Vì sao Mỹ chỉ diệt được nhân vật số hai của IS?

Sáng 24/3, Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt được "phó tướng" Abu Alaa al-Afri, nhân vật số hai của phiến quân IS.

Thực tế này cho thấy, Mỹ lại một lần nữa tiêu diệt được nhân vật số 2 trong hàng ngũ lãnh đạo của phiến quân IS. Hồi tháng 8/2015, Fadhil Ahmad al-Hayali, cấp phó của tổ chức khủng bố này, cũng đã chết trong một cuộc không kích do Mỹ tiến hành. Nó cũng không khác nhiều so với nỗ lực chống khủng bố của liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm vào mạng lưới al-Qaeda trước đây: Trước cái chết của Osama bin Laden, cũng có đến 80% nhân vật số 2 của al-Qaeda bị tiêu diệt. Điều gì đang thực sự diễn ra? Tại sao Mỹ (gần như) luôn giết được các "phó tướng" IS nhưng lại "bó tay" trước trùm khủng bố của tổ chức này là Abu Bakr al-Baghdadi?
Vi sao My chi diet duoc nhan vat so hai cua IS?
Tên Abu Alaa al-Afri được cho là đã chết trong một cuộc không kích của Mỹ. Ảnh: CNN
Tại sao luôn là số 2? Giới phân tích bắt đầu nêu ra một số giả thuyết. Nổi bật trong số đó là nhận định, Baghdadi là mục tiêu “quá khó” để tìm diệt, trong khi các “phó tướng” của IS thì lại liên quan nhiều đến các công việc khiến dễ bị lộ hình. Là chỉ huy, Baghdadi đảm trách vai trò tổng điều hành IS cũng như thủ lĩnh tinh thần của nhóm này. Hắn không thực sự phải đi nhiều - ra chiến trường và thị sát tình hình. Baghdadi chủ yếu ngồi ở “căn phòng an toàn” để ra chỉ thị, đôi khi xuất hiện trên một số đoạn băng ghi âm, video để tuyên truyền, phô trương thanh thế, kêu gọi thánh chiến...
Theo logic này, các cấp phó và phụ tá hàng đầu của Baghdadi là người trực tiếp phải “ra trận”, điều hành các chiến dịch quân sự. Và một khi tên nào đó đứng ra chỉ huy một trận đánh lớn ở Iraq hay Syria, đương nhiên chúng sẽ phải có mặt ở thực địa. Còn nếu là người phụ trách mảng tài chính của IS, ắt hẳn chúng sẽ phải đi thị sát để bảo đảm rằng nguồn tiền từ dầu lậu, bắt cóc tống tiền vẫn “chảy đều”. Tựu trung lại, khi thực sự xuất đầu lộ diện để làm việc, cấp dưới sẽ không thể “náu mình” kĩ như Baghdadi. Số này dễ trở thành mục tiêu theo dõi của tình báo Mỹ thông qua hoạt động do thám, nghe lén, ảnh vệ tinh và cả từ các nguồn tin mua chuộc. Nó có thể là lời giải thích tại sao dù rất nhiều lần tìm cách triệt hạ Baghdadi, nhưng Mỹ chưa một lần thành công.
Diệt được cấp phó của IS có phải là một chiến thắng quan trọng? Giới chức Mỹ đương nhiên “hồ hởi” trước thông tin về cái chết al-Afri. Thế nhưng có lý do để nghi ngờ rằng, “nhổ bỏ” được nhân vật số 2 này không có nhiều ý nghĩa trong cuộc chiến chống IS hoặc làm suy yếu “sức mạnh” của nhóm này. Các tổ chức khủng bố cỡ như IS, al-Qaeda luôn biết cách tạo ra một bộ máy “quan liêu” mà ở đó nếu chẳng may thủ lĩnh cấp cao (không phải là tối cao) bị sát hại trong một cuộc không kích của máy bay không người lái, thì ngay lập tức sẽ có một nhân vật khác được đôn lên thay thế.
Một báo cáo của Đại học Georgia (Mỹ) do Jenna Jorden soạn thảo cho thấy, “đòn không kích triệt hạ” (sát hại một nhân vật trong hàng ngũ cấp cao của khủng bố) không có nhiều tác dụng trong việc làm giảm mức độ bạo lực mà tổ chức này gây ra. Ông giải thích: ví như al-Qaeda, chúng có một “Bộ chỉ huy” trên thực tế, có sự phân công “lao động”, trách nhiệm, lĩnh vực hoạt động rõ ràng và điều đó cho phép một “lãnh đạo” cấp thấp hơn dễ dàng lên thay thế một nhân vật cấp cao khi tên này bị sát hại. Điều này nhiều khả năng cũng đúng như trong trường hợp của tổ chức khủng bố IS –cái chết của một tên chỉ huy cấp cao nào đó không mang lại hiệu ứng quá lớn trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố này.
Video Afghanistan tiêu diệt một thủ lĩnh IS (Nguồn VTV):

Cuộc sống ở Liên Xô qua ảnh Gerald Bloncourt

(Kiến Thức) - Phóng viên ảnh gốc Haiti Gerald Bloncourt giới thiệu một bộ ảnh sống động về cuộc sống ở Liên Xô hồi những năm 1950-1960.

Cuoc song o Lien Xo qua anh Gerald Bloncourt
 Trong bộ ảnh này, phóng viên ảnh tài ba Bloncourt cho chúng ta thấy một bức tranh đa màu sắc về cuộc sống ở Liên Xô. Trong ảnh chụp năm 1967, các công nhân dệt may ở Minsk đang bàn luận về một sản phẩm mới.

Nga diệt 20 thủ lĩnh IS trong nước năm 2015

(Kiến Thức) - Nga đã tiêu diệt hơn 40 chỉ huy khủng bố năm 2015, trong đó có 20 thủ lĩnh IS.

Sputnik dẫn lời Phó chủ tịch Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga, Evgeny Ilin, ngày 29/1 cho biết, các lực lượng an ninh Nga đã tiêu diệt hơn 40 chỉ huy khủng bố tại nước này năm 2015, trong đó có 20 thủ lĩnh IS.
Nga diet 20 thu linh IS trong nuoc nam 2015
Cảnh sát Nga. 

Cụ bà 95 tuổi chết 6 ngày sống dậy, mở quan tài đi nấu cơm

Bị té đập đầu và nằm trong quan tài 6 ngày, cụ bà 95 tuổi bất ngờ sống dậy gần giờ chôn cất và xuống bếp nấu cơm ăn vì đói bụng.

Cụ bà Li Xiufeng (Trung Quốc) sống với gia đình con trai Zhang Yulin. Nghèo nhưng bù lại, bà Li Xiufeng có sức khỏe ít người bì được. Hàng ngày, dân làng vẫn thấy cụ già 95 tuổi tóc bạc trắng, nước da ngăm ngăm bánh mật tất tả làm các việc không tên trong nhà như chẻ củi, nhóm bếp, nấu cơm và cả giặt giũ quần áo. Bà Li Xiufeng nói, làm được những việc này thì con cháu bà sẽ rảnh rang để còn đi làm thuê kiếm sống.
Cụ bà Li Xiufeng sống lại sau 6 ngày đã khâm liệm.
Cụ bà Li Xiufeng sống lại sau 6 ngày đã khâm liệm. 

IS đã hủy diệt thành cổ Palmyra tới mức nào?

Giờ đây khi thành cổ Palmyra đã thuộc về quân chính phủ, những hình ảnh về mức độ tàn phá mà thành phố cổ này đã trải qua liên tục xuất hiện.

IS da huy diet thanh co Palmyra toi muc nao?
 IS đã chiếm đóng Palmyra từ tháng 5/2015, và ngay lập tức nhiều người đã bày tỏ lo ngại của mình khi tổ chức này phá hủy những hiện vật và di tích cổ. Ngay sau khi thành phố này rơi vào tay của tổ chức khủng bố, nỗi lo sợ của nhiều nhà sử học và khảo cổ học đã trở thành hiện thực khi nhiều địa điểm trong thành phố đã bị phá hoại. Theo các sách sử, thành cổ Palmyra được thành lập từ thiên niên kỷ thứ hai Trước Công nguyên.

Xạ thủ bí ẩn diệt 3 thủ lĩnh IS trong vòng 10 ngày

(Kiến Thức) - Thủ lĩnh IS ở Libya đang sống trong sợ hãi tột độ, sau khi có tin ba đầu lĩnh cấp cao trong nhóm bị giết cách nhau chưa đầy 10 ngày.

Tất cả đều mất mạng bởi những cú bắn tỉa tầm xa.
Ba thủ lĩnh IS  bị giết lần lượt ở Sirte - một thành phố ven biển tại Libya, cũng là nơi nhà lãnh đạo Muammar Gaddaffi chào đời. Phiến quân IS đã giành được quyền kiểm soát thành phố này vào năm ngoái. 
Xa thu bi an diet 3 thu linh IS trong vong 10 ngay
Lính bắn tỉa của lực lượng đặc nhiệm SEAL Mỹ.
Trang Libya Prospect cho biết, thủ lĩnh IS đầu tiên bị giết là Hamad Abdel Hady. Gã này tới từ Sudan, bị bắn chết vào ngày 13/1 năm nay. Trước khi chết, gã là một quan chức trong tòa án Sharia, chịu trách nhiệm xử phạt những kẻ vi phạm quy định hà khắc của IS.