi tan noi o cua thu linh IS?-Hinh-2

Qurayshi đã tự kích nổ bom trên tầng 3 của ngôi nhà khiến bản thân và gia đình thiệt mạng. Ảnh: AFP.

Trước đó, Mỹ đã treo thưởng 10 triệu USD cho bất kỳ thông tin nào dẫn tới việc bắt giữ Qurayshi. Giới chức Mỹ nói rằng "Qurayshi là thủ lĩnh khủng bố cấp cao trong tổ chức tiền thân của IS, Al Qaeda ở Iraq (AQI), và dần thăng cấp để đảm nhận vai trò lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng".

Sự trỗi dậy của IS

IS không còn kiểm soát những vùng đất rộng lớn ở Iraq và Syria như ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực.

Tổ chức này cũng không còn thu hút các chiến binh thánh chiến như trước đây - khi nhóm dễ dàng tuyển mộ tân binh và xúi giục những người khác thực hiện các cuộc tấn công tại nơi họ sinh sống thông qua truyền thông.

IS cũng không thể khởi động lại hoạt động ở châu Âu như các cuộc tấn công ở Paris, Pháp, vào năm 2015.

Tuy nhiên, năm 2021, chi nhánh của IS ở Afghanistan (IS-K) đã thu hút nhiều sự chú ý hơn, đặc biệt là với cuộc tấn công chết người ở Kabul khi Mỹ và các đồng minh bắt đầu rút quân.

Trong những tháng gần đây, các quan chức chống khủng bố lo ngại rằng tổ chức này đang cố gắng tái thiết ở Iraq và Syria, đồng thời củng cố lại năng lực tấn công.

Điều đó được chứng minh bởi các cuộc phục kích và tấn công diễn ra trong thời gian gần đây, đặc biệt là cuộc vượt ngục quy mô lớn ở phía đông bắc Syria vào tháng một, cũng như các lệnh tuyên truyền mới.

Washington hy vọng việc tiêu diệt Qurayshi sẽ ngăn chặn bất kỳ sự trỗi dậy nào của IS.

Vi sao My dua biet kich toi tan noi o cua thu linh IS?-Hinh-3

Lực lượng Phòng vệ Dân sự Syria - còn được biết tới là White Helmets - đưa thi thể ra khỏi hiện trường sau vụ đột kích của Mỹ. Ảnh: AFP.

Trước đó, lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đã tiêu diệt người sáng lập và thủ lĩnh tối cao của IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Baghdadi đã tự sát bằng thuốc nổ khi bị quân đội Mỹ dồn ép ở Syria vào tháng 10/2019.

Trên thực tế, các nhóm khủng bố thường chỉ đơn giản tìm một người lãnh đạo mới để thay thế. Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng rằng nếu các thủ lĩnh mới đều bị đe dọa đến tính mạng, tổ chức này sẽ khó hoạt động và khôi phục hơn.

Ngắm những khẩu súng “khủng” của game Đột kích... lần cuối

(Kiến Thức) - Không phải bộ vũ khí VIP hay huyền thoại, những khẩu súng này mới là "báu vật" trong lòng các game thủ đã đi qua tuổi thanh xuân của mình với Đột kích.

Ngam nhung khau sung “khung” cua game Dot kich... lan cuoi
 Vào thời điểm 2008-2009 khẩu Spass-12 này được bán với mức giá 42.000GP. Tại tầm giá khá cao thời điểm đầu kèm điều kiện Trung sĩ trở lên mới mua được, nghiễm nhiên nó trở thành một khẩu súng được săn đuổi nhiều nhất. 

Nữ GM Đột Kích khiến hacker phải "tắt nắng" trong một nốt nhạc

Mới đây, cộng đồng game thủ, không chỉ riêng của Đột Kích đã phải ngả mũ khâm phục với câu trả lời khiến cho hacker Đột Kích phải “tắt nắng”.

Đột Kích vừa thực hiện một pha chuyển giao được xem là lịch sử từ VTC Game sang VTC Online. Tuy nhiên, đây không phải là thứ duy nhất người chơi nghĩ đến, điều mà game thủ Đột Kích quan tâm lúc này là, tựa game này sẽ có hình hài ra sao dưới bàn tay vận hành của VTC Online. Đột Kích liệu có còn hack không và VTC Online sẽ xử trí với bè lũ hacker này ra sao?

Tổ chức khủng bố ISIS-K có gì ghê gớm khiến Taliban phải sợ

Những vụ đánh bom liên hoàn nhằm vào sân bay Kabul khi Mỹ rút quân cũng như các vụ tấn công khác diễn ra tại Afghanistan trong thời gian gần đây, đã khiến Taliban phải chịu nhiều áp lực ngay sau khi nắm quyền đất nước.

To chuc khung bo ISIS-K co gi ghe gom khien Taliban phai so
Nhà nước Hồi giáo Khorasan nổi lên cách đây hơn sáu năm và hoạt động như một chi nhánh của IS ở Afghanistan và Pakistan. Khorasan là một thuật ngữ lịch sử để chỉ một khu vực bao gồm Afghanistan, Pakistan ngày nay và các quốc gia xung quanh. Nhóm này còn được gọi là ISIS-K, ISK hoặc ISKP.