Vì sao Đức không theo Mỹ trừng phạt cứng rắn Nga?

(Kiến Thức) - Buôn bán giữa Nga và Đức hiện đạt 76,5 tỷ Euro, có gần 6.000 công ty Đức làm việc với Nga…là những lý do khiến Đức không theo Mỹ trừng phạt Nga.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussel mới đây, Liên minh châu Âu đã không dám đưa ra biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn chống Nga liên quan đến Ukraine.
Thời hạn tối hậu thư mà Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra đòi Nga thực hiện các bước đi xuống thang xung đột ở Crimea và đe dọa nếu không sẽ bị trừng phạt đã hết. Nhưng các nước thành viên EC chỉ có thể thỏa thuận được với nhau đình chỉ đối thoại với Nga về áp dụng chế độ miễn thị thực và chuẩn bị hiệp định mới về hợp tác.
Báo Izvestia (Nga) cho biết, cản trở chính để gây sức ép lớn hơn đối với Moscow thực ra là do lập trường cứng rắn của Berlin. Nước Đức thực sự lo ngại các biện pháp trừng phạt đáp trả của Nga, không muốn chia tay với đối tác kinh tế quan trọng và vai trò trung gian nhiều năm giữa phương Tây và Liên bang Nga. Tuy nhiên, cả Washington và một số thành viên EC đều không hài lòng với lập trường này.
Các chính trị gia, các cựu lãnh đạo, truyền thông Đức đều không tán thành biện pháp trừng phạt cứng rắn Nga. Ảnh minh họa
 Các chính trị gia, các cựu lãnh đạo, truyền thông Đức đều không tán thành biện pháp trừng phạt cứng rắn Nga. Ảnh minh họa
Bà đồng Chủ tịch “Đảng Xanh” trong nghị viện châu Âu Rebekka Harms tuyên bố: “Các hành động tượng trưng nhẹ nhàng đối với Moscow không làm ai ở điện Kremlin suy nghĩ. Chúng tôi yêu cầu cấm hoàn toàn xuất khẩu vũ khí sang Nga”.
Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Nghị viện châu Âu Andrei Kovachev nói với báo Izvestia: “Cá nhân tôi không ưa gì trừng phạt. Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu không chỉ đối với Nga, mà cả đối với EC, Ukraine. Song Brussel không thể đứng ngoài cuộc được”.
Giám đốc khoa học diễn đàn Đức – Nga Aleksandr Rar cho rằng, các phát biểu tương tự và nói chung các tuyên bố ủng hộ trừng phạt là nỗ lực của Liên minh châu Âu để giữ thể diện. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các đại biểu nghị viện châu Âu trước thềm bầu cử vào tháng 5 sau thất bại ngoại giao rõ ràng của Brussel khi ký hiệp ước Liên minh châu Âu với Kiev – 100 người thiệt mạng, Tổng thống Ukraine hợp pháp bỏ chạy.
Trong bối cảnh như vậy, đối với các đối tác của nước này, lập trường của Cộng hòa Liên bang Đức tỏ ra là khiêu khích và quá ủng hộ Nga.
Ông Rar nói: “Berlin rơi vào giữa hai làn đạn. Một mặt, Mỹ và một số đối tác của nước này trong EC yêu cầu đưa ra những biện pháp trừng phạt chung cứng rắn đối với Nga. Nhưng mặt khác, không thể quên sự phụ thuộc to lớn giữa Moscow và Berlin. Mà phản ứng của phía Nga sau đó có thể rất nhạy cảm đối với Đức”.
Khí đốt là một mặt hàng cực kỳ quan trọng mà Nga cung cấp cho Đức, việc trừng phạt có thể sẽ để lại hậu quả không tốt.
 Khí đốt là một mặt hàng cực kỳ quan trọng mà Nga cung cấp cho Đức, việc trừng phạt có thể sẽ để lại hậu quả không tốt.
Buôn bán giữa Nga và Đức hiện đạt 76,5 tỷ Euro, có gần 6.000 công ty Đức làm việc với Nga. Ngoài ra, hiện Đức mua của Nga gần 31% khí đốt thiên nhiên và 35% dầu mỏ. Và theo giám đốc điều hành Ủy ban phương Đông của nền kinh tế Đức giáo sư Rainer Lindner, gần 200 nghìn chỗ làm việc ở Đức phụ thuộc vào buôn bán với Moscow.
Chính những suy nghĩ như vậy giải thích cho phát biểu cảnh báo của Bộ trưởng Ngoại giao Đức trước đây về ý định của các đối tác loại bỏ Liên bang Nga ra khỏi G8. Chính vì vậy mà Phó thủ tướng Đức, Bộ trưởng kinh tế và năng lượng Zigmar Gabriel thăm Moscow (6-7/3) tiếp tục đối thoại về kinh tế, bất chấp vấn đề trừng phạt đang treo lơ lửng.
Rõ ràng, Berlin không muốn từ bỏ truyền thống “chính sách phương Đông” nhiều năm của mình, chính sách mà từ những năm 1970, từ thời nhà tư tưởng của chính sách - nguyên Thủ tướng Đức Willy Brandt đã cố làm cầu nối giữa các nước Tây và Đông Âu.
“Đức giữ lập trường cần giải quyết tình hình hiện nay thông qua đối thoại và gia tăng hợp tác. Berlin tin chắc là trừng phạt chỉ dẫn đến leo thang xung đột tiếp”, ông Rar nói thêm.
Hiện Đức có thể thuyết phục được một số đối tác, mà cụ thể là các nước Nam Âu chống trừng phạt, các nước này có quá đủ khó khăn tài chính do khủng hoảng đồng Euro.

“Crimea không cần độc lập nhưng phải là một phần của Nga”

(Kiến Thức) - Thủ tướng Sergei Aksyonov tuyên bố, Crimea sẽ không trở thành “phiên bản Abkhazia (nước Cộng hòa Abkhazia)” khi không xem xét khả năng tuyên bố độc lập nhưng phải là một phần của Nga.

Gia nhập Nga, Crimea sẽ được nhận hơn 800 triệu USD

(Kiến Thức) - Bộ Tài chính Nga đang chuẩn bị gói trợ cấp tài chính hơn 30 tỷ Rúp (hơn 800 triệu USD) dành cho Crimea trong trường hợp khu vực này sáp nhập vào Nga.

Một quan chức cao cấp của bộ này tiết lộ với phóng viên tờ Izvestia như sau: “Chúng tôi (Bộ Tài chính) đang bàn bạc về kế hoạch tài chính trị giá hàng chục tỷ Rúp. Tuy nhiên, con số chính xác vẫn chưa được công bố, có khả năng vào khoảng hơn 30 tỷ Rúp”.

Hạ viện Mỹ phê chuẩn nghị quyết trừng phạt Nga

(Kiến Thức) - Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết lên án hành động của Nga ở Ukraine và thúc giục Nhà Trắng loại Nga khỏi G8 cũng như áp dụng lệnh trừng phạt lên nước này.

Trong cuộc họp hôm 12/3, 402 nghị sĩ có mặt đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết trong khi chỉ có 7 phiếu trống. Nghị quyết này cũng kêu gọi Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) cử quan sát viên tới Crimea và các vùng khác của Ukraine. Đồng thời, nghị quyết này còn đề nghị NATO ngừng hợp tác quân sự với Nga, bao gồm cả việc cung cấp thiết bị quân sự.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thêm vào đó, nghị quyết này còn đốc thúc chính quyền Tổng thống Obama “làm việc với các đồng minh châu Âu và các nước khác để áp đặt trừng phạt về thị thực, thương mại, tài chính lên các quan chức cấp cao, ngân hàng và thể chế tài chính cũng như các cơ quan chính phủ của Nga”.