Vì sao công ty vàng thu lợi hàng nghìn tỷ đồng?

Giá vàng thế giới sụt giảm mạnh trong ngày 12/5, nhưng thị trường trong nước đi xuống chậm chạp. 

Người mua lỗ ngay cả triệu đồng/lượng

Tình trạng giá mua thấp hơn bán lên 1 triệu đồng/lượng trước đây thuộc về vàng miếng SJC thì nay đang diễn ra với vàng nhẫn 4 số 9, có khi lên đến 1,1 - 1,2 triệu đồng/lượng. Đơn cử như hôm qua 12.5, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào vàng nhẫn với giá 56,4 triệu đồng, bán ra 57,5 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vào với giá chỉ 56,3 triệu đồng nhưng bán ra lên 57,25 triệu đồng. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua vào với giá 56,5 triệu đồng, bán ra 57,5 triệu đồng… Chênh lệch lớn giữa giá bán ra với mua vào khiến người mua vàng ngay lập tức chịu lỗ lên 1 triệu đồng/lượng. Ngoài ra, giá bán ra vàng nhẫn cao hơn thế giới 200.000 đồng/lượng nhưng giá mua vào thì lại thấp hơn 800.000 đồng/lượng.

Vi sao cong ty vang thu loi hang nghin ty dong?-Hinh-3

Giá mua - bán vàng trong nước có mức chênh lệch cao

Lý giải cho hiện tượng giá vàng nhẫn, nữ trang 9999 có chênh lệch giá mua - bán lên đến 1 triệu đồng/lượng, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty vàng bạc đá quý SJC - Phú Thọ, cho rằng mãi lực thị trường vàng hiện nay khá ảm đạm. Khi tình hình kinh tế khó khăn, người có vàng có xu hướng mang vàng ra bán nhiều hơn mua vào. Chính vì vậy, giá mua vào thường có xu hướng đi xuống nhanh, trong khi giá bán ra lại neo cao hơn. Điều này đã dần tạo ra khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn.

Theo ông Hải, giá bán vàng sẽ khó xuống bởi kim loại quý trên thị trường quốc tế đang đứng ở mức giá cao 2.000 USD/ounce. Từ đầu tháng 5 đến nay, mức giá này trụ khá vững nên có thể đã lập mặt bằng giá mới. Chính vì vậy, dù giá thế giới có giảm thì vàng trong nước khó có thể xuống sâu.

Diễn biến giá vàng trên thị trường quốc tế, ông Hải nhận xét đã thay đổi khá nhiều. Thông thường, lãi suất tăng thì vàng sẽ giảm nhưng thời gian gần đây, hết Mỹ tăng lãi suất đến châu Âu, Anh tăng lãi suất mà kim loại quý vẫn đi lên. Ngoài vấn đề về lạm phát, giá vàng tăng hiện nay còn đến từ sự bất ổn địa chính trị, kinh tế trên thế giới. Những năm trước đây, các đợt biến động giá vàng quốc tế từ đầu năm sẽ khiến thị trường vàng trong nước có những cơn sóng lớn. Thế nhưng, hiện nay hoàn toàn ngược lại, nhu cầu cần tiền mặt trên thị trường ở mức cao nên người có vàng thường bán ra. Vậy nên, so với đầu năm, giá vàng nhẫn hiện tăng 3,4 triệu đồng/lượng, trong khi vàng miếng SJC gần như đứng yên. Nếu bán ra thời điểm này thì mỗi lượng vàng nhẫn, nữ trang mang lại lợi nhuận khoảng 2,5 triệu đồng/lượng bởi giá vàng nhẫn đang cao nhất từ trước đến nay.

Theo báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) vừa công bố, nhu cầu tiêu thụ vàng VN quý 1/2023 đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 17,2 tấn. Tương tự, nhu cầu vàng thỏi và xu vàng cũng trải qua sự suy giảm, từ 14 tấn trong quý 1/2022 giảm đi 10%, còn 12,6 tấn trong quý 1/2023. Trong khi đó, nhu cầu trang sức giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022, từ 5,6 tấn quý 1/2022 xuống còn 4,6 tấn trong quý 1/2023.

Lý do khiến nhu cầu giảm một phần do quý 1/2022 được đánh giá là quý có nhu cầu mua vàng trang sức mạnh nhất kể từ năm 2007. Việc mua trữ vàng trang sức trong quý 1/2023 ghi nhận những dấu hiệu tích cực trong dịp Tết Nguyên đán, trước khi giảm dần vào tháng 2 và tháng 3 do giá vàng tăng cao.

Công ty vàng thu lợi hàng ngàn tỉ đồng

Thị trường vàng dù không mấy biến động, nhưng các công ty kinh doanh vàng vẫn kiếm lợi nhuận khá tốt trong thời gian qua. Trong quý 1/2023, doanh thu thuần của PNJ giảm 3,8%, xuống còn 9.753 tỉ đồng, hoàn thành 27,5% kế hoạch năm đặt ra ở mức 35.598 tỉ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế lại hoàn thành 38,8% kế hoạch năm 1.937 tỉ đồng, ở mức 749 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng bán lẻ sụt giảm mạnh hơn 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu sỉ giảm mạnh 19,2%, vàng 24k giảm 3,1%.

Theo đánh giá của PNJ, doanh thu giảm trong bối cảnh thị trường chung giảm. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp trung bình quý 1 tăng lên do sự thay đổi cơ cấu hàng bán, từ mức 17,4% lên 19,4%. Trong năm 2022, lợi nhuận PNJ đạt được là 1.800 tỉ đồng. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), lợi nhuận năm 2022 đạt 1.016 tỉ đồng, tăng gấp 4,3 lần so với cùng kỳ. Giai đoạn 2018 - 2021, Doji chỉ lãi ròng dao động từ 80 đến hơn 230 tỉ đồng/năm. Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Doji tăng thêm 1.000 tỉ đồng, đạt 6.361 tỉ đồng.

Trong khi 2 ông lớn trang sức thắng lớn thì "đại gia" ngành vàng là Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC dù cũng tăng trưởng đi lên nhưng lợi nhuận kém hơn hẳn. Theo báo cáo của Công ty SJC, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 tăng khoảng 10.000 tỉ đồng, lên hơn 27.153 tỉ đồng. Thế nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ 68,6 tỉ đồng (tăng 12,76 tỉ đồng so với năm trước), lợi nhuận sau thuế 48,6 tỉ đồng (tăng 5,3 tỉ đồng), lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ lên hơn 250 tỉ đồng. Năm 2023, Công ty SJC đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 30.416 tỉ đồng từ kinh doanh vàng, tăng hơn 3.000 tỉ đồng so với năm trước. Dự kiến, sản lượng chính năm 2023 từ vàng miếng (gia công và dập SJC móp) là 36.158 lượng; nữ trang khoảng 568.578 món. Lợi nhuận trước thuế 70 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 56 tỉ đồng.

Mãi lực thị trường vàng èo uột, không sôi động nhưng chính vì chênh lệch giữa giá mua và bán vàng ở mức cao giúp các đơn vị kinh doanh hiệu quả. Ông Trần Thanh Hải thừa nhận ở nước ngoài, chênh lệch giá vàng khoảng 1 USD/ounce, nhưng giá trong nước lại lên đến 600.000 đến 1 triệu đồng mỗi lượng. Trong nước, bán 1 lượng vàng bằng nước ngoài bán từ 20 - 30 lượng. Chênh lệch giá mua và bán vàng trong nước quá lớn đã giúp các công ty kinh doanh vàng "làm bàn" liên tục còn người mua lại nắm phần thiệt thòi, rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thị trường vàng nhiều năm nay èo uột sức mua dù người Việt vẫn được đánh giá là có truyền thống mê vàng.

(Theo Thanh Niên)

LDG nói gì về dự án Tân Thịnh và chậm trả lãi trái phiếu?

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính kiểm toán 2022 vừa công bố của CTCP Đầu tư LDG (HoSE: LDG) ghi nhận loạt ý kiến nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán.

Theo đó, đơn vị kiểm toán lưu ý đến thuyết minh của LDG về dự án Tân Thịnh, điều chỉnh số liệu so sánh 2021 và khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Kết thúc năm 2022, LDG có phát sinh việc chậm thanh toán lãi trái phiếu số tiền hơn 5 tỷ đồng của lô trái phiếu LDGH2123002. LDG đánh giá đây chỉ là việc chậm thanh toán nhất thời và không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Xuất nhập khẩu yếu: GMD, VSC và HAH sẽ như nào trong năm 2023?

(Vietnamdaily) - Sự yếu đi của hoạt động xuất khập khẩu được phản ánh rõ rệt trong kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các công ty cảng biển niêm yết chủ chốt. 
 

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam vừa có báo cáo cập nhật ngành cảng biển với nhận định trung tính. 

Kim ngạch xuất nhập khẩu và sản lượng thông quan suy giảm

Trong 4 tháng 2023, giá trị xuất nhập khẩu ghi nhận sụt giảm 13,6%, ước đạt 210.7 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt đạt 108,5 tỷ USD (giảm 11,8%) và 102,2 tỷ USD (giảm 15,4%).

Cùng với đó, sản lượng thông quan cảng biển cũng ghi nhận giảm đáng kể. Trong quý 1/2023, tổng khối lượng thông quan cảng biển Việt Nam ước đạt 165,2 triệu tấn (giảm 8%). Trong đó, khối lượng hàng xuất khẩu ước đạt 42,5 triệu tấn (giảm 7,5%), hàng nhập khẩu 48,8 triệu tấn (giảm 4,8%), hàng nội địa 73,5 triệu tấn (giảm 10,3%), hàng quá cảnh 375 nghìn tấn (giảm 6,9%).

Xét về sản lượng container, tổng khối lượng ước đạt 5,2 triệu TEU (giảm 17,6%). Trong đó, sản lượng container xuất khẩu ước đạt 1,8 triệu TEU (giảm 12,7%), nhập khẩu 1,7 triệu TEU (giảm 21,4%), nội địa 1,7 triệu TEU (giảm 18,2%).

Hoạt động sản xuất yếu đi, FDI giảm tốc

Hoạt động sản xuất thể hiện tín hiệu yếu đi trong 4 tháng 2023 khi chỉ số PMI liên tục ở dưới mức 50 cùng với IIP hầu như không ghi nhận tăng trưởng trong tháng 4.

Chỉ số sử dụng lao động công nghiệp (LEI) 4T 2023 suy giảm 3,5%. Bên cạnh đó, tăng trưởng về số dự án và vốn đầu tư FDI Công nghiệp chậm lại. Trong 4 tháng 2023, tổng số dự án lũy kế mặc dù tăng 3.2%, đạt 16.149 DA nhưng tổng vốn chỉ đạt 265,5 tỷ USD, tăng 5,6%, mức tăng thấp nhất từ năm 2019. Quy mô vốn/DA tăng nhẹ lên mức 16,4 triệu USD/DA.

Các chỉ số niềm tin tiêu dùng ở các thị trường chính hầu như không thay đổi và tiếp tục ở mức thấp trong 4 tháng 2023 mặc dù các thị trường vẫn ghi nhận tăng trưởng GDP thực. Người tiêu dùng lo ngại suy thoái kinh tế và tâm lý hạn chế chi tiêu nhiều khả năng sẽ tác động đến nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và sản lượng thông quan ảm đạm trong năm 2023.

Kết quả kinh doanh quý 1: Biên lợi nhuận suy giảm

Sự yếu đi của hoạt động xuất khập khẩu được phản ánh rõ rệt trong kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các công ty cảng biển niêm yết chủ chốt.

Cụ thể, các công ty có hoạt động chính là khai thác cảng như CTCP Gemadept (GMD), CTCP CTCP Container Việt Nam (VSC), CTCP Cảng Đình Vũ (DVP) ghi nhận doanh thu thay đổi không đáng kể và biên lợi nhuận hoạt động sụt giảm, kéo theo suy giảm mạnh lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ (trừ DVP do có thu nhập bất thường). Sản lượng chung suy giảm làm gia tăng sự cạnh tranh giá ở các cụm cảng biển, tác động tiêu cực lên biên lợi nhuận.

Đối với những công ty hoạt động chủ yếu ở mảng vận tải biển như CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), áp lực từ sản lượng suy giảm cùng với giá vận tải biển trở về mức thấp giai đoạn 2011-2019 sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận trong các quý tiếp theo của 2023.

Xuat nhap khau yeu: GMD, VSC va HAH se nhu nao trong nam 2023?
 

CTCP Gemadept (HOSE: GMD): Thoái vốn Nam Hải Đình Vũ

Doanh thu tăng nhẹ, lợi nhuận từ công ty liên kết giảm mạnh: Trong Q1 2023, GMD ghi nhận doanh thu và lợi nhuận gộp tăng lần lượt 2,5% và 21,1%, đạt 901,9 tỷ đồng và 426,6 tỷ. Biên lợi nhuận gộp tăng đáng kể lên 47,2% (từ 40% trong Q1 2022). Tuy nhiên, lợi nhuận từ các công ty liên kết sụt giảm mạnh 83% khiến biên lợi nhuận hoạt động suy giảm còn 33,5% (từ 38,5% trong Q1 2022). GMD lần lượt ghi nhận lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng ở mức 302,5 tỷ (giảm 10,8%) và 254,8 tỷ (giảm 20,4%).

Thoái vốn khỏi cảng Nam Hải Đình Vũ (công suất 500,000 TEU/năm): Bên mua đã được xác nhận là CTCP Container Việt Nam (VSC) và thương vụ có giá trị tiềm năng là 2.250 tỷ. Mirae Asset cho rằng GMD có thể ghi nhận một khoản lợi nhuận bất thường quanh 1.000 tỷ từ việc thoái vốn Nam Hải Đình Vũ trong năm 2023.

Sản lượng cảng đi ngang, doanh thu logistics dự kiến giảm: Năm 2023, Mirae Asset dự phóng sản lượng và doanh thu cảng biển của GMD không đổi, nhưng doanh thu từ logistics có thể giảm. Mirae Asset dự báo tổng doanh thu và LNST năm 2023 lần lượt là 3.784,9 tỷ (giảm 3,3%) và 2.389,4 tỷ (tăng 106,5%). Lợi nhuận của cổ đông kiểm soát đạt 2.055 tỷ (tăng 106,5%), tương đương với EPS là 5.114 đồng.

Cũng cần lưu ý, việc mở rộng gần đây tại khu vực Đình Vũ và cụm Lạch Huyện tạo áp lực cạnh tranh đối với hoạt động của GMD tại khu vực Hải Phòng.

CTCP Container Việt Nam (HOSE: VSC): Mở rộng quy mô

Doanh thu đi ngang, biên lợi nhuận suy giảm: Trong Q1/2023, VSC ghi nhận doanh thu 467 tỷ (đi ngang). Tuy nhiên, nhu cầu logistics và thông quan giảm dẫn đến chi phí tăng và gây áp lực giảm tỷ suất lợi nhuận gộp, giảm xuống 29,4% (so với 34,5% trong Q1 2022).

VSC ghi nhận lợi nhuận gộp là 136,6 tỷ (giảm 15,8%). Ngoài ra, dư nợ vay của VSC tăng vọt vào cuối năm 2022, chi phí tài chính trong Q1/2023 đã tăng lên 28,3 tỷ đồng. Cùng với việc tăng chi phí bán hàng & quản lý (tăng 37,6%), lợi nhuận hoạt động của VSC giảm mạnh 53,5%, xuống còn 60 tỷ. Lần lượt, VSC ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 42,8 tỷ (giảm 60,9%).

Thương vụ cảng Nam Hải Đình Vũ (NHDV): Ngày 19/4, VSC thông báo về việc ký hợp đồng với CTCP Gemadept (GMD VN) về việc chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ. Cảng này có công suất container khoảng 500,000 TEU/năm (khoảng 50% sản lượng thông quan cảng VSC hiện tại) và việc mua lại sẽ làm tăng sản lượng logistics tổng hợp của VSC.

Trong năm 2023, do công suất tăng, Mirae Asset dự báo doanh thu của VSC sẽ tiếp tục tăng lên 2.230 tỷ (tăng 11%). Tuy nhiên, chi phí hoạt động và chi phí tài chính tăng tạo áp lực làm biên lợi nhuận giảm mạnh trong năm 2023. Theo đó, Mirae Asset dự báo LNST là 187 tỷ đồng (giảm 52.4%) và LNST của cổ đông kiểm soát là 147,8 tỷ đồng (giảm 53%). 

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH): Áp lực từ nhu cầu suy yếu

Biên lợi nhuận giảm mạnh: Trong Q1 2023, HAH ghi nhận doanh thu ở mức 655.1 tỷ (đi ngang). Tuy nhiên, giá vận tải biển ở mức thấp cũng như nhu cầu vận tải suy yếu khiến biên lãi gộp Q1 sụt giảm mạnh từ 52,1% của cùng kỳ về mức 29,4% và ghi nhận lãi gộp ở mức 192,4 tỷ (giảm 43.2%). LNHĐ và LNST của công ty lần lượt đạt 150,7 tỷ (giảm 52,9%) và 126,4 tỷ (giảm 51,9%).

Năng lực vận tải và logistics: Hiện HAH đang khai thác 11 tàu container với tổng công suất gần 16,000 TEU. HAH tự điều hành 7 tàu và cho thuê 4 tàu. Hoạt động vận tải của HAH nằm trên 16 tuyến nội địa và 6 tuyến quốc tế (hầu hết là giữa Việt Nam và Trung Quốc). Công ty có kế hoạch mua 5 tàu đóng mới trong giai đoạn 2021–2024, cùng với việc mua các tàu cũ nếu có cơ hội. HAH sở hữu 1 cảng biển ở miền Bắc Việt Nam là cảng Hải An với sản lượng trung bình hơn 300,000 TEU/năm. Bên cạnh đó, HAH cũng đã đầu tư vào các bãi container, kho CFS, depot (cả tự khai thác và liên kết với Pantos Holdings) với sản lượng ngày càng tăng qua các năm.

Sau khi tăng vọt trong năm 2022, Mirae Asset cho rằng kết quả năm 2023 sẽ trở lại mức của năm 2021 do giá vận chuyển đã hạ nhiệt. Mirae Asset dự báo doanh thu và LNST năm 2023 của cổ đông kiểm soát lần lượt là 2.823,7 tỷ đồng (giảm 12%) và 414,4 tỷ đồng (giảm 49,5%). EPS dự phóng năm 2023 ở mức gần 5.900 đồng/cổ phiếu (giảm 48%).

MWG: Bách hóa Xanh, An Khang và Ava Kids mục tiêu hòa vốn khi nào?

(Vietnamdaily) - Thế giới Di động và Điện máy Xanh có thêm thị phần nhờ chiến lược giá bán thấp, Bách hoá Xanh vẫn quyết tâm đạt mục tiêu hòa vốn vào quý 4/2023.

Tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư theo hình thức trực tuyến của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) diễn ra ngày 12/5, ban lãnh đạo đã thảo luận về kết quả hoạt động 4 tháng đầu năm 2023 và triển vọng kinh doanh trong phần còn lại của năm 2023.

Tháng 4/2023, MWG ghi nhận doanh thu sơ bộ khoảng 9,7 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với tháng trước. Trong đó, Thế giới Di động và Điện máy Xanh tăng 30% so với tháng trước. Ngoài ra, doanh thu của Bách hoá Xanh tăng 3% so tháng trước khi doanh thu hàng tháng đạt 1,35 tỷ đồng.