Vì sao Hà Văn Thắm lại thành khẩn nhận tội?

(Kiến Thức) - Việc thành khẩn nhận tội có thể giúp Hà Văn Thắm được hưởng sự khoan hồng của pháp luật khi y phải đối mặt với khung hình phạt nặng nhất. 

Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án OceanBank những ngày qua, có thể dễ dàng nhận ra là trong khi các đồng phạm “lươn lẹo” tìm cách tránh né tội trạng thì Hà Văn Thắm – mắc nhiều tội trạng nhất trong đại án tiêu cực ở Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) lại tỏ ra rất thành khẩn khai báo, nhận tội.
Theo cáo trạng, Hà Văn Thắm bị truy tố 4 tội danh gồm: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. Với 4 tội danh rất nặng này, Hà Văn Thắm đang phải đối diện với mức án cao nhất.
Vi sao Ha Van Tham lai thanh khan nhan toi?
 Hà Văn Thắm cười tươi trong phòng xử án giữa giờ nghỉ. Nguồn: Infonet
Do đó, xem ra Thắm tự biết được rằng mình khó lòng thoát tội trạng, chính vì vậy y mới thành khẩn khai báo mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Về phía cơ quan điều tra, Bộ Công an đã ghi nhận việc Hà Văn Thắm có ý thức hợp tác để làm rõ sự thật vụ án. Trong bản kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra, Bộ Công an cũng đề nghị xem xét áp dụng chính sách khoan hồng của pháp luật về trách nhiệm của Hà Văn Thắm khi truy tố, xét xử.
Theo cáo trạng, tháng 11/2012, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Nguyễn Văn Hoàn (Phó tổng giám đốc Oceanbank) cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung không có tài sản đảm bảo, khách sử dụng vốn không đúng mục đích. Hành vi này trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay, quy trình và thủ tục khiến Oceanbank thiệt hại hơn 500 tỷ đồng (cả gốc lẫn lãi).
Từ năm 2010 đến năm 2014, dưới sự chỉ đạo của cựu Chủ tịch HĐQT và cựu TGĐ Oceanbank Nguyễn Thị Minh Thu, ngân hàng này đã chi trả lãi suất ngoài hợp đồng tiền gửi cho hàng trăm cá nhân, tổ chức gửi tiền.
Trong tổng số tiền gần 1.600 tỷ đồng chi trả trái quy định pháp luật, ông Sơn bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 49 tỷ đồng được xác định là số tiền ông Sơn tham ô. Số tiền còn lại là hơn 197 tỷ đồng, cáo trạng mới quy kết Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt.
Cơ quan chức năng xác định, trong tổng số tiền chi lãi ngoài là hơn 1.300 tỷ đồng, có tới hơn 700 cá nhân và pháp nhân từng gửi tiền vào Oceanbank được hưởng lợi không chính đáng.
Đối với hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Hà Văn Thắm và đồng phạm đã gây thất thoát hơn 343 tỷ đồng tiền gốc và hơn 201 tỷ đồng tiền lãi của Oceanbank.

Đồng Nai, Hưng Yên đồng loạt xin di dời trạm BOT

(Kiến Thức) - Sau nhiều ngày hứng chịu "cơn mưa tiền lẻ", mới đây UBND tỉnh Đồng Nai và Hưng Yên đồng loạt có kiến nghị xin di dời trạm thu phí ở QL20 và QL5.

Trong những ngày qua, tình trạng các tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm thu phí (BOT) vẫn tiếp diễn, gần như không ngày nào là các trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa và Quốc Lộ 5 không xảy ra ùn tắc giao thông và buộc lòng xả trạm. Đứng trước tình hình đó, chính quyền các tỉnh Đồng Nai và Hưng Yên vừa kiến nghị Bộ GTVT một loạt các giải pháp.
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND Đồng Nai vừa ký văn bản kiến nghị Bộ GTVT di dời trạm thu phí BOT Tân Phú ở quốc lộ 20, giảm giá vé ở trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa và điều chỉnh hệ thống trạm trên quốc lộ 51 để phù hợp với tình hình hiện nay.

Xét xử đại án OceanBank: Hà Văn Thắm khai gì?

Bị cáo Hà Văn Thắm mở đầu phần xét hỏi. Theo bị cáo, quá trình điều tra đã khai báo thành khẩn nhưng vẫn xin được trình bày thêm.

Xet xu dai an OceanBank: Ha Van Tham khai gi?
Bị cáo Hà Văn Thắm trước vành móng ngựa. 

Sau phần công bố cáo trạng, phiên tòa bước sang phần xét hỏi. Chủ tọa yêu cầu cách ly các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, bị cáo Nguyễn Minh Thu và bị cáo Nguyễn Văn Hoàn.