Vì sao dự án của Trung Nguyên Legend bị Lâm Đồng hủy?

UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấm dứt việc đầu tư dự án đầu tư Khu Thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend - Lộc An.

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định về việc chấm dứt dự án đầu tư Khu Thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend - Lộc An của Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên, tọa lạc tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, việc chấm dứt hoạt động dự án này là thực hiện theo kết luận của Thanh tra Bộ Kế hoạch - Đầu tư vì dự án của Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2014 và 2020.
Vi sao du an cua Trung Nguyen Legend bi Lam Dong huy?
Bảo tàng Cà Phê đang là địa điểm hút khách du lịch tại TP. Buôn Ma Thuột.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh lý dự án đầu tư và thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tháng 10/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với diện tích 15.529 m2 và tổng mức đầu tư dự kiến 33 tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên bỏ vốn 15 tỷ đồng, phần còn lại là 18 tỷ đồng từ các nguồn huy động khác.
Mục đích của Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên là xây dựng không gian thưởng lãm, trưng bày để kinh doanh sản phẩm cà phê và các hàng hóa khác, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Theo tiến độ đầu tư, đến hết quý 3/2019, Trung Nguyên phải hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Tập đoàn này chỉ mới hoàn thành các thủ tục pháp lý bao gồm ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án, kế hoạch bảo vệ môi trường.

Vì sao Viện Tối cao hoãn thi hành án vụ ly hôn Trung Nguyên?

Ông Vũ đã chủ động nộp hơn 1.220 tỉ đồng cho cơ quan thi hành án. 

VKSND Tối cao vừa có quyết định gửi đến các bên liên quan trong vụ án yêu cầu hoãn thi hành án về phần tài sản vụ tranh chấp ly hôn của vợ chồng cà phê Trung Nguyên.
Việc VKS đưa ra quyết định trên là để có thời gian giải quyết đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án mà TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên vào tháng 12-2019 qua. Thời gian hoãn thi hành án theo VKS đưa ra là ba tháng kể từ ngày có văn bản.

Biệt thự tráng lệ như cung điện của đại gia sở hữu siêu xe 200 tỷ

Vợ chồng nữ doanh nhân Mai Lisa - Hoàng Kim Khánh khiến người hâm mộ trầm trồ khi ra mắt căn biệt thự tráng lệ như cung điện ngay sữa Sài thành.

Biet thu trang le nhu cung dien cua dai gia so huu sieu xe 200 ty
 Doanh nhân Mai Lisa (tên thật Phan Thị Mai) là nữ đại gia nổi tiếng với dàn siêu xe đình đám. Mai Lisa từng gây xôn xao dư luận khi tặng chồng là doanh nhân Hoàng Kim Khánh siêu xe 200 tỷ đồng nhân kỷ niệm ngày cưới. 

Hình ảnh hàng triệu căn hộ 'hộp diêm' ở Hồng Kông

Trong gần 10 năm, giá căn hộ tại Hồng Kông đã tăng 187%. Dù người dân miễn cưỡng chấp nhận nhưng có nhiều lý do khiến cho căn hộ diện tích nhỏ được xây dựng ngày càng nhiều.

Căn hộ “hộp diêm” có giá triệu đô

Đối với Max Lee, một bác sĩ 26 tuổi người Hồng Kông, cuộc sống trong căn hộ một phòng của anh chỉ xoay quanh chiếc giường. Đây không chỉ là chỗ ngủ, chỗ xem tivi mà còn là nơi bác sĩ trẻ này nghiên cứu tài liệu y khoa khi ở nhà. Máy tính xách tay của anh ấy đặt trên một chiếc bàn làm việc hẹp ở đầu giường.

Để có thể đủ khả năng sinh sống tại trung tâm thành phố, Lee đã chọn căn hộ rộng 20m2 này. Nó nằm trong một tòa nhà cao tầng bằng kính ở trung tâm sầm uất của Kowloon. Anh cho biết, sống ở đây một mình cũng được nhưng sẽ trở nên chật chội khi có một người khách đến.

Hinh anh hang trieu can ho 'hop diem' o Hong Kong

Những toà chung cư cao hơn 150m được xây dựng chi chít ở Hồng Kông.

Căn hộ của Lee có vẻ như quá chật hẹp nhưng nó rất phổ biến. Những căn hộ “hộp diêm” như thế này chiếm 7% tổng công trình xây dựng vào năm 2019 tại Hồng Kông.

Tại bất kỳ toà nhà chung cư có vẻ ngoài sang trọng ở Hồng Kông đều dễ dàng thấy được tình cảnh cư dân bị nhồi nhét trong những căn hộ nhỏ hẹp. Nó chỉ đủ không gian cho một chiếc giường, tủ, phòng tắm nhỏ và một bếp nhỏ. Những căn hộ này được gọi là "nhà giá cả phải chăng".

Theo thống kê, từ năm 2010 đến năm 2019, tình trạng khan hiếm nhà ở nghiêm trọng đã khiến giá nhà tại Hồng Kông tăng 187%. Giờ đây, giá trung bình một căn hộ ở trung tâm thành phố đã vượt quá 1,3 triệu USD nhưng mức lương tối thiểu chỉ 4,82 USD/giờ.

Hinh anh hang trieu can ho 'hop diem' o Hong Kong-Hinh-2

Từ năm 2010 đến năm 2019, giá nhà tại Hồng Kông đã tăng 187%.

Ngay cả một công nhân lành nghề ở Hồng Kông cũng phải làm việc 21 năm mới đủ tiền mua một căn hộ trung bình 60m2 gần trung tâm thành phố. Giá nhà vẫn ở mức cao kỷ lục khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Nhiều căn hộ được xây dựng chỉ có diện tích khoảng 12m2, chỉ bằng một chỗ đậu xe ô tô.

Các tòa nhà như One Prestige, được xây dựng vào năm 2018 tại khu vực lân cận North Point của Đảo Hồng Kông, không chỉ phục vụ cho những người mua nhà lần đầu mà còn cho giới đầu từ Trung Quốc và các nơi khác. Các căn hộ tại đây có diện tích từ 15m2 đến 27m2 có giá bán từ 800.000 USD đến 1 triệu USD.

Các nhà phát triển bất động sản đã đáp ứng nhu cầu về nhà ở với giá cả phải chăng hơn bằng cách ngày càng chia nhỏ căn hộ. Xu hướng này diễn ra vào năm 2015 sau khi chính phủ nới lỏng các quy định yêu cầu về lấy sáng tự nhiên và thông gió.

Hinh anh hang trieu can ho 'hop diem' o Hong Kong-Hinh-3

Trong năm 2021, giá nhà ở Hồng Kông tiếp tục tăng 5%.

Trước đây, các quy định về an toàn cháy nổ yêu cầu nhà bếp phải được ngăn cách bởi một bức tường và có cửa sổ riêng. Điều này buộc các chủ đầu tư phải xây dựng cửa sổ bên trong hoặc dọc trục thông gió để nhà bếp có sự riêng biệt nhưng vẫn lưu thông không khí.

Nay các quy định đã thay đổi, cho phép đối với nhà bếp mở, được chiếu sáng bằng một cửa sổ duy nhất ở đầu đối diện của căn hộ. Các chủ đầu tư bắt đầu xây dựng các căn hộ nhỏ hẹp, cạnh nhau đối diện với một hành lang duy nhất, với bếp nhỏ gần cửa ra vào.

Với thiết kế này, mỗi căn hộ sẽ có một bếp nhỏ giống như mini bar của khách sạn. Nhà tắm có thể có hoặc không có vòi hoa sen. Đôi khi, vòi hoa sen chỉ đơn giản được lắp phía trên bồn cầu.

Hinh anh hang trieu can ho 'hop diem' o Hong Kong-Hinh-4

Một toà chung cư đang trong quá trình xây dựng.

Theo các chuyên gia, việc sống trong những căn hộ “hộp diêm” xuất phát từ tâm lý ở tạm của người Hồng Kông.

Một trong những chương trình nhà ở xã hội đầu tiên của Hồng Kông được thực hiện sau vụ hoả hoạn năm 1953. Vào năm đó, một vụ hỏa hoạn xảy ra trên một ngọn đồi trong khu phố Shek Kip Mei của Kowloon đã phá hủy một khu nhà ở tồi tàn. Vụ cháy khiến hơn 50.000 người mất nhà cửa.

Sau đó, chính phủ nhanh chóng xây dựng các khu tái định cư cho những người này. Những căn hộ chỉ rộng gần 12m2 được phân bổ cho mỗi gia đình, thậm chí hơn 300 người phải dùng chung 6 nhà vệ sinh. Dù điều kiện sống ở đây khá tệ nhưng vẫn hơn nơi ở cũ.

Địa hình Hồng Kông không thích hợp để phát triển đô thị?

Theo các nhà phát triển đô thị, địa hình của Hồng Kông phù hợp với xu hướng phát triển căn hộ diện tích nhỏ. Cảnh quan đồi núi của các hòn đảo ở Hồng Kông không thích hợp để phát triển đô thị và 75% lãnh thổ là không gian xanh hoặc cảnh quan tự nhiên. Phần lớn trong số đó là các công viên quốc gia được bảo tồn.

Vì chỉ có 7% diện tích đất được quy hoạch để làm nhà ở và với dân số 7,5 triệu người thì dân Hồng Kông phải chen chúc trong những khu dân cư cao tầng dày đặc kẹp giữa biển và núi.

Quận đông đúc nhất là Kowloon, với mật độ dân số 49.000 người/km2, gần gấp đôi so với 27.600 người cư trú trong cùng một diện tích ở Manhattan.

Hinh anh hang trieu can ho 'hop diem' o Hong Kong-Hinh-5

Cận cảnh bên ngoài một toà chung cư cao tầng tại Hồng Kông.

Các chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho cho một số chủ đầu tư mang đến kết quả ngày càng nhiều căn hộ diện tích nhỏ được xây lên và người dân Hồng Kông thì miễn cưỡng chấp nhận.

Nghiên cứu của Chan Siu-ming, người làm việc tại Đại học Hồng Kông cho thấy, nhiều người cảm thấy chán nản và tuyệt vọng khi sống trong những căn hộ chật hẹp, ít ánh sáng và ngột ngạt suốt thời gian dài. Không ít người làm việc cật lực nhiều giờ mỗi ngày nhưng không đủ tiền mua nhà, có người còn có ý định tự tử.

Hinh anh hang trieu can ho 'hop diem' o Hong Kong-Hinh-6

Việc chính phủ nới lỏng các quy định về xây dựng nhà chung cư đã làm tăng số lượng căn hộ diện tích nhỏ.

Vào năm 2021, giá nhà tại Hồng Kông đã tăng thêm 5%. Các quan chức thành phố cũng muốn ngăn các chủ đầu tư phát triển căn hộ diện tích nhỏ hơn 18m2. Tuy nhiên, thị trường có sự điều chỉnh riêng của nó. Một thống kê cho thấy, giai đoạn 2010 – 2019, giá căn hộ diện tích nhỏ hơn 24m2 chỉ tăng 78%, chưa bằng một nửa mức tăng chung toàn thị trường.

Hầu hết cư dân của những căn hộ diện tích nhỏ ở Hồng Kông đều hi vọng cuộc sống này chỉ tạm thời, họ sẽ chuyển đến nơi ở khác rộng rãi khi lập gia đình hoặc có điều kiện hơn.

Tiến sĩ Lee, người đang thuê một căn hộ nhỏ ở Kowloon cho biết, ông ở thuê vì đang tiết kiệm tiền để trả trước cho căn hộ 2 phòng ngủ và ông muốn chuyển khỏi đây càng sớm càng tốt.

Hinh anh hang trieu can ho 'hop diem' o Hong Kong-Hinh-7

Nhà ở xã hội giá triệu đô, giá nhà tại Singapore vẫn ‘hợp túi tiền'Do thiếu hụt nguồn cung nhà ở mới, hàng trăm căn hộ nhà ở xã hội đang được rao bán với giá 1 triệu đô la Singapore. Tuy vậy, giá nhà ở tại Singapore vẫn được xem là hợp túi tiền.