Vì sao khó dự báo bão chính xác?

(Kiến Thức) - Mặc dù mô hình dự đoán bão hiện nay đã tốt hơn trước, nhưng việc dự đoán sức mạnh và đường đi của bão vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. 

Hỏi: Trong dự báo thời tiết, đa phần các dự báo nhiệt độ, độ ẩm hay mưa là chính xác, nhưng vì sao xác xuất dự báo bão đúng lại ít hơn, khó khăn hơn? - Nguyễn Văn Lâm (Hà Nội).
 
TS Hoàng Anh Trí, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam: Mặc dù mô hình dự đoán bão hiện nay đã tốt hơn trước, nhưng việc dự đoán sức mạnh và đường đi của bão vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Dự báo bão liên quan tới một số mô hình do máy tính tạo ra. Mỗi một mô hình có điểm khác biệt và điểm mạnh riêng. Nó không phải là một phương trình đại số theo đường thẳng, nơi mà bạn giải ra tìm x và coi đó là câu trả lời. 
Có rất nhiều kết quả được đưa ra và không có câu trả lời chính xác là chuyện bình thường. Việc chạy các mô hình dự đoán thời tiết phức tạp trên một siêu máy tính có thể tốn thời gian. Do đó, khi cơn bão xuất hiện bất ngờ hoặc thay đổi một cách nhanh chóng, các nhà khoa học phải dựa trên những mô hình thống kê nhanh hơn để xử lý các thông số thay đổi liên tục. 
Một lý do khiến việc dự báo bão không thể chính xác hơn là do hoạt động của cơn bão đến nay vẫn chưa được hiểu hết.

Những “nỗi oan thấu trời” của các loài động vật

(Kiến Thức) - Có rất nhiều động vật đang phải bị chúng ta nhìn với cái nhìn sai lệch, thiếu thiện cảm mà chúng không đáng phải chịu.

Nhện quả phụ đen. Chúng ta thường nhắc tới nhện quả phụ đen là một trong những loài nhện cắn chết người. Tuy vậy, điều này không hẳn đúng. Với những con mồi lớn, nhện thường ít cắn và những vết cắn có độc còn ít hơn. Và chỉ có 2 trong số 31 loài nhện quả phụ là ăn thịt bạn tình sau khi giao phối.
 Nhện quả phụ đen. Chúng ta thường nhắc tới nhện quả phụ đen là một trong những loài nhện cắn chết người. Tuy vậy, điều này không hẳn đúng. Với những con mồi lớn, nhện thường ít cắn và những vết cắn có độc còn ít hơn. Và chỉ có 2 trong số 31 loài nhện quả phụ là ăn thịt bạn tình sau khi giao phối.
Mối. Chúng ta chỉ biết mối là loài gây nguy hại tới các đồ gỗ mà chúng ta đang dùng, nó có thể gây thiệtt hại hàng tỉ USD mỗi năm mà quên mất rằng nó cũng góp phần tái sinh lại rừng trên hành tinh của chúng ta.
 Mối. Chúng ta chỉ biết mối là loài gây nguy hại tới các đồ gỗ mà chúng ta đang dùng, nó có thể gây thiệtt hại hàng tỉ USD mỗi năm mà quên mất rằng nó cũng góp phần tái sinh lại rừng trên hành tinh của chúng ta.

Con người dự đoán được giông tố?



Hỏi: Thế nào là giông tố, có được dự báo trước không? - Trần Đăng Hải (Hà Nội).

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại học Quốc gia Hà Nội: Giông tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, độ ẩm tăng kèm theo mưa rào hoặc mưa đá. Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện, chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột.

Giông tố xảy ra trong thời gian ngắn chừng vài phút khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Vùng giông tố là một dải dài, hẹp, chuyển dịch với tốc độ khá lớn. Giông tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột, chưa dự đoán trước được.