Vì sao Donetsk nóng trở lại sau 4 năm im tiếng súng?

(Kiến Thức) - Vụ ám sát lãnh đạo Donetsk gần đây chỉ là một trong số những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang, phá hỏng tiến trình hòa bình ở Đông Ukraine và đẩy khu vực này tiếp tục rơi vào vòng xoáy xung đột.

Năm 2014, các cuộc biểu tình ở tỉnh Donetsk và Luhansk leo thang thành cuộc nổi dậy vũ trang đã khiến Chính phủ Ukraine phát động phản công chống lại phe ly khai, kéo theo đó là những cuộc xung đột triền miên ở miền Đông Ukraine khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Chỉ đến khi thỏa thuận Minsk, vốn thiết lập tình trạng ngừng bắn trên quy mô lớn ở Donbass, được các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp ký kết tại Belarus năm 2015, căng thẳng ở miền Đông Ukraine mới “hạ nhiệt”, mặc dù vẫn có lúc phe ly khai và lực lượng chính phủ Kiev bắn phá lẫn nhau tại những khu vực tranh chấp.
Vi sao Donetsk nong tro lai sau 4 nam im tieng sung?
Cái chết của lãnh đạo Donetsk Aleksandr Zakharchenko có thể phá hỏng tiến trình hòa bình ở Đông Ukraine. Ảnh: UPI.
Trong khi hòa bình vẫn chưa được thiết lập thì tình hình ở Donbass bất ngờ nóng trở lại sau vụ ám sát ông Aleksandr Zakharchenko, người đứng đầu Cộng hoà Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), cuối tuần trước.
Theo đó, ngày 31/8 vừa qua, lãnh đạo Donetsk Alexander Zakharchenko, 42 tuổi, đã thiệt mạng trong một vụ nổ tại quán cà phê ở thành phố Donetsk. Vệ sĩ của ông Zakharchenko cũng thiệt mạng trong vụ nổ và có 11 người khác bị thương. Được biết, ông Zakharchenko cũng chính là người đã tham gia cuộc đàm phán ký kết thỏa thuận hòa bình Minsk năm 2015.
Ngay lập tức, Nga đã lên án vụ sát hại chính trị gia Donetsk và cho rằng vụ việc này có thể gây nguy hiểm cho tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine. Thậm chí, Moscow cho rằng Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) có thể đứng đằng sau vụ sát hại ông Zakharchenko.
Về phần mình, Ukraine đã lên tiếng bác bỏ liên quan trong vụ án và cho rằng đây có thể là kết quả của một cuộc đấu đá nội bộ.
Theo The Drive, cái chết của ông Zakharchenko có thể làm gia tăng căng thẳng giữa chính quyền Kiev và phe ly khai ở miền Đông Ukraine. Một quan chức cấp cao DPR gọi vụ ám sát này là hành động khủng bố của Ukraine và tuyên bố sẽ trả thù.
Dù chưa thể xác định được hung thủ nhưng có một điều chắc chắn rằng vụ ám sát ông Zakharchenko sẽ khiến viễn cảnh hòa bình ở miền Đông Ukraine trở nên mờ mịt hơn.

Mời độc giả xem video về vụ ám sát lãnh đạo Donetsk (Nguồn: Youtube)

Cái chết của ông Zakharchenko cũng như nhiều nhân vật quân sự cấp cao khác của nhà nước cộng hòa tự xưng Donetsk, cho thấy chúng có liên quan đến một kế hoạch đẩy miền Đông Ukraine vào một vòng xoáy xung đột mới và âm mưu này ít nhiều có sự can thiệp từ bên ngoài chứ không riêng gì Kiev.
Trên thực tế có thể thấy, khu vực miền Đông Ukraine bắt đầu nóng trở lại từ cuối năm 2017 với một loạt các cuộc giao tranh và tố cáo vi phạm thỏa thuận Minsk từ cả hai bên, trong khi đó thỏa thuận đình chiến này tỏ ra không mấy hiệu quả bất chấp các nỗ lực khôi phục lại tiến trình hòa bình này kể từ tháng 4/2018 đến nay của Đức và Pháp.
Thậm chí, vào tháng 7/2018 vừa qua, Bộ Nội vụ Ukraine đã đề xuất bắt đầu lấy lại khu vực Donbass bằng cách chiếm Gorodka và khu vực Novoazovsky do Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng kiểm soát. Thậm chí, cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ivan Varchenko cho rằng để làm điều này sẽ cần huy động 3.000 binh sĩ.
Chưa kể đến việc đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Ukraine, Kurt Volker, ngày 31/8 thông báo Washington sẽ cung cấp thêm vũ khí sát thương cho chính quyền Ukraine, bất chấp sự phản đối của Moscow.
Nga cho rằng việc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ khiêu khích sự hung hăng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine vốn đang tìm cách phát động một cuộc chiến đổ máu mới tại khu vực miền Đông nước này.

Quân đội Syria giành nhau "từng tấc đất" với phiến quân tại Latakia

(Kiến Thức) - Quân đội Syria hứng chịu thương vong trong đợt tấn công bằng máy bay không người lái của các tay súng thánh chiến tại Latakia. Trong khi đó lực lượng chính phủ Damascus cũng tiêu diệt một chỉ huy cấp cao của phiến quân HTS tại tỉnh này.

Quan doi Syria gianh nhau
Theo Al Masdar News ngày 4/9, máy bay không người lái của các tay súng phiến quân đã ném bom dữ dội xuống căn cứ của Quân đội Syria tại khu vực phía bắc tỉnh Latakia cuối tuần qua. Ảnh: Archynety.com. 

Quan doi Syria gianh nhau
 “Nhóm phiến quân đã sử dụng ít nhất 5 máy bay không người lái dội mưa bom xuống căn cứ của Quân chính phủ Syria ở vùng Jabal Al-Akrad và Jabal Turkmen”, AMN dẫn thông tin từ Trung tâm Hòa giải Nga tại Syria ngày 3/9.  Ảnh: SOFREP.com.

Quan doi Syria gianh nhau
Vụ tấn công đã khiến ít nhất 3 binh sĩ Syria thiệt mạng và 9 người khác bị thương nặng. Ảnh: SCMP. 

Quan doi Syria gianh nhau
Đáp trả, theo hãng Fars (Iran), ngày 3/9, Quân đội Syria dồn dập oanh kích căn cứ của nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS), qua đó tiêu diệt một chỉ huy cấp cao của nhóm khủng bố này. Ảnh: AMN. 

Quan doi Syria gianh nhau
 “Abu Abdul Haq al-Kurdi, một chỉ huy cấp cao của phiến quân HTS, đã bỏ mạng sau khi căn cứ của chúng ở ngôi làng Kabineh, Đông Bắc Latakia, hứng chịu những đợt pháo kích của lực lượng chính phủ Damascus”, nguồn tin cho hay. Ảnh: Reuters.

Quan doi Syria gianh nhau
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục điều động thêm một đoàn xe quân sự, trong đó có 5 xe tăng, từ tỉnh Hatay của nước này tới tỉnh Idlib (Syria) giữa lúc Quân chính phủ Damascus chuẩn bị mở chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Idlib. Ảnh: AMN.

Quan doi Syria gianh nhau
 “Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã đi qua cửa khẩu Kafr Lossen ở Tây Idlib và tiến tới các trạm quan sát của Ankara ở khu Tal Al-Eis và Tal Toukan, Nam Aleppo", FNA đưa tin. Ảnh: FNA.

Quan doi Syria gianh nhau
 Mặc dù các cuộc đàm phán đang tiếp diễn, nhưng dường như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để Quân đội Syria và đồng minh tái chiếm tỉnh Idlib từ tay các phần tử thánh chiến. Hiện tại, Ankara và Damascus không có quan hệ ngoại giao, mọi liên lạc được thực hiện qua trung gian là Iran và Nga. Ảnh: FNA.

Quan doi Syria gianh nhau
 Về phần mình, ngày 3/9, Quân đội Syria tiếp tục điều động đoàn xe quân sự chở vũ khí hạng nặng tới tỉnh Idlib để sẵn sàng cho chiến dịch sắp tới. Ảnh: FNA.

Thượng nghị sĩ John McCain qua đời là sự kiện nổi bật nhất tháng 8

(Kiến Thức) - Thượng nghị sĩ John McCain qua đời, vụ sập cầu kinh hoàng tại Italy hay cuộc đoàn tụ gia đình ly tán hai miền Triều Tiên,… nằm trong số hàng loạt sự kiện thế giới nổi bật trong tháng 8/2018 đã được hãng thông tấn Reuters ghi lại.

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8
Cuộc đoàn tụ mới nhất các gia đình bị ly tán bởi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu diễn ra vào ngày 20/8. Đợt đoàn tụ thứ nhất kéo dài từ 20-22/8 và đợt thứ hai kéo dài từ 24-26/8. Đây là một trong những sự kiện thế giới nổi bật nhất tháng 8/2018. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-2
 Vào khoảng 11h30 sáng ngày 14/8 (theo giờ địa phương), cầu cao tốc Morandi bất ngờ đổ sập tại thành phố Genoa, Italy, khiến ít nhất 22 người thiệt mạng và 16 người khác bị thương.

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-3
Thượng nghị sĩ John McCain qua đời vào ngày 25/8 tại nhà riêng ở Sedona, bang Arizona, sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thư não. Lễ an táng cố Thượng nghị sĩ John McCain đã diễn ra tại Học viện Hải quân Mỹ ở thành phố Annapolis, bang Maryland, hôm 2/9, kết thúc một tuần để tang cố Thượng nghị sĩ. 

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-4
 Ngày 25-26/8, Giáo hoàng Francis đã đến thăm Ireland và đây là chuyến thăm Ireland đầu tiên của Đức Giáo hoàng trong gần 40 năm qua.

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-5
 Người biểu tình Palestine ném đá vào các binh sĩ Israel trong cuộc biểu tình ở miền nam Dải Gaza ngày 24/8. Căng thẳng giữa Israel và Palestine vẫn tiếp diễn trong những tháng qua.

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-6
Ngày 1/8, hàng trăm người dân Đan Mạch đã đổ ra đường phố ở thủ đô Copenhagen để biểu tình phản đối lệnh cấm đeo mạng che mặt nơi công cộng. 

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-7
Một khu vực ngập lụt ở bang Kerala, Ấn Độ, trong bức ảnh chụp từ trên cao ngày 19/8. Được biết, hơn 100 người đã thiệt mạng do mưa lũ nghiêm trọng tại bang này. 

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-8
 Hàng nghìn em nhỏ từng phải gia nhập các tổ chức vũ trang trong thời kỳ nội chiến tại Nam Sudan đã tham gia vào buổi “lễ giải ngũ” được tổ chức ở ngoại ô Yambio ngày 7/8 trở về với gia đình và cuộc sống thường nhật.

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-9
 Hàng nghìn cặp đôi là các thành viên của Giáo hội Thống nhất (Unification Church) đến từ khắp nơi trên thế giới đã tổ chức hôn lễ chung tại Trung tâm Hòa bình Thế giới Cheong Shim ở Gapyeong, Hàn Quốc, ngày 27/8.

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-10
 Hàng triệu tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới đã đổ về thánh địa Mecca ở Saudi Arabia, nơi được xem là cái nôi của tôn giáo này, để tham dự lễ hội hành hương Hajj bắt đầu từ tối 19/8 và kết thúc vào ngày 24/8, đây là một trong những sự kiện thế giới nổi bật nhất tháng 8/201.
Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-11
Một Nhà thờ Hồi giáo đổ sập sau trận động đất ở Pemenang, đảo Lombok, Indonesia, ngày 7/8. 
Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-12
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại song phương với Mexico  ngày 27/8 hướng tới thay thế Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). 

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-13
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 4/8 đã thoát khỏi một vụ ám sát bằng máy bay không người lái khi đang phát biểu ở lễ kỷ niệm ngày thành lập Lực lượng Phòng vệ Quốc gia tại thủ đô Caracas. 

Thuong nghi si John McCain qua doi la su kien noi bat nhat thang 8-Hinh-14
Siêu bão Lane đã đổ bộ vào quần đảo Hawaii cuối tháng 8/2018, gây mưa lớn, sạt lở đất và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. 

Điều ít biết về Ngày Lao động của nước Mỹ

(Kiến Thức) - Ngày Lao động Mỹ rơi vào Thứ Hai tuần đầu tiên của tháng 9 nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của người lao động cho xứ sở cờ hoa. Vào dịp này, mọi người thường nghỉ làm để đi du lịch, mua sắm hay tổ chức tiệc tùng...

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My
 Peter McGuire, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao Động Mỹ, được cho là “cha đẻ” của Ngày Lao động Mỹ, bởi ông là người đưa ra ý tưởng đầu tiên về ngày này vào mùa xuân năm 1882. Ảnh: Wikipedia.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-2
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, nhiều tổ chức công đoàn và phong trào lao động như đình công, biểu tình đòi tăng tương, giảm giờ làm và chống bóc lột,...tăng lên. Lúc đó, các nhà hoạt động nghiệp đoàn đề xuất một ngày dành riêng cho người lao động. Ảnh: BI. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-3
 Cuộc diễu hành Ngày Lao động đầu tiên diễn ra tại vùng Union Square, thành phố New York, vào ngày 5/9/1882. Ảnh: Wikipedia.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-4
Năm 1887, Oregon là tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ lấy ngày này là một ngày nghỉ lễ quốc gia. Ảnh: DOL.gov. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-5
Năm 1894, 34 bang của nước Mỹ công nhận ngày này, khiến Tổng thống Mỹ khi đó là ông Grover Cleveland phải ký thành luật công nhận ngày lễ Lao động Mỹ là kỳ nghỉ liên bang chính thức. Ảnh: Getty. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-6
 Theo đó, ngày lễ Lao động của nước Mỹ hay còn được gọi là “ngày kết thúc mùa hè” sẽ rơi vào ngày thứ Hai tuần đầu tiên của tháng 9. Năm 2018, ngày Lao động Mỹ rơi vào 3/9. Ảnh: Getty.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-7
 Ngày Lao động Mỹ ra đời đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định mối quan hệ giữa chính quyền (Mỹ) với người lao động sau cuộc đình công Pullman trên toàn quốc kéo dài từ ngày 11/5 đến ngày 20/7/1894. Ảnh: Wikimedia Commons.

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-8
Vào ngày này, mọi người thường nghỉ làm để tổ chức diễu hành, đi du lịch, tham gia tiệc tùng hoặc đi mua sắm. Ảnh: People. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-9
Tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra những bãi biển ở ngoại ô và tổ chức những bữa tiệc để mừng Ngày Lao động. Ảnh: Internet. 

Dieu it biet ve Ngay Lao dong cua nuoc My-Hinh-10
Giống với Mỹ, Canada cũng lấy ngày Thứ Hai tuần đầu tiên trong tháng 9 làm ngày Quốc tế Lao động riêng của nước này. Ảnh: Wikimedia.