Vì sao chủ công ty Lâm Quyết bị Đường Nhuệ “dọa giết” được tại ngoại?

(Kiến Thức) - TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa có Quyết định thay đổi biện pháp tạm giam đối với vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết chủ doanh nghiệp Lâm Quyết từng bị trùm giang hồ Đường "Nhuệ" dọa giết.

TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa quyết định thay đổi biện pháp tạm giam với vợ chồng bi cáo Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962) và Phạm Thị Quyết (SN 1967), trú tại tại tổ 4, phường Trần Lãm (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Đây là 2 bị cáo trong vụ “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin trên được luật sư Trần Hồng Lĩnh, Văn phòng Luật sư Lĩnh Chính Thắng (Đoàn Luật sư Hải Phòng), người bào chữa cho ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Phị Quyết bị cho biết chiều 29/4.
Theo đó, hai vợ chồng Lẫm - Quyết vừa được TAND Cấp cao tại Hà Nội thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang bảo lĩnh để chờ xét xử phúc thẩm.
Vi sao chu cong ty Lam Quyet bi Duong Nhue “doa giet” duoc tai ngoai?
Trụ sở Công ty Lâm Quyết. 
Sáng ngày 29/4, đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội trực tiếp về Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Bình thực hiện các thủ tục công bố quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ “Tạm giam” sang biện pháp “Bảo lĩnh” để chờ xét xử phúc thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết.
Theo quyết định của TAND cấp cao tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết có địa chỉ cư trú rõ ràng, có đơn bảo lĩnh của anh Nguyễn Văn Hà (con trai của bị cáo), chị Bùi Thị Ngọc (con dâu), ông Nguyễn Văn Nhàn (em trai), ông Nguyễn Bá Ngọc (anh trai), đều có xác nhận của chính quyền địa phương nên TAND Cấp cao thấy không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn, thay thế bằng biện pháp “bảo lĩnh” đến khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm.
Trước đó, theo cáo trạng, số 03/2018 của Viện KSND tỉnh Thái Bình, năm 2013 và năm 2016, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết vay số tiền 900 triệu đồng của ông Đỗ Văn Tới bằng hợp đồng thế chấp tài sản là chiếc xe ô tô Camry, BKS 17K 9966, cam kết không thế chấp, không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thỏa thuận của ông Tới trong thời gian vay số tiền trên.
Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền trên cho ông Tới, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền của ông Tới bán cho ông Phạm Công Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe.
Đồng thời, lấy lý do ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, SN 1971, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng. Do đó, Viện KSND tỉnh Thái Bình truy tố vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết tội danh trên.
Ngày 6-12/6/2019, TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử sơ thẩm, tuyên vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết phạm tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, phạt ông Lẫm 14 năm tù giam, bà Quyết 13 năm tù giam. Tại phiên tòa này và cho đến nay, vợ chồng ông Lẫm bà Quyết và gia đình liên tục có đơn kêu oan, gửi đến các cơ quan chức năng.
Mới đây, Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình đã thông tin về dư luận cho rằng ông Nguyễn Văn Lẫm là Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết (địa chỉ tại xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình) cùng vợ là bà Phạm Thị Quyết từ những người bị hại (bị Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ, đập phá Công ty Lâm Quyết) nhưng sau đó lại trở thành bị cáo.
Theo đó, báo cáo của TAND tỉnh Thái Bình, thông tin này là không chính xác, bởi lẽ kết quả điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm của các ngành chức năng. TAND tỉnh Thái Bình nhận thấy, ông Lẫm và bà Quyết bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án khác (về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông Đỗ Văn Tới, trú tại số nhà 216 đường Hùng Vương, tổ 13, phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình.
Vụ án này hiện đang được Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm do có kháng cáo của ông Lẫm và bà Quyết).
Liên quan tố giác của ông Lẫm, bà Quyết và anh Hà (là con trai của ông Lẫm, bà Quyết) đối với Nguyễn Xuân Đường có hành vi chiếm đoạt, đập phá tài sản của Công ty Lâm Quyết ở xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình hiện đang được Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo xem xét lại hồ sơ vụ việc để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem video Đoạn ghi âm cuộc điện thoại Đường "Nhuệ" dọa giết "con nợ"

Nguồn: VTC Now

Thực hư doanh nghiệp ở Nam Định nâng phí hỏa táng, còn 'ác hơn cả Đường Nhuệ'

Trong khi Công ty Hoàng Long liên tục nhận được phản ánh đại lý thu phí hỏa táng cao hơn 1 triệu so với quy định thì chủ đại lý khẳng định họ không thu sai.

Ngày 28/4, thông tin với PV Báo điện tử VTC News, ông Trần Đình Giao – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ tang lễ Hoàng Long (Công ty Hoàng Long) cho biết, thời gian qua, ông nhận được thông tin, đại lý độc quyền số 1 của công ty có những lùm xùm trong thu tiền dịch vụ hỏa táng.

Tiết lộ lý do ai cũng sợ tố cáo Đường "Nhuệ" khi giang hồ này chưa bị bắt

Ngay sau khi tố Đường “Nhuệ” chiếm giữ doanh nghiệp, hủy hoại tài sản, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm liền bị bắt về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
 
 

Công an tỉnh Thái Bình đang điều tra nhiều vụ án liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật gần 10 năm qua của băng nhóm Nguyễn Xuân Đường (Đường “nhuệ”). trong số đó có vụ Đường “nhuệ” và đàn em chiếm giữ, hủy hoại tài sản của Công ty Lâm Quyết ở xã Vũ Chính, TP Thái Bình nhưng không bị xử lý.

Đây là vụ có nhiều bất thường vì khi vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm, chủ Công ty Lâm Quyết, đang tố cáo Đường “nhuệ” thì Công an TP Thái Bình khởi tố họ về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự.

Chiếm giữ, đập phá công ty nhưng không bị xử lý

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 3-10-2017, Đường “nhuệ” dẫn theo một nhóm đàn em đến phong tỏa, chiếm giữ Công ty Lâm Quyết vì trước đó vợ chồng ông Lẫm đã vay của Đường “nhuệ” 1,7 tỉ đồng nhưng xin trả dần.

Nhóm người này khóa cổng và các cửa phòng trong công ty, ăn ngủ ngay tại trụ sở doanh nghiệp này, chỉ cho hai người em của ông Lẫm ở lại tại khu nhà công nhân.

Bị chiếm giữ, doanh nghiệp phải dừng hoạt động và Đường “nhuệ” liên tục liên lạc qua điện thoại đe dọa, ép ông phải gán công ty để trừ nợ, nếu không sẽ chặt chân, cho một đàn em đi tù để “xử” ông Lẫm. Ông Lẫm không chấp thuận để Đường “nhuệ” xiết nợ doanh nghiệp.

Sau ba ngày chiếm giữ, vợ chồng Đường “nhuệ” đuổi luôn cả hai người em ông Lẫm ra khỏi doanh nghiệp. Tới hết ngày 19-10-2017, nhóm người của Đường “nhuệ” mới chịu rời đi sau khi đập phá tan hoang công ty và lấy đi toàn bộ hồ sơ, tài liệu.

Ông Lẫm đã tố giác tội phạm và Công an TP Thái Bình đã thụ lý giải quyết tin báo. Tuy nhiên, tới ngày 29-3-2018, ông Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình, ký quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì hành vi không cấu thành tội phạm.

Trong thông báo, Công an TP Thái Bình cho rằng không có việc Đường “nhuệ” đuổi công nhân, không có căn cứ xác định Đường “nhuệ” chiếm giữ tài sản Công ty Lâm Quyết. Việc Đường “nhuệ” tung hình ảnh gia đình ông Lẫm lên Facebook, gọi điện thoại dọa chặt chân, giết ông cũng được Công an TP Thái Bình kết luận là do Đường “nhuệ” bức xúc, làm vậy để đòi nợ “chứ không có mục đích nào khác”.

Tiet lo ly do ai cung so to cao Duong
Người thân gia đình ông Lẫm cho rằng nhóm Đường “nhuệ” chiếm giữ, đập phá Công ty Lâm Quyết nhưng không bị xử lý. Ảnh: ĐỖ HOÀNG